“Bom Hàng” Trong đợt Dịch - Xử Lý Thế Nào?
Có thể bạn quan tâm
Tuy nhiên, từ những tiện ích của mạng xã hội, đã có không ít kẻ xấu lợi dụng để thực hiện ý đồ đen tối gây ảnh hưởng trật tự an toàn xã hội, thiệt hại đến tài sản, sức khỏe, tinh thần của người khác và thậm chí là an ninh quốc gia. Bằng chứng là trong lúc tình hình đại dịch Covid-19 đang có chiều hướng diễn biến căng thẳng, phức tạp, người dân ở nhiều tỉnh, thành phố phía Nam đã phải thực hiện giãn cách xã hội. Và để duy trì cuộc sống bình thường của người dân, đồng thời ngăn chặn sự lây lan dịch bệnh trong cộng đồng, các cơ quan chức năng đã bố trí người đi chợ giúp dân. Đặc biệt, tại các khu vực là trung tâm ổ dịch còn được các đơn vị quân đội cắt cử cán bộ, chiến sĩ đi chợ, siêu thị mua hàng theo yêu cầu của người dân đặt qua điện thoại. Thế nhưng giữa thời điểm này, tại một phường ở quận Tân Phú, thành phố Hồ Chí Minh đã xảy ra hiện tượng lòng tốt bị lợi dụng. Đó là một người đi chợ giúp đã bị “bom hàng” với số lượng khá lớn thực phẩm tươi, sống..., gây bất bình và bức xúc trong dư luận.
Đối với các cơ quan chức năng, việc truy tìm ra chủ nhân của những số điện thoại đặt hàng rồi “bom hàng” là vô cùng đơn giản. Và điều làm dư luận “nóng” hơn là khi cơ quan chức năng hỏi về lý do, một trong số đối tượng này đã trả lời một cách đầy vô cảm rằng: Việc đặt mua hàng chỉ là để thử xem có người đi chợ giúp thật không? Thậm chí trong số đó có cả người nổi tiếng trong giới showbiz đã từ chối nhận hàng của một shipper vì lý do chậm trễ và thực phẩm không tươi như ý muốn. Đã vậy, người “nổi tiếng” này còn lên mạng than phiền không được ai quan tâm. Ngay sau đó, người này đã bị cộng đồng mạng “ném đá” và trong số đó có cả hòn đá tảng rằng “showbiz này quả là chân dài nhưng não lại quá ngắn”. Với trường hợp này thì lời của ông bà xưa vẫn thường nói rằng, “họa từ miệng mà ra” quả không hề sai.
Đó là hình phạt mà cộng đồng mạng, nói đúng hơn là xã hội dành cho hành vi bất nhân của những người vô cảm. Còn dưới góc độ pháp luật, hành vi “bom hàng” có vi phạm pháp luật hay không và nếu có thì sẽ bị xử lý như thế nào? Trước hết xin trả lời rằng, pháp luật hiện hành không có bất cứ thuật ngữ hay quy định nào về hành vi “bom hàng”. Tuy nhiên, xét dưới góc độ pháp luật thì đây là giao dịch dân sự đã được thỏa thuận giữa bên có nhu cầu - người mua hàng, với bên bán hàng thông qua bên thứ ba - người mua hàng giúp do cơ quan có thẩm quyền phân công hoặc là shipper. Căn cứ quy định tại các điều 116, 119 và 398 Bộ luật Dân sự 2015, trong trường hợp này, giao dịch giao đặt hàng được xem là việc các bên đã thỏa thuận xác lập hợp đồng mua bán hàng hóa. Và khi hợp đồng đã được xác lập, mỗi bên có quyền và nghĩa vụ liên quan đến việc giao đặt hàng, cụ thể với bên mua là phải thực hiện nghĩa vụ nhận hàng và thanh toán tiền mua. Nếu một trong hai bên không thực hiện đúng theo hợp đồng là đã vi phạm thỏa thuận và quy định của pháp luật dân sự.
Về trách nhiệm pháp lý đối với trường hợp nêu trên, người vi phạm phải chịu là trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ theo quy định tại Điều 360, 419 Bộ luật Dân sự 2015. Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật hiện hành, việc này chỉ xảy ra trong trường hợp người bị “bom hàng” tiến hành khởi kiện để yêu cầu tòa án giải quyết. Nói cách khác, nếu người bị “bom hàng” không yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người “bom hàng” đối với người bị “bom hàng” không được đặt ra.
Về xử lý hành chính hay truy cứu trách nhiệm hình sự, trong các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, cũng như các văn bản hướng dẫn xử lý, truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với hành vi vi phạm các quy định liên quan đến phòng, chống dịch bệnh Covid-19 chưa có bất cứ chế tài nào quy định biện pháp xử lý hành chính đối với người “bom hàng”. Hơn nữa, vì đây là giao dịch dân sự nên không có căn cứ để quy kết trách nhiệm hình sự. Và khi pháp luật chưa có chế tài hành chính hay hình sự, thì việc giải quyết những vấn đề như nêu trên chỉ dừng lại ở góc độ pháp luật dân sự.
Pháp luật luôn đi sau cuộc sống, nói cách khác là những quy định, chế tài cần thiết được đúc kết từ thực tiễn cuộc sống để điều chỉnh những hành vi chưa hoặc không phù hợp với sự phát triển của xã hội. Hơn nữa, đại dịch Covid-19 chưa có tiền lệ nên không phải chỉ Việt Nam, mà hệ thống pháp luật của các nước trên thế giới cũng hầu như chưa có chế tài đối với hành vi “bom hàng”. Vì vậy, mong rằng các chuyên gia pháp luật, các cơ quan xây dựng luật pháp sớm có điều chỉnh nhằm ngăn chặn những hành vi nêu trên để đảm bảo quyền được sống trong xã hội văn minh, an toàn của người dân.
Như vậy, hành vi “bom hàng” chỉ có thể xử lý theo pháp luật dân sự khi người bị hại có đơn khởi kiện tại tòa. Và tuy pháp luật hành chính cũng như hình sự chưa có chế tài cụ thể đối với hành vi “bom hàng”, thế nhưng những lời bình luận, phê phán của cộng đồng mạng đôi khi còn nặng hơn cả bản án hình sự. Thậm chí, những lời chỉ trích ấy có khi còn đau hơn cả bị dao đâm và vết thương này rất khó lành! Vậy nên xin đừng ai quên điều này!
Từ khóa » Chưa Phát Hiện Hành Vi Cố Tình Boom Hàng
-
Chưa Phát Hiện Hành Vi Cố Tình Bom đơn Hàng đi Chợ Hộ - Việt Giải Trí
-
Đặt Hàng Rồi Bom: Liệu Có Bị Phạt? - LuatVietnam
-
Công An TPHCM Thông Tin Kết Quả điều Tra Vụ Người Dân "bom Hàng ...
-
TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ KHI "BOM" HÀNG
-
Không Có Tình Trạng Cố Tình 'bom Hàng' Với Dịch Vụ 'đi Chợ Hộ'
-
Công An TP.HCM đã điều Tra 200 Vụ 'bom' Hàng đi Chợ Hộ
-
Khi Nào “bom Hàng” Bị Xử Lý Hình Sự? - Dân Luật
-
"Bom Hàng" Mùa Dịch, Hành Vi Khó Chấp Nhận
-
"Bom Hàng" Mùa Dịch, Hành Vi Khó Chấp Nhận - VOV
-
Công An TP.HCM Thông Tin Vụ 200 đơn Hàng đi Chợ Hộ Bị 'bom Hàng'
-
Boom Hàng Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Khi Bán Hàng ...
-
Những Người "bom" đơn Hàng Khi Nhờ đi Chợ Hộ TP HCM Sẽ Bị Xử Lý ...
-
Lý Do Nhiều đơn Hàng 'đi Chợ Hộ' Không Có Người Nhận - VnExpress
-
Công An TP.HCM Khẳng định Có Chuyện 'bom' Hàng đi Chợ Hộ