Bội Số – Wikipedia Tiếng Việt

Wiktionary Tra bội, bội số trong từ điển mở Wiktionary.

Trong toán học, bội số hay bội là tích giữa một số bất kì với một số nguyên.[1][2][3] Nói cách khác, với các số ab, ta nói b là một bội của a nếu b = n ⋅ a {\displaystyle b=n\cdot a} với mọi số nguyên n, trong đó n được gọi là số nhân. Nếu a khác không, đồng nghĩa với nói rằng b/a là một số nguyên, tức là bội của một số là một số chứa một lượng số nguyên của số đó mà không có số dư.[4][5].

Trong toán học, khi ab đều là số nguyên, và b là một bội số của a, lúc đó a được gọi là một ước số của b. Nếu ab không phải là số nguyên, các nhà toán học sẽ dùng từ bội số nguyên thay vì bội số, để làm rõ vấn đề. Thực tế, bội số còn được dùng với nhiều nghĩa khác; ví dụ: đa thức P là một bội số của đa thức Q nếu tồn tại một đa thức R sao cho P = Q ⋅ R {\displaystyle P=Q\cdot R} .

Trong nhiều trường hợp , "a là một ước số của b" có nghĩa là "b là một bội số nguyên của a".[6][7] Thuật ngữ này cũng được dùng với các đơn vị đo (ví dụ như BIPM[8] và NIST[9]), trong đó một ước số của một đơn vị chính là một đơn vị, được đặt tên bằng cách đặt thêm tiền tố vào tên của đơn vị chính, được định nghĩa là thương số của đơn vị chính và một số nguyên, thông thường là 103 (1000). Ví dụ, một milimét là ước số gấp 1000 lần của một mét.[8][9] Ví dụ khác, một inch có thể được xem là ước số gấp 12 lần của một foot, hay ước số gấp 36 lần của một yard.

Kí hiệu

[sửa | sửa mã nguồn]

Tập hợp các bội của một số nguyên a ký hiệu là B(a).

Ta có: B ( a ) = { 0 , a , 2 a , 3 a , . . . } {\displaystyle B(a)=\{0,a,2a,3a,...\}}

Ví dụ

[sửa | sửa mã nguồn]

14, 35, 21 và 0 là các bội của 7, còn 5 và –6 thì không. Vì tồn tại số nguyên khi nhân với 7 sẽ cho ra kết quả là 14, 35, 21 và 0, nhưng không có bất kì số nguyên nào mà nhân với 7 có thể cho ra kết quả là 5 và –6. Sau đây là các số trên viết dưới dạng phép nhân với một thừa số là 7:

  • 14 = 7 × 2 {\displaystyle 14=7\times 2}
  • 35 = 7 × 5 {\displaystyle 35=7\times 5}
  • 21 = 7 × 3 {\displaystyle 21=7\times 3}
  • 0 = 7 × 0 {\displaystyle 0=7\times 0}
  • 5 = 7 × ( 5 / 7 ) , 5 / 7 {\displaystyle 5=7\times (5/7),\quad 5/7} là một số hữu tỉ, không phải số nguyên
  • − 6 = 7 × ( − 6 / 7 ) , − 6 / 7 {\displaystyle -6=7\times (-6/7),\quad -6/7} là một số hữu tỉ, không phải số nguyên.

Tính chất

[sửa | sửa mã nguồn]
  • 0 là bội của mọi số trừ chính nó ( 0 = 0 × b {\displaystyle 0=0\times b} ).
  • Mọi số nguyên đều là bội của 1 ( b = b × 1 {\displaystyle b=b\times 1} ).
  • Tích của một số nguyên bất kì n {\displaystyle n} và một số nguyên bất kì nào khác cũng là một bội số của n {\displaystyle n} . Đặc biệt, n {\displaystyle n} , tức là bằng n × 1 {\displaystyle n\times 1} , cũng là một bội số của n {\displaystyle n} (mọi số nguyên đều là bội của chính nó), bởi vì 1 là số nguyên.
  • Nếu a {\displaystyle a} b {\displaystyle b} đều là bội của x {\displaystyle x} thì a + b {\displaystyle a+b} a − b {\displaystyle a-b} cũng là bội của x {\displaystyle x} .[10]

Xem thêm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Phân số đơn vị
  • Hệ thập phân
  • Tiền tố SI

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Weisstein, Eric W., "Multiple" từ MathWorld.
  2. ^ “Multiple”. WordNet. Đại học Princeton. Truy cập ngày 12 tháng 12 năm 2019.
  3. ^ “Multiple”. WordReference.com. Truy cập ngày 12 tháng 12 năm 2019.
  4. ^ “Multiple”. The Free Dictionary by Farlex. Truy cập ngày 12 tháng 12 năm 2019.
  5. ^ “Multiple”. Dictionary.com. Truy cập ngày 12 tháng 12 năm 2019.
  6. ^ “Submultiple”. Merriam-Webster Online Dictionary. Merriam-Webster. 2017. Truy cập ngày 1 tháng 2 năm 2017.
  7. ^ “Submultiple”. Oxford Living Dictionaries. Nhà xuất bản Đại học Oxford. 2017. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 10 năm 2018. Truy cập ngày 1 tháng 2 năm 2017.
  8. ^ a b Văn phòng Cân đo Quốc tế (International Bureau of Weights and Measures) (2006). The International System of Units (SI) (PDF) (ấn bản thứ 8). ISBN 92-822-2213-6.
  9. ^ a b “NIST Guide to the SI”. Mục 4.3: Decimal multiples and submultiples of SI units: SI prefixes
  10. ^ Sách giáo khoa Toán 6. 1 (ấn bản thứ 16). Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. tr. 34–35.

Từ khóa » Bôi Và ước Của Một Số Nguyên