Bolero Việt Nam – Wikipedia Tiếng Việt

Đừng nhầm lẫn với Boléro (vũ điệu).
Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. Mời bạn giúp hoàn thiện bài viết này bằng cách bổ sung chú thích tới các nguồn đáng tin cậy. Các nội dung không có nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ.

Bolero Việt Nam là một điệu nhạc có nguồn gốc từ Tây Ban Nha, du nhập sang Mỹ Latinh rồi du nhập vào Việt Nam khoảng đầu thập niên 1950. Điệu Bolero được sử dụng phổ biến nhất trong các bài nhạc vàng tại miền Nam Việt Nam.

Đặc điểm

[sửa | sửa mã nguồn]

Điệu Bolero trên thế giới được các nhạc sĩ áp dụng sáng tác trong cả nhạc cổ điển lẫn nhạc đại chúng/nhạc nhẹ.

Ở Việt Nam, nó thường được áp dụng sáng tác cho nhạc nhẹ. Đặc trưng của Bolero khi vào Việt Nam được Việt hóa, nó rất hợp với lối nói phát âm của người Việt, đặc trưng hát theo kiểu truyền thống, ngân rung đổ hột, làm cho bài hát vừa dễ hát vừa dễ thuộc. Ngoài ra nó còn rất hợp với chất cải lương, để hát tân cổ giao duyên.

Đặc điểm quan trọng của những bài hát viết bằng điệu Bolero Việt Nam là:

  1. Nhiều bài hát mang đậm chất dân ca Nam Bộ, rất ít ca khúc thính phòng hoặc nhạc nhẹ không có chất dân gian
  2. Giai điệu cấu trúc đơn giản, tiết tấu đều đều, chậm, thường là nhịp 4/4, ít biến đổi nhịp, ít quãng cao, dễ hát, khi hát thường luyến láy, cho mềm mại và mùi mẫn
  3. Lời ca bình dân, có nhiều vần và dễ thuộc, dễ nhớ

Các đặc điểm khác như tính quần chúng, tính khái quát, tính tự sự, tính buồn cũng thường thấy, nhưng không phải đặc trưng.

Bolero Việt Nam không chỉ có trong nhạc vàng, mà cũng xuất hiện ở các thể loại khác. Vài sáng tác của một số nhạc sĩ nhạc đỏ như Thế Hiển, Trần Hoàn, Thuận Yến, Vũ Hoàng... là theo điệu Bolero, ví dụ Miền Trung nhớ Bác của Thuận Yến.

Sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, nhạc nhẹ bị cấm đến 1979 mới được chính quyền cho sáng tác trở lại, lúc đó gọi là "ca khúc chính trị". Một số nhạc sĩ chế độ cũ lại sáng tác Bolero theo phong cách mới, như Trần Thiện Thanh với Chiếc áo bà ba, Tô Thanh Tùng với Tình cây và đất, Trúc Phương với Chín dòng sông hò hẹn... Các sáng tác này đậm chất dân ca Nam Bộ. Vài năm gần đây, xuất hiện các sáng tác theo điệu Bolero dựa trên nền ví giặm Nghệ Tĩnh. Một số bài Bolero về sau thậm chí có thể hát theo lối Bel Canto.

Ở hải ngoại, nhạc sĩ Đức Huy có một số bài Bolero chất Tây phương nhẹ nhàng, trẻ trung.

Nguồn gốc du nhập

[sửa | sửa mã nguồn]
Ca sĩ Chế Linh biểu diễn trước 1975.

Tại Việt Nam, điệu Bolero du nhập vào Việt Nam vào khoảng thập niên 1950, lúc phong trào tân nhạc Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ; nhiều nhạc sĩ bắt đầu sử dụng giai điệu phương Tây thay cho giai điệu truyền thống. Một số bài hát sử dụng điệu Bolero đầu tiên là Nắng chiều của Lê Trọng Nguyễn, Trăng phương Nam của Anh Hoa, Chiều trong rừng thẳm của Anh Việt sáng tác trước 1954.[1]

Về bài hát đầu tiên sử dụng giai điệu Bolero, nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển cho rằng bài Duyên quê của Hoàng Thi Thơ có thể là bài đầu tiên. Trong khi đó, nhà nghiên cứu Trần Thị Vĩnh Tường lại cho rằng bài Boléro đầu tiên ở Việt Nam là bài Xóm đêm của Phạm Đình Chương. Còn theo nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 thì "người đầu tiên nghĩ ra Bolero là Lam Phương rồi Trúc Phương".[2] Tuy nhiên, chưa có tài liệu nào cho biết chính xác bài đầu tiên là bài gì.

Cứ thế, nhiều ca khúc miền Nam viết theo điệu Bolero Việt Nam lần lượt ra đời. Từ thập niên 1960 đến thập niên 1970 là những năm đỉnh cao của giai điệu này với phong trào "Thời trang nhạc tuyển" mà những bài nhạc được được thâu một cách đại trà vào băng cassette hoặc đĩa vinyl. Một số ca khúc tiêu biểu là Những đồi hoa sim (Dzũng Chinh, phổ thơ Hữu Loan), Tàu đêm năm cũ, Nửa đêm ngoài phố (Trúc Phương), Thành phố sau lưng (Hàn Châu), Áo em chưa mặc một lần (Hoài Linh), Xuân này con không về (Trịnh Lâm Ngân), Đêm buồn tỉnh lẻ (Bằng Giang - Tú Nhi), Vòng nhẫn cưới, Đêm lang thang, Không giờ rồi (Vinh Sử), Hoa sứ nhà nàng của Hoàng Phương.

Sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975 cho đến nay, Bolero Việt Nam vẫn đang được nhiều tầng lớp dân chúng yêu thích và phát triển. Nhiều nhạc sĩ sáng tác trước 1975 tiếp tục sáng tác mạnh như Anh Bằng, Đài Phương Trang, Giao Tiên, Nhật Ngân, Thanh Sơn, Tú Nhi (Chế Linh), Vinh Sử... Bên cạnh đó các nhạc sĩ trẻ cũng đang tiếp nối với chủ đề tình yêu âm hưởng dân ca Nam Bộ. Sự sáng tạo chủ yếu nằm trong lối hát hay hòa âm. Đôi khi các bài Bolero hay được hòa âm và hát theo phong cách nhạc Jazz, Pop hay theo phong cách thính phòng, cổ điển.

Từ năm 2013 đến năm 2018, hàng loạt chương trình truyền hình hát nhạc theo điệu Bolero hay nhạc có nguồn gốc điệu Bolero xuất hiện. Tuy nhiên có chương trình dù rõ ràng mang tên Bolero nhưng lại lồng ghép nhạc dân ca, nhạc Làn Sóng Xanh, thậm chí cả... nhạc đỏ.[3] Những nhà sản xuất có khi quy chụp tất cả nhạc vàng là "nhạc Bolero" (mặc dù có bài "nhạc vàng" có khi viết theo điệu khác). Điều này gây nhầm lẫn trầm trọng tới người xem.[4]

Các nghệ sĩ nổi tiếng

[sửa | sửa mã nguồn]

Nhà soạn nhạc

[sửa | sửa mã nguồn] Bài chi tiết: Danh sách nhạc sĩ nhạc vàng (1954-1975)
  • Anh Bằng
  • Anh Thy
  • Anh Việt Thu
  • Anh Việt Thanh
  • Bắc Sơn
  • Bảo Thu
  • Bằng Giang
  • Châu Kỳ
  • Diên An
  • Duy Khánh
  • Dzoãn Bình
  • Dzũng Chinh
  • Đắc Chung
  • Đài Phương Trang
  • Đinh Trầm Ca
  • Đinh Việt Lang
  • Đỗ Kim Bảng
  • Giao Tiên
  • Hồ Đình Phương
  • Hoài An
  • Hoài Linh
  • Hoài Nam (nhạc sĩ)
  • Hoàng Phương
  • Hoàng Thi Thơ
  • Hoàng Trang
  • Hoàng Trọng
  • Hà Phương
  • Hàn Châu
  • Hồng Vân
  • Huy Phong
  • Huỳnh Anh
  • Khánh Băng
  • Lam Phương
  • Lê Dinh
  • Lê Mộng Bảo
  • Mạnh Phát
  • Mặc Thế Nhân
  • Minh Kỳ
  • Mộng Long
  • Nhật Ngân
  • Ngân Giang
  • Ngọc Sơn (nhạc sĩ trước 1975)
  • Nguyễn Hữu Thiết
  • Nguyễn Thảo
  • Nguyễn Văn Đông
  • Nguyễn Vũ
  • Phạm Thế Mỹ
  • Phố Thu
  • Song Ngọc
  • Tâm Anh
  • Thanh Phong
  • Thanh Phuong
  • Thanh Sơn
  • Thu Hồ
  • Trần Thiện Thanh
  • Tô Thanh Tùng
  • Trần Trịnh
  • Trầm Tử Thiêng
  • Trầm Uyên Khanh
  • Trường Hải
  • Trương Hoàng Xuân
  • Trúc Phương
  • Tú Nhi
  • Tuấn Hải
  • Tuấn Khanh
  • Văn Giảng
  • Vinh Sử
  • Xuân Tiên
  • Y Vân
  • Y Vũ

Nhóm soạn nhạc

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Lê Minh Bằng
  • Trịnh Lâm Ngân

Ca sĩ tiêu biểu

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong nước trứoc 1975

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Anh Khoa
  • Băng Châu
  • Bùi Thiện
  • Carol Kim
  • Chế Linh
  • Duy Khánh
  • Duy Mỹ
  • Duy Quang
  • Đác Chung
  • Elvis Phương
  • Giao Linh
  • Giáng Thu
  • Giang Tử
  • Hà Thanh
  • Hoàng Oanh
  • Họa Mi
  • Hùng Cường
  • Hương Lan
  • Kim Loan
  • Mai Lệ Huyền
  • Manh Quỳnh (trước 1975)
  • Minh Hiếu
  • Nhật Linh
  • Ngọc Minh
  • Nhật Thiên Lan
  • Nhật Trường
  • Phương Dung
  • Phương Đại
  • Phưong Hoài Tâm
  • Phưong Hồng Ngọc
  • Phương Hồng Quế
  • Sơn Ca
  • Thái Châu
  • Thanh Lan
  • Thanh Phong
  • Thanh Tâm
  • Thanh Thúy
  • Thanh Tuyền
  • Thanh Vũ (ca sĩ)
  • Thiên Trang
  • Trang Mỹ Dung
  • Trường Hải
  • Trúc Ly
  • Trúc Mai
  • Trung Chỉnh

Hải ngoại (1976 - 1999)

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Ái Vân
  • Anh Chương (Thanh Toàn hoặc Nhật Chương)
  • Anh Vũ
  • Bảo Thiên
  • Bảo Tuấn
  • Duy Linh
  • Khả Tú
  • Khánh Dũng
  • Khánh Hoàng
  • Kim Anh
  • Kim Tuyền
  • Lưu Hồng
  • Hạ Vy
  • Hải Triều
  • Hoài Nam (ca sĩ)
  • Hoàng Bá Tước
  • Hoàng Lan
  • Hoàng Tâm
  • Hồng Trúc
  • Huy Sinh
  • Linh Tuấn
  • Lưu Hồng
  • Lưu Mỹ Linh
  • Mạnh Đình
  • Mạnh Hùng
  • Mạnh Quỳnh
  • Mộng Thi
  • Mỹ Huyền
  • Mỹ Lan
  • Ngọc Hồ
  • Nguyễn Hưng
  • Như Mai
  • Như Quỳnh
  • Phi Nhung
  • Phượng Mai
  • Phương Lam (Khánh Lam)
  • Quang Bình
  • Quốc Anh
  • Quỳnh Dung
  • Randy
  • Sơn Tuyền
  • Tâm Đoan
  • Thanh Huyền
  • Thanh Thu
  • Thảo Sương
  • Thế Sơn
  • Thúy Hương
  • Trang Thanh Lan
  • Trúc Quyên
  • Trường Thanh
  • Trường Vũ
  • Tường Nguyên
  • Tuấn Anh
  • Tuấn Đạt
  • Tuấn Vũ

Hải ngoại (2000 - )

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Ái Ni
  • Băng Tâm
  • Châu Ngọc Hà
  • Duy Trường
  • Đan Nguyên
  • Đặng Thế Luân
  • Hà Phương
  • Hà Thanh Xuân
  • Hoàng Nhung
  • Hoàng Thục Linh
  • Hương Thủy (ca sĩ)
  • Huỳnh Phi Tiễn
  • Lâm Gia Minh
  • Mai Quốc Huy
  • Mai Thiên Vân
  • Ngọc Hạ
  • Ngọc Huyền
  • Ngọc Ngữ
  • Nguyên Lê
  • Nguyệt Thanh
  • Nhã Thanh
  • Phương Diễm Hạnh
  • Phương Yến Linh
  • Quang Lê
  • Thùy Dương (MC)
  • Tường Khuê
  • Y Phụng
  • Yên Vy

Trong nước (1976 - 1999)

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Bảo Yến
  • Bích Phượng
  • Chế Phong
  • Chế Thanh
  • Đình Văn
  • Hà Phương
  • Hoàng Châu (Yên Khoa)
  • Kim Tử Long
  • Mai Tuấn
  • Minh Thuận
  • Ngọc Hải
  • Ngọc Huyền
  • Ngọc Sơn
  • Như Hảo
  • Quang Linh
  • Tài Linh
  • Thạch Thảo
  • Thanh Thúy (ca sĩ sinh 1977)
  • Thùy Trang
  • Trần Sang
  • Trọng Phúc
  • Thu Hiền
  • Tuấn Cảnh
  • Vũ Linh

Trong nước (2000 - )

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Cẩm Ly
  • Dương Hồng Loan
  • Dương Ngọc Thái
  • Dương Đình Trí
  • Đàm Vĩnh Hưng
  • Huỳnh Nguyễn Công Bằng
  • Hamlet Trương
  • Huỳnh Thật
  • Giáng Tiên
  • Giang Hồng Ngọc
  • Lê Sang
  • Lệ Quyên
  • Lê Như
  • Lưu Ánh Loan
  • Lưu Chí Vỹ
  • Lâm Bảo Phi
  • Phương Anh
  • Hồng Quyên
  • Ngọc Hân
  • Nam Cường (ca sĩ)
  • Diễm Thùy
  • Duy Zuno
  • Hồng Phượng
  • Hồng Loan
  • Hoài Lâm
  • Lý Diệu Linh
  • Lâm Hùng
  • Thiêng Ngân
  • Trường Sang
  • Ý Linh
  • Tuyết Nhung
  • Như Ý
  • Phương Ý
  • Phi Nga
  • Khưu Huy Vũ
  • Kha Ly
  • Quang Lập
  • Quốc Đại
  • Quý Bình
  • Jang Mi
  • Nguyễn Anh Toàn
  • Mỹ Hạnh
  • Mai Trần Lâm
  • Xuân Hòa
  • Phi Thanh
  • Quỳnh Trang
  • Thúy Huyền
  • Thu Hường
  • Tố My
  • Vân Khánh

Bài hát tiêu biểu

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Sầu tím thiệp hồng
  • Con đường xưa em đi
  • Con đường mang tên em
  • Gõ cửa trái tim
  • Hoa trinh nữ
  • Ngày xưa anh nói
  • Chuyện tình không dĩ vãng
  • Tình chỉ đẹp khi còn dang dở
  • Đường tình đôi ngã
  • Chuyến tàu hoàng hôn
  • ...

Xem thêm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Nhạc sĩ nhạc vàng
  • Ca sĩ nhạc vàng
  • Ca khúc nhạc vàng
  • Nhạc trữ tình
  • Ca sĩ nhạc trữ tình
  • Ca sĩ nhạc trữ tình Việt Nam
  • Tình khúc 1954-1975
  • Ca sĩ nhạc tình tự quê hương
  • Bolero
  • Nhạc vàng
  • Nhạc ballad Hàn Quốc - dòng nhạc tương tự

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Bài nhạc điệu Boléro đầu tiên của Việt Nam?
  2. ^ Trí thức cũng nghe nhạc vàng, Phỏng vấn Nguyễn Ánh 9 về Nhạc vàng, Báo Thanh Niên trích lại từ báo Tiền Phong, 26/08/2010
  3. ^ Làm mới hay phá bolero?, Báo Thanh Niên, 02/11/2017
  4. ^ Bolero nở rộ trên truyền hình: Thiếu đột phá Lưu trữ 2018-11-17 tại Wayback Machine, Zing News, 26/07/2018

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Điệu Rumba trên sông Cửu Long: Bolero - một dạng ca khúc phổ thông của Việt Nam Jason Gibbs, 2003
  • Bolero - Một lịch sử tình ca Vietnamnet, 2012
  • Bolero là cách kể chuyện đời Lưu trữ 2013-01-26 tại Wayback Machine Đỗ Trung Quân
Hình tượng sơ khai Bài viết liên quan âm nhạc này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s
  • x
  • t
  • s
Nhạc đại chúng
Các hình thức phổ quát củanhạc đại chúngAdult contemporary · Avant-pop · Chill-out · Nhạc Tết · Nhạc Giáng sinh · Nhạc Thánh đương đại · Nhạc crossover · Nhạc dễ nghe · Pop dàn nhạc · Nhạc pop truyền thống
Các thể loại chínhNhạc đồng quê · Dân gian đương đại · Hip hop · Jazz · R&B · Nhạc pop · Rock
Các thể loại bài hátNhạc ô tô · Bản hát lại · Bài hát minh họa · Điệp khúc quảng cáo · Bài hát mới lạ
Theo khu vực/quốc gia
Châu ÁAssyria · Campuchia · Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên · Đài Loan (Mandopop · Nhạc pop tiếng Đài Loan · Hip hop · Rock) · Hàn Quốc (Trot · Pop · Ballad · Hip hop · Indie · Rock) · Indonesia · Lào · Malaysia · Philippines · Singapore (Tân dao · Hip hop)
Trung HoaThời đại khúc · C-pop (Cantopop · Mandopop · Nhạc pop tiếng Phúc Kiến) · Indie · Nhạc pop tiếng Anh Hồng Kông · Rock
Nhật BảnKayōkyoku · Pop · Ca khúc nhân vật · Indie · Jazz · Enka · Group Sounds · Rock
Việt NamTiền chiến · Tình khúc 1954-1975 · Đỏ · Vàng · Trẻ (Pop · Rock) · Hải ngoại · Bolero
Châu ÂuBán đảo Iberia (Bồ Đào Nha · Tây Ban Nha) · Bắc Âu · Bulgaria
Châu MỹHoa Kỳ · Brasil · Mỹ Latinh
Châu PhiChâu Phi

Từ khóa » Bộ Bolero