Bội Và ước Của Một Số Nguyên - Số Học 6 - Toán Lớp 6

Bội và ước của một số nguyên

1. Bội và ước của một số nguyên

Cho a, b là những số nguyên, b ≠ 0. Nếu có số nguyên q sao cho a = bq thì ta nói a chia hết cho b và kí hiệu là a ⋮ b. Ta còn nói a là một bội của b và b là một ước của a. Lưu ý: a) Nếu a = bq thì ta còn nói a chia cho b được thương là q và viết q = a : b. b) Số 0 là bội của mọi số nguyên khác 0. c) Số 0 không phải là ước của bất kì số nguyên nào. d) Số 1 và -1 là ước của mọi số nguyên. e) Nếu c là ước của cả a và b thì c được gọi là một ước chung của a và b.

2. Tính chất chia hết

a) Nếu a chia hết cho b và b chia hết cho c thì a chia hết cho a. a ⋮ b và b ⋮ c => a ⋮ c. b) Nếu a chia hết cho b thì mọi bội của a cũng chia hết cho b. a ⋮ b => am ⋮ b. c) Nếu a và b đều chia hết cho c thì tổng, hiệu của a và b cũng chia hết cho c. a ⋮ c và b ⋮ c => (a + b) ⋮ c và (a – b) ⋮ c.

Số học 6 - Tags: chia hết, số nguyên
  • Tính chất của đẳng thức, quy tắc chuyển vế

  • Quy tắc phép trừ hai số nguyên

  • Khái niệm tia, tia đối nhau, tia trùng nhau

  • Cộng hai số nguyên cùng dấu, khác dấu

  • So sánh số nguyên, giá trị tuyệt đối

  • Số nguyên tố. Hợp số. Bảng số nguyên tố

  • Dấu hiệu chia hết cho 3, cho 9

Từ khóa » Bội Và ước Của Số Nguyên