Bộ Y Tế Phục Dựng Vật Chứng Làm Rõ Tình Tiết Mới Trong Vụ Chạy Thận ...

Kết quả phân tích cho thấy, việc hỏng 3 van của hệ thống RO1 đã gây ô nhiễm đa chất nguồn nước là nguyên nhân khiến bệnh nhân tử vong, chứ không phải do tồn dư hóa chất HF như công bố của cơ quan cảnh sát điều tra.Đánh giá về tình tiết mới này, Đại biểu Quốc hội, PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu – Giám đốc BV Đại học Y Hà Nội cho biết, đây là tình tiết hết sức quan trọng liên quan đến chuyên môn sâu về khoa học kỹ thuật. Tôi đánh giá cao các chuyên gia đã có phương án khoa học chứng minh sự cố chạy thận Hòa Bình, ngoài liên quan yếu tố con người được tòa án phân tích mổ xẻ nhiều, thì có các nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tử vong các bệnh nhân.Đại biểu Quốc hội, PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu. “Đây là hướng đi mới và rất cần thiết để các nhà tư pháp và các nhà khoa học dựng lại hiện trường một cách chính thức. Mong muốn của tôi và của rất nhiều cử tri là có một phiên giám đốc thẩm, lúc đó cơ quan chức năng sẽ quan tâm đến lĩnh vực chuyên môn sâu hơn. Nếu kết thúc vụ án mà không khẳng định được nguyên nhân tử vong của bệnh nhân thì sẽ thành án lệ không tốt”- PGS. Hiếu nói.

TS. Lê Thanh Hải đã giới thiệu toàn bộ hệ thống được dựng lại từ những mảnh rời rạc của hai hệ thống RO1 và RO2 của BVĐK tỉnh Hòa Bình. TS. Hải cho biết, tất cả đều được phục dựng từ những đống đổ nát, rất rời rạc. Ông cũng chia sẻ, trước đó, ông có hình ảnh về sự tan tành của hệ thống này.

Sau đó, TS. Hải với sự giúp đỡ của người dân Hòa Bình, các chuyên gia đã thu thập được toàn bộ kể cả đường ống nước trong Hệ thống RO2. Đường ống nước này được tháo dỡ từ hệ thống nước Hòa Bình, tất cả những cái này họ đã mang đi hết và sau đó đã tìm lại được.

Hệ thống RO1 vẫn còn ở trên bệnh viện và nhờ ý kiến của Bộ Y tế, Viện Trang thiết bị đã mượn hệ thống RO1 từ BVĐK Hòa Bình mang về. Hệ thống RO1 này cũng là hệ thống được tháo rời và được mang về đây phục dựng lại, mô phỏng lại toàn bộ hoạt động của hệ thống theo bản vẽ và nguyên lý hoạt động của hệ thống.

Từ giữa tháng 7/2019, các chuyên gia của Viện bắt tay phục dựng lại hệ thống này và mất 2 tuần để hoàn tất dựa theo sơ đồ và các hình ảnh được cung cấp.

TS. Hải giới thiệu về hệ thống RO2 được phục dựng lại đúng như hình ảnh đã chụp trước đó tại BVĐK tỉnh Hòa Bình.

Theo TS. Hải, căn cứ vào bản vẽ mà Viện Trang thiết bị và Công trình Y tế đã vẽ lại, dựa trên quá trình chúng tôi lên giám định hệ thống máy thận, các chuyên gia của Viện đã quan sát vị trí và phục dựng đúng vị trí của toàn bộ hai hệ thống này.

"Đồng hồ đo độ dẫn thậm chí sau 2 năm bị dỡ bỏ nhưng đến khi phục dựng lại vẫn chạy và cho kết quả chính xác"- TS. Hải nhấn mạnh.

Đồng hồ đo độ dẫn vẫn chạy tốt khi phục dựng lại.

Ảnh hệ thống CIP được lắp đặt từ đầu cùng với hệ thống RO1, chức năng của hệ thống CIP này là làm sạch: Tẩy màng RO1, tẩy màng RO2 và tiệt trùng đường ống vòng tuần hoàn cấp nước cho máy thận.

TS. Hải cho biết ông sẽ thao tác bằng nước chỉ thị màu để xem cơ chế ô nhiễm và con đường tồn dư thực sự sẽ như thế nào. Kết quả sẽ minh chứng về cơ chế ô nhiễm và con đường tồn dư đa chất gây tử vong cho bệnh nhân.

"Hỏng 3 van là sự cố cực kỳ hy hữu và rõ ràng việc hỏng 3 van sẽ nối con đường nước chưa đảm bảo chạy thận từ cột lọc của RO1 đã tự chảy vào bồn RO2 - là nước dùng để chạy thận nhân tạo và khiến bệnh nhân tử vong" - TS. Hải giải thích.

Ông Hải cho rằng, Bùi Mạnh Quốc - người trực tiếp sửa chữa- đã dùng axit HF và HCL để vệ sinh hệ thống. Anh ta sau đó dùng bơm cao áp để đẩy sạch hai loại hóa chất này ra đường thải nên không thể làm tồn dư hoá chất HF.

"Triệu chứng điển hình của ngộ độc đa chất mức độ thấp chủ yếu là phản vệ và sốc phản vệ. Nếu ngộ độc đơn chất HF theo như cáo trạng bản án thì với liều gấp 2,5 lần đã gây tử vong, khi đó bệnh nhân phải có các triệu chứng điển hỉnh cấp tính của ngộ độc Florua là rung thất, mất tuần hoàn và tử vong rất nhanh chứ không thể tới 1h20’ sau khi chạy máy lọc thận"- chuyên gia trang thiết bị và công trình y tế phân tích.

TS. Lê Thanh Hải đưa ra sơ đồ vẽ lại hệ thống nước ở Hoà Bình.

Vì sao bây giờ mới công bố tình tiết mới?

Trước nhiều luồng ý kiến cho rằng, tại sao đến thời điểm này, Viện Trang thiết bị và Công trình y tế - Bộ Y tế mới lên tiếng đi ngược lại kết luận của cơ quan điều tra, TS. Lê Thanh Hải cho biết, chúng tôi không điều tra thay cơ quan điều tra mà chỉ thực nghiệm khoa học để tìm ra nguyên nhân thực sự gây tử vong cho người bệnh sẽ giúp cho ngành y tế quản lý rủi ro vì an toàn người bệnh và nâng cao chất lượng khám chữa bệnh.

Vụ án sự cố chạy thận xảy ra vào sáng 29/5/2017 khi 18 bệnh nhân đang chạy thận nhân tạo tại Bệnh viện Đa khoa Hòa Bình thì có dấu hiệu bất thường, 8 người lần lượt tử vong và 1 người tử vong sau đó. Công an xác định nguyên nhân do nguồn nước chạy thận không đảm bảo.

Trước ngày toà án mở phiên phúc thẩm, Bộ Y tế đã gửi công văn tới TAND, VKSND tỉnh Hòa Bình. Bộ Y tế cho rằng án phạt bác sĩ Lương về tội Vô ý làm chết người là chưa phù hợp, không đủ yếu tố cấu thành tội phạm. Trường hợp tòa phúc thẩm vẫn xác định tội danh này với bác sĩ Lương thì sẽ là "tiền lệ vô cùng nguy hiểm, rất xấu" và tạo ra tâm lý bất an cho các nhân viên y tế trong cả nước.

Từ khóa » Kết Luận Vụ Chạy Thận ở Hòa Bình