Bòn Bon (dâu Da đất) Và Những Công Dụng Bạn Chưa Biết

Nội dung bài viết

  • Bòn bon là gì?
  • Thành phần hóa học
  • Công dụng phổ biến
  • Tác dụng dược lý

Quả bòn bon là loại quả khá phổ biến trong đời sống hằng ngày của chúng ta, từ chợ, siêu thị, đến cửa hàng. Bên cạnh những lợi ích cho sức khỏe, loại quả này còn giúp lành sẹo nhanh, đuổi muỗi, trị tiêu chảy,… Hãy cùng YouMed tìm hiểu thêm về quả này cùng những công dụng hữu ích trong bài viết dưới đây nhé.

Bòn bon là gì?

Có hai giống thực vật riêng biệt: Lansium domesticum (cây thường được dùng để ăn quả) và Lansium pubescens (loài hoang dã điển hình). Loại cây này khá mảnh mai, có lông trên cành non, quả gần tròn, vỏ dày, có nhiều mủ trắng đục.

Quả bòn bon được đặt tên khoa học là Lansium domesticum. Nó là loại cây giống cây nhiệt đới, được trồng ở hầu hết các tỉnh thành ở nước ta. Quả có phần thịt có màu trắng đục, bên trong có khoảng 5 – 6 múi. Quả có hình tròn, vỏ dẻo, dễ lột.

Loại quả này có chứa rất nhiều khoáng chất và vitamin có lợi cho sức khỏe con người. Khi sống, trái có vị chát, sau đó chuyển dần qua vị hơi chua, khi chín thì ngọt hơn.

Để chat, gọi điện và đặt khám bác sĩ chuyên về Dinh Dưỡng, tải ngay ứng dụng YouMed.

Quả bòn bon có công dụng tuyệt vời
Quả bòn bon có công dụng tuyệt vời

Mô tả thực vật

Cây thuộc họ dâu đất là giống cây ăn quả. Kết chùm ở thân và ở cành, nếu người dân trồng cây lâu năm sẽ đem lại giá trị kinh tế khá bền vững. Cây thuộc loại thân mộc, cao 15 – 20 m, mọc thẳng đứng. Phần quả thường có 5 múi, giữa các múi có vách ngăn mỏng. Múi bòn bon chứa nhiều nước có mùi thơm, vị ngọt. Quả có hạt trong, dính với thịt, hạt có áo mỏng.

Phân bố

Loài cây này phát triển trong khí hậu cực nhiệt đới. Dù trong vùng bản địa, bòn bon không thể trồng ở độ cao từ 2.100 đến 2.500 ft (650-750 m). Nó cần không khí có độ ẩm cao, không chịu được mùa khô kéo dài. Những năm đầu đời, cây cần bóng râm.

Trên thế giới

Cây bòn bon được phân bố nhiều ở Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Vietnam, Vietnam, Burma, India, Sri Lanka, Hawaii, Australia, Surinam và Puerto Rico.

Tại Việt Nam

Ba huyện Đại Lộc, Quế Sơn và Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam trước nay vẫn nổi tiếng là xuất xứ bòn bon ngon và ngọt. Ngày xưa, loại quả này khu vực này thường được dùng để tiến vua. Vì vùng đất Quảng Nam trồng bòn bon có chất lượng cao nhất.

Cây bòn bon trồng lâu năm đem lại giá trị kinh tế cao
Cây bòn bon trồng lâu năm đem lại giá trị kinh tế cao

Thành phần hóa học

Mỗi 100 g bòn bon có chứa: 84 g nước, một ít protein và chất béo, 14.2g carbohydrate, chủ yếu là đường khử, chủ yếu là glucose, 0.8 g chất xơ, 0.6g tro, 19mg Ca, 275 mg K, vitamin B1 và ​​B2 và một ít vitamin C. Giá trị năng lượng là 238 kJ / 100g.

Công dụng phổ biến

Chúng ta có thể dễ dàng lột vỏ bòn bon, và sử dụng như một món tráng miệng. Quả bòn bon được loại bỏ hột còn được dùng trong công nghiệp thực phẩm, đồ uống siro hoặc kẹo.

Tác dụng dược lý

Theo y học hiện đại

Điều trị tiêu chảy

Vỏ quả bòn bon, giàu nhựa dầu, được sử dụng để điều trị bệnh tiêu chảy. Nhựa này không độc hại và được sử dụng để ngăn chặn tiêu chảy và co thắt ruột; Tuy nhiên, Morton (1987) đã chỉ ra rằng nó có thể làm co ruột thỏ trong ống nghiệm.

Hỗ trợ điều trị ung thư

Trong nghiên cứu dịch chiết từ quả Bòn bon được trồng tại Thái Lan, các nhà khoa học đã chứng minh bòn bon có khả năng chống tế bào ung thư, giảm quá trình phân chia của các tế bào ung thư biểu mô. Từ nghiên cứu này, chúng ta có thể ứng dụng dịch chiết Bòn bon trong điều trị ung thư vòm họng và đại trực tràng.

Làm lành vết thương

Bạn có biết rằng quả bòn bon có khả năng làm lành vết thương ưu việt hay không? Nghiên cứu tác dụng làm lành vết thương từ cao chiết cồn 10% từ hạt bòn bon trên chuột thí nghiệm trong 3 ngày. Sau 3 ngày đo lại, thì thấy rằng, vết thương giảm đi 0.3 mm, Nghiên cứu cho thấy cao chiết cồn hạt bòn bon có khả năng làm lành vết thương rõ rệt, bên cạnh khả năng chống vi khuẩn gây bệnh.

Chống oxy hóa

Hạt của quả có rất nhiều hợp chất hữu ích, chẳng hạn như flavonoid. Flavonoid là một hợp chất tự nhiên có thể hoạt động như chất chống oxy hóa. Và các nhà khoa học tại Indonesia đã tiến hành nghiên cứu xác định tiềm năng chống oxy hóa của chiết xuất cồn hạt Bòn bon trên chuột đực thí nghiệm. Kết quả cho thấy, chiết xuất cồn từ hạt Bòn bon có tác dụng chống oxy hóa với liều hữu hiệu là 100mg/kg.

Một trong những công dụng phổ biến của bòn bon là chống oxy hóa
Một trong những công dụng phổ biến của bòn bon là chống oxy hóa

Làm đẹp da

Chiết xuất hydroethanol khô của quả có thể được dùng làm mỹ phẩm. Người ta lấy cao chiết này, tái hòa tan trong propylene glycol để thu được sản phẩm chăm sóc da. Sản phẩm này có khả năng dưỡng ẩm và phòng ngừa lão hóa da, và làm sáng da.

Thần dược đuổi muỗi

Ở Java, vỏ khô khi được đốt lên, sẽ sinh ra khói, có mùi. Và khói này có công dụng như một loại thuốc chống muỗi, và tạo hương trong phòng của người bệnh.

Tác dụng khác

Về mặt y học, các bộ phận khác của cây cũng có tác dụng điều trị một số bệnh. Như là, phần hạt sau khi được nghiền nát, chữa được sốt, vỏ lá cây phơi khô chống bệnh kết lỵ, sốt rét. Bột vỏ cây được sử dụng làm thuốc đắp chống lại vết đốt của bọ cạp.

Qua bài viết này, hẳn các bạn đã rất bất ngờ phải không nào. Quả bòn bon đã được nghiên cứu tác dụng dược lý rất nhiều, vậy mà chúng ta không hề hay biết. Để an toàn và thuận tiện hơn trong việc sử dụng làm thuốc, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ nhé. Tóm lại, đây là loại quả vừa ngon, lại còn có nhiều thành phần tốt cho sức khỏe. Hi vọng bạn đã có những thông tin hữu ích thông qua bài viết này.

Từ khóa » Bòn Bon Có Tác Dụng Gì