Body Shaming: 3 Hậu Quả Nghiêm Trọng Dù Bạn Chỉ Muốn đùa Vui
Có thể bạn quan tâm
Bạn có bao giờ bị người khác bình phẩm về vóc dáng, làn da hay mái tóc không đẹp của mình? Nếu không biết cách vượt qua những trở ngại body shaming này, bạn sẽ ngày càng cảm thấy tự ti về bản thân và mất hết cả động lực cố gắng cải thiện.
Body shaming là những phát ngôn mang tính tiêu cực về ngoại hình người khác không chỉ xảy ra giữa những người xa lạ mà còn giữa bạn bè, người quen, thậm chí là giữa những người thân trong nhà. Bạn cần hiểu rõ và đối mặt với mặc cảm ngoại hình để những lời nhận xét thiếu thiện ý không ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần lẫn thể chất.
Body shaming là gì?
Body shaming là hành động hoặc lời nói chê bai, miệt thị ngoại hình của người khác. Không chỉ body shaming về cân nặng, mà còn về màu da, chiều cao, độ tuổi, gương mặt, tóc hoặc bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể.
Body shaming có hai dạng, một là chỉ trích người và hai là tự chỉ trích chính bản thân mình. Ví dụ, một người có thể tự chỉ trích cơ thể của họ vì họ không đạt số cân hay chiều cao theo tiêu chuẩn của xã hội hay chỉ đơn giản là họ không hài lòng với điều này.
Hành động body shame bao gồm hành vi miệt thị trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua tin nhắn, chụp ảnh hoặc bình luận trên mạng xã hội.Các trường hợp body shaming phổ biến
Các trường hợp body shaming phổ biến bao gồm:
- Fat-shaming: Chế giễu cân nặng như bị chê mập, chê béo.
- Thin-shaming: Ngược lại với việc bị chê mập thì đây là kiểu bị chế giễu vì quá gầy, quá ốm yếu.
- Fit-shaming: Chế giễu ai đó khi họ có thân hình gọn gàng hoặc họ đang nỗ lực nâng cao sức khỏe nhưng họ vẫn bị người khác chỉ trích và chế giễu vì làm việc này.
Hậu quả của body shaming
Dù những lời nhận xét không hay về ngoại hình của người khác chỉ mang tính đùa giỡn người nhận những lời đó thì sẽ dễ cảm thấy mặc cảm, buồn bã, thậm chí gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Họ phải nhịn ăn, uống thuốc, tìm đủ mọi cách để đạt được cân nặng, ngoại hình hoàn hảo hơn.
Theo Trang thông tin HelpGuide cho biết, dù những lời nhận xét về ngoại hình là vô tình, cố ý hay đùa giỡn thì cũng sẽ gây ra những tổn thương nhất định cho người tiếp nhận. Các ảnh hưởng có thể xảy ra bao gồm:
Rối loạn ăn uống
Khi phải nghe những lời miệt thì từ người khác, cá nhân người tiếp nhận sẽ cảm thấy tự ti, lo lắng và bắt đầu tìm cách để cải thiện ngoại hình của chính mình. Họ có thể ăn kiêng một cách cực đoan để giảm cân hoặc cố ăn uống một cách vô độ để tăng cân thật nhanh.
Tình trạng này thường được gọi là ăn uống không khoa học, kéo theo các triệu chứng như nôn mửa, bỏ bữa, nhịn ăn, lạm dụng thuốc giảm cân, tập thể dục quá mức… Dần dần khiến cơ thể trở nên yếu ớt, mất sức và gây ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể.
Suy sụp tình thần
Việc bị chỉ trích về ngoại hình có nguy cơ làm tổn thương lòng tự trọng của người khác, khiến họ cảm thấy xấu hổ, kéo theo các triệu chứng của lo âu và trầm cảm. Nghiêm trọng hơn là họ chuyển sang tự chỉ trích bản thân, tự cô lập bản thân với xã hội.
Gặp các vấn đề về sức khỏe thể chất
Sự xấu hổ về cân nặng của cơ thể ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý và sức khỏe thể chất của một người. Trong xã hội, nhiều người nghĩ rằng khi đưa ra lời nhận xét về ngoại hình ai đó sẽ là động lực giúp họ giảm cân, nhưng trên thực tế sẽ phản tác dụng.
Việc tiếp nhận những lời nhận xét tiêu cực không giúp họ có thể động lực để tập thể dục mà khiến họ trở nên u uất, trầm cảm, bỏ ăn hoặc ăn uống vô độ, dẫn đến các rối loạn về ăn uống và các vấn đề về sức khỏe thể chất nói chung.
Cách vượt qua body shaming
Nếu bạn biết được rằng mỗi người đều có quan điểm riêng về cái đẹp thì có lẽ bạn sẽ thấy vui vẻ và tự tin hơn. Chuẩn mực về cái đẹp luôn thay đổi theo thời gian. Ví dụ như ngày xưa da trắng, môi trái tim sẽ được coi là đẹp thì ngày nay có thể da nâu, môi dày thì mới là hợp thời.
Hiểu rằng không ai hoàn hảo cả
Theo nghiên cứu thì cứ hai người lại có một người không hài lòng với cơ thể mình, nghĩa là một nửa nhân loại không hề tự tin về ngoại hình của chính mình. Thực tế thì chính những người hay chỉ trích người khác cũng là những người thường xuyên tự ti về diện mạo của chính họ.
Học cách yêu thương bản thân
Có lẽ rất khó để bạn có thể bỏ hết ngoài tai những lời nhận xét ngoại hình tiêu cực. Tuy nhiên, nếu bạn biết cách yêu thương bản thân (self-care) thì bạn có thể sẽ tiếp nhận mọi thứ một cách nhẹ nhàng hơn.
Nói rõ cảm giác của bạn
Đôi khi, những người nhận xét không hay về ngoại hình của bạn chỉ để mua vui. Đối với người thân hay bạn bè thì bạn nên nói rõ cảm giác của bạn. Có thể là họ không biết được những lời đùa giỡn đó sẽ làm bạn cảm thấy tệ hại về ngoại hình.
Kết luận
Body shaming ngày càng phổ biến và có thể vô ý gây nguy hiểm đến sức khỏe lẫn tâm lý cho những người có tính cách nhạy cảm và tự ti. Vì vậy, bạn cần suy nghĩ kỹ trước khi bình luận về ngoại hình người khác. Ngoài ra, chính bạn hãy thật mạnh mẽ đối mặt với mặc cảm ngoại hình, đừng để body shaming khiến bạn tổn thương nhé.
[embed-health-tool-bmi]
Từ khóa » Body Shaming Tôn Tuyền
-
Người Viết Lách | BODY SHAMING, NGƯNG PHÁN XÉT - Facebook
-
Body Shaming Và Cách Thức Giết Người Bằng Lời Nói - Kenh14
-
Miệt Thị Ngoại Hình, Người Trẻ Nên ứng Phó Thế Nào? - Báo Thanh Niên
-
Body Shaming Là Gì? Body Shaming Từ đâu Mà Có?
-
Tình Trạng Body Shaming - Một Thực Trạng đáng Buồn Của Giới Trẻ ...
-
Body Shaming Là Gì? Làm Sao để Vượt Qua Nỗi Sợ Này? - AiHealth
-
Tuyền Mập Bị Chỉ Trích Vì Body Shaming Ba Mẹ Hồ Văn Cường - 2Sao
-
Body Shaming Là Gì? Body Shaming Người Khác Có Bị Xử Phạt?
-
Bỏ Ngoài Tai "Body-Shaming": Học Cách Thấu Hiểu để Yêu Thương ...
-
Miệt Thị Ngoại Hình (Body Shaming) Là Gì? Ảnh Hưởng Như Thế Nào?
-
Body Shaming Là Gì? Cách Vượt Qua Nỗi Sợ Hãi Khi Bị Body Shaming