BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO SỨC KHỎE BỊ XÂM PHẠM
Có thể bạn quan tâm
Bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm là một chế định hết sức quan trọng. Theo đó, người nào có hành vi xâm phạm đến sức khỏe của người khác thì phải bồi thường. Người bị thiệt hại sẽ được bồi thường một khoản tiền bao gồm các chi phí nhất định, căn cứ vào mức độ sức khỏe và cuộc sống bị ảnh hưởng. Vậy pháp luật quy định về việc bồi thường trong trường hợp này như thế nào?
Sau đây Equity Law Firm xin được tư vấn về vấn đề này như sau:
1. CƠ SỞ PHÁP LÝ
– Bộ luật Dân sự năm 2015;
– Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08 tháng 07 năm 2006 của Hội đồng Thẩm phán hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
2. NỘI DUNG TƯ VẤN
2.1. Khái niệm và đặc điểm của trách nhiệm bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm
a) Khái niệm
– Bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm là một trong các trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
Theo Khoản 1 Điều 584 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định:
“1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.”
– Đây là trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người có hành vi xâm phạm đến sức khỏe của người khác, để lại ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của người đó.
b) Đặc điểm
– Hành vi xâm phạm đến sức khỏe là hành vi trái pháp luật; trừ những trường hợp ngoại lệ theo quy định của pháp luật.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi một người có hành vi xâm phạm đến sức khỏe của người khác; có thiệt hại xảy ra trên thực tế; có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và thiệt hại đó. Hành vi này là hành vi trái pháp luật.
Người thực hiện hành vi biết rõ đó là những hành vi trái với quy định của pháp luật; gây nguy hiểm cho người xung quanh; xâm hại đến các mối quan hệ xã hội được nhà nước bảo vệ nhưng vẫn cố tình thực hiện.
– Người gây thiệt hại phải bồi thường cả vật chất lẫn tinh thần
Đây là một đặc thù của trách nhiệm bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm. Khác với các trách nhiệm bồi thường thiệt hại khác, người gây thiệt hại chỉ có trách nhiệm bồi thường về vật chất; còn đối với trách nhiệm bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm, bên bị thiệt hại được bồi thường cả giá trị vật chất lẫn tinh thần, cả thiệt hại trực tiếp lẫn gián tiếp.
– Người gây thiệt hại bồi thường khi cả không có lỗi
Lỗi là yếu tố bắt buộc khi xác định điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên, đối với trường hợp thiệt hại xảy ra do sức khỏe bị xâm phạm, kể cả bên gây thiệt hại không có lỗi cũng phải bồi thường.
Ví dụ như việc bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Theo quy định tại Điều 601 Bộ luật Dân sự 2015, bên gây thiệt hại phải bồi thường kể cả không có lỗi; trừ trường hợp thiệt hại gây ra do lỗi cố ý của bên bị thiệt hại hoặc thiệt hại xảy ra trường hợp bất khả kháng, tình thế cấp thiết.
– Mục đích của chế định
Chế định này giúp bảo vệ cho tính mạng, sức khỏe của cá nhân không thể bị xâm phạm. Đồng thời, giáo dục ý thức tuân thủ pháp luật, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể khác; phòng ngừa các hành vi vi phạm khác.
2.2. Quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm
Người gây thiệt hại phải bồi thường cho bên bị thiệt hại các khoản tiền sau:
– Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút;
– Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
– Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;
– Thiệt hại khác do pháp luật quy định.
– Một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá 50 lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.
Trên đây là tư vấn của EQUITY LAW FIRM về “ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO SỨC KHỎE BỊ XÂM PHẠM “.
LIÊN HỆ LUẬT SƯ TƯ VẤN TRỰC TIẾP: 078 569 0000 – 0969 099 300
Phụ trách nội dung: ThS. LS. Phan Công Tiến – Luật sư điều hành Equity Law Firm
Địa chỉ: Tầng 5, Tòa nhà Bình Vượng Tower, số 200 đường Quang Trung, phường Quang Trung, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội.
Email: tienpc@equitylaw.vn – luatsucongtien@gmail.com
Fanpage: https://www.facebook.com/equitylaw.vn
Zalo liên hệ Luật sư: zalo.me/3357157996900972250
Quét mã QR Zalo Luật sư:
Bạn có thể tham khảo các bài viết liên quan của Equity Law Firm:
– GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ KINH DOANH
– THỦ TỤC PHÂN CHIA, KHAI NHẬN DI SẢN THỪA KẾ
– HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG DÂN SỰ
Từ khóa » Thiệt Hại Về Sức Khỏe Là Gì
-
Thiệt Hại Khi Sức Khỏe, Tính Mạng Bị Xâm Phạm Theo Quy định Của ...
-
Thiệt Hại Là Gì? Các Loại Thiệt Hại Phải được Bồi Thường Theo Bộ Luật ...
-
BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO SỨC KHỎE, TÍNH MẠNG BỊ XÂM HẠI
-
Bồi Thường Thiệt Hại Do Sức Khỏe Bị Xâm Phạm - AZLAW
-
Xác định Mức Bồi Thường Thiệt Hại Do Sức Khỏe Bị Xâm Phạm
-
Tranh Chấp Về Bồi Thường Thiệt Hại Do Sức Khoẻ Bị Xâm Phạm
-
Xác định Thiệt Hại Do Sức Khỏe Bị Xâm Phạm? - Luật Hoàng Anh
-
Thiệt Hại Là Gì? Phân Biệt “Bồi Thường Thiệt Hại Trong Hợp đồng” Và ...
-
Bồi Thường Thiệt Hại Do Sức Khỏe Bị Xâm Phạm Như Thế Nào?
-
Cách Tính Mức Thiệt Hại Do Tính Mạng, Sức Khỏe Bị Xâm Phạm
-
Xác định Thiệt Hại Do Sức Khỏe Bị Xâm Phạm
-
Quy định Của Pháp Luật Về Bồi Thường Thiệt Hại Do Sức Khỏe Bị Xâm ...
-
Thiệt Hại - Cơ Sở Dữ Liệu Quốc Gia Văn Bản Quy Phạm Pháp Luật
-
Quy định Về Bồi Thường Thiệt Hại Do Xâm Phạm Sức Khỏe, Tính Mạng ...