Bốc Họ Là Gì? Bốc Họ Có Vi Phạm Pháp Luật? - Luật Hoàng Phi

Mục lục bài viết

Toggle
  • Bốc họ là gì?
  • Những điều kiện để bốc họ? Những giấy tờ để bốc họ
  • Bốc họ có vi phạm pháp luật?
  • Người cho vay có hành vi đe dùng vũ lực, dùng vũ lực thì bên vay cần làm gì?

Hiện nay, cụm từ “bốc họ” không còn là cụm từ xa lạ với tất cả chúng ta. Nhưng không phải ai cũng có những hiểu biết pháp lý liên quan tới bốc họ, cũng như cách giải quyết khi gặp những rủi ro, rắc rối xoay quanh vấn đề bốc họ.

Trong bài viết lần này chúng tôi xin cung cấp cho Quý bạn đọc những nội dung cơ bản liên quan tới nội dung bốc họ là gì?

Bốc họ là gì?

Bốc họ hay còn được gọi là bốc bát họ là hình thức cho vay tín dụng đen không chính thống, không được sự quản lý của Nhà nước, việc cho vay chỉ dựa trên mối quan hệ cá nhân người vay và người cho vay với thủ tục vay cũng rất đơn giản và không phải thế chấp tài sản.

Để giúp Khách hàng có cái nhìn rõ hơn về Bốc họ là gì chúng tôi sẽ đưa ra Ví dụ về bốc họ: Nếu A bốc họ 10 triệu A chỉ được cầm về 6 triệu, với thời hạn vay trong 25 ngày và mỗi ngày bạn phải trả 200 nghìn tiền lãi.

Những điu kiện để bốc họ? Những giấy tờ để bốc họ

Một trong những tính chất của bốc họ làm người vay bị rơi vào bẫy đó chính là cách thức cho vay đơn giản và nhanh chóng, không mất quá nhiều thời gian của hai bên, có ưu thế hơn rất nhiều về mặt thủ tục giải ngân với hình thức choa vay chính thống bên ngân hàng.

Đặc biệt người vay không cần phải thế chấp bất cứ tài sản nào chỉ cần cung cấp một số giấy tờ quan trọng để bảo đảm người vay không thẻ trốn nợ:

– Các loại giấy tờ tùy thân như: chứng minh nhân dân/ căn cước công dân, bằng lái xe.

– Sổ hộ khẩu có thể chỉ là photo.

– Ký kết hợp đồng bốc họ.

Theo đó với từng loại giấy tờ khác nhau thì mức vay cũng khác nhau: Đối với CMND/CCCD và hộ khẩu (photo): hạn mức vay có thể được dựa trên công việc và ngôi nhà mà người vay đang sơ hữu. Người vay chỉ cần mang chứng minh nhân dân và sổ hộ khẩu đến nơi cho vay sau đó sẽ có người thẩm định hồ sơ của bạn đề quyết định hạn mức cho vay nếu đã xem xét xong người vay sẽ nhận được tiền ngay lập tức.

Nếu có hộ khẩu gốc kèm CMND/CCCD photo thì người vay có thể dược vay số tiền lên tới 30 triệu đồng. Theo quy luật sau 01 tháng 20 ngày người vay phải thanh toán số tiền đó theo đúng quy định. Trong ngày người vay đến vay cầm đủ giấy tờ, người cho vay sẽ cho người đi thẩm sịnh và kiểm duyệt tình trạng tài sản của người vay.

Bốc họ có vi phạm pháp luật?

Quy định tại Điều 201 – Bộ luật Dân sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 có quy định cụ thể như sau:

Điều 201. Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự

1. Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần trở lên của mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật Dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

2. Phạm tội mà thu lợi bất chính 100.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Đối với lãi suất được quy định rất rõ ràng tại khoản 1 – Điều 468 – Bộ luật Dân sự năm 2015, quy định về mức lãi suất cho vay như sau:

1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận. Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định.

Do đó, theo quy định nêu trên của Bộ luật Dân sự năm 2015 thì nếu lãi suất cho vay vượt quá 20%/ năm lãi suất cơ bản do Ngân hàng nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ưng thì được xem là “cho vay nặng lãi”. Hậu quả pháp lý đối với những giao dịch cho vay nặng lãi:

Khi có tranh chấp xảy ra thì pháp luật không bảo vệ quyền lợi của bên cho vay đối với phần lãi suất vượt quá 20%/năm lãi suất cơ bản của Ngân hàng nhà nước đa công bố.

Bên cạnh dó, theo quy định của pháp luật hiện nay, việc cho vay nặng lãi sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi thỏa mãn các dấu hiệu sau:

– Lãi suất cho vay cao hơn mức lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định từ 10 lần trở lên. Căn cứ quy định tại khoản 1 –  Điều 468 – Bộ luật Dân sự  năm 2015 về lãi suất thì lãi suất vay do các bên tự thỏa thuận không vượt quá 20%/năm của lãi suất cơ bản do Ngân hàng nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng. Nếu lãi suất cho vay gấp 05 lần mức lãi suất này thì có dấu hiệu của tội cho vay nặng lãi.

– Có tính chất chuyên bóc lột được hiểu là người phạm tội lợi dụng việc cho vay, lợi dụng hoàn cảnh khó khăn cấp bách của người vay để cho vay với lãi suất cao (nặng lãi) nhằm thu lợi bất chính (30.000.000 đồng cho đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm) mà thực chất là bóc lột người vay.

Tính chất chuyên bóc lột của hành vi cho vay lãi nặng thể hiện ở các dấu hiệu: người phạm tội thực hiện hành vi cho vay nặng lãi nhiều lần, hành vi mang tính chuyên nghiệp, người phạm tội lấy việc cho vay lãi nặng làm một nghề kiếm sống và lấy kết quả của việc phạm tội làm nguồn sống chính.

Người cho vay có hành vi đe dùng vũ lực, dùng vũ lực thì bên vay cần làm gì?

Khi bên cho vay dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực đối với bên vay thì tùy thuộc vào mức độ bên cho vay đã phạm vào Tội cưỡng đoạt tài sản.

Đặc trưng của tội này là người phạm tội đã có hành vi uy hiếp tinh thần của người có trách nhiệm về tài sản bằng những thủ đoạn đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác làm cho người có trách nhiệm về tài sản lo sợ mà phải giao tài sản cho người phạm tội.

Đe dọa sẽ dùng vũ lực là việc sử dụng lời nói hoặc hành động làm cho người bị đe dọa tin rằng nếu không giao tài sản cho người phạm tội thì sẽ bị đánh đập, bị tổn thương tới sức khỏe thể xác…

Căn cứ vào quy định tại Điều 170 – Bộ luật Hình sự năm 2015 như sau:

Điều 170. Tội cưỡng đoạt tài sản

1. Người nào đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;

d) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

đ) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

e) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm tới 15 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Trên đây là một số nội dung cơ bản của vấn đề bốc họ là gì? Khách hàng theo dõi có thắc mắc vui lòng phản hồi trực tiếp để chúng tôi hỗ trợ nhanh nhất.

Từ khóa » Bốc Cái Bát 20