Bồn Bồn Món ăn Dân Dã Miền Tây - Thực Phẩm Đồng Xanh

Ở vùng đất tận cùng của Tổ Quốc, người ta không chỉ say cảnh đẹp sông nước mà còn thương nhớ những món ăn đặc sản tại nơi đây. Nói đến đặc sản Cà Mau thì không thể bỏ qua những cái tên như lẩu mắm điên điển, ba khía, đuông chà là,… và đặc biệt là bồn bồn. Món ăn này đã quá quen thuộc với người dân miền Tây, nhưng với những thực khách phương xa, bồn bồn lại là một cái tên nghe khá vui tai và có vẻ lạ lẫm. Bài viết này, hãy cùng tìm hiểu chi tiết về loại thực phẩm này nhé.

Bồn bồn là cây gì?

Từ một loại cây dại, bồn bồn đã trở thành thứ làm thay đổi cuộc sống của người dân vùng đất mũi Cà Mau. Khi phát hiện ra khả năng chịu mặn cũng như giá trị về mặt kinh tế của loại cây này, nó đã được nhân rộng sang các tỉnh miền Tây như Hậu Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng,… Nơi trồng nhiều bồn bồn nhất là huyện Cái Nước.

Bồn bồn thuộc cây thân thảo, có vị cam, tính bình. Nó là loài cây dễ sống bởi xuất phát điểm của nó là cây dại, có đất, có nước  là có thể sống được, chẳng cần chăm sóc gì nhiều. Cây tự hút chất dinh dưỡng từ đất để sinh trưởng, không cần phun thuốc. Vì vậy, bồn bồn được xem là loại cây lành tính, an toàn.

Bồn Bồn Đặc sản miền Tây

Nhìn bề ngoài, loài cây này trông rất giống với cây cói, chiều cao thân cây từ 100 – 200cm. Lá cây nhỏ, dài, màu xanh như lá lúa, có nét giống với lá sả. Hoa bồn bồn giống đuôi mèo, hoa màu nâu nhạt là hoa cái, hoa màu nâu đậm pha chút vàng là hoa đực. Quả của loại cây này không to, có dạng hình thoi.

Khi bồn bồn to, lá xanh tốt, người dân bắt đầu thu hoạch. Thời gian thu hoạch thường là vào tháng 5 đến hết mùa mua. Sau khi thu về, người dân sẽ bỏ lá, lấy lõi bên trong. Dùng phần lõi này ngâm nước vo gạo pha cùng muối là có thể chế biến thành các món ăn.

Công dụng chữa bệnh của bồn bồn

Từ loài cây dại, người ta bắt đầu trồng bồn bồn để tăng giá trị kinh tế không chỉ bởi nó có hương vị đặc biệt, là món ăn dân dã, hấp dẫn mà còn có tác dụng chữa bệnh.

– Điều trị bệnh về tai, đặc biệt là chảy máu tai ở trẻ nhỏ.

– Chữa trị các bệnh lý của phụ nữ, đặc biệt là rối loạn kinh nguyệt.

– Bảo vệ và chăm sóc thai nhi.

– Phấn hoa bồn bồn trị chứng ho ra máu, chảy máu cam, tiêu viêm

– Điều trị đau hông, cải thiện tình trạng tức ngực.

Trị bệnh hiệu quả

Một số bài thuốc từ bồn bồn

– Ho ra máu: Sắc cây tóc rối + bồn bồn + củ sinh địa, dùng nước uống để điều trị.

– Tai chảy mủ: Dùng bồn bồn phơi khô tán bột rắc vào tai.

– Thổ huyết: Bồn bồn sao đen, sắc nước uống, mỗi lần khoảng 5g.

– Chảy máu cam: Sắc thanh đại + bồn bồn sao đen, dùng nước uống. Lưu ý, bài thuốc này chỉ sử dụng một lần. Nếu chảy máu cam lâu ngày thì hãy dùng cây bồn bồn tán mịn + bột hoa thạch lựu (theo tỷ lệ 3:1) hòa trong nước. Ngày uống 2 lần vào buổi sáng và tối, mỗi lần 4g.

– Chữa sưng lưỡi khắp miệng: Đặt bồn bồn dưới lưỡi, một ngày thay từ 2 đến 3 lần. Dù cách làm đơn giản nhưng hiệu quả mang lại rất tốt. Hoặc bạn có thể áp dụng cách nghiền bồn bồn lấy nước bôi trực tiếp lên lưỡi.

– Trị bệnh lý của phụ nữ: Luyện bồn bồn sao và lá lốt tẩm muối thành những viên thuốc nhỏ bằng hạt đậu. Một ngày dùng 25 – 30 viên. Kiên trì dùng sẽ đem lại hiệu quả.

– Điều trị bệnh thường xuyên khạc ra máu: Dùng bồn bồn và lá sen tán thành bột. Khi dùng pha với nước, mỗi lần uống khoảng 10g.

Được xem như một vị thuốc

Những món ngon với bồn bồn miền Tây

Nếu có cơ hội đặt chân tới miền Tây, đặc biệt là đất mũi Cà Mau, bạn nhất định phải thưởng thức các món ngon từ bồn bồn. Món ngon đặc sản này nổi tiếng bởi tác dụng chữa bệnh và chính giá trị ẩm thực của nó. Nếu bạn muốn tự chế biến bồn bồn tại nhà thì hãy lưu lại cho mình các công thức món ngon sau:

Món dưa chua bồn bồn

Bồn bồn muối chua là cách chế biến thông dụng và đơn giản nhất. Sau khi thu hoạch về, các phần thân, lá và gốc sẽ được sơ chế. Phần già sẽ bỏ đi, chỉ lấy phần lõi non ở bên trong. Sau đó chẻ phần lõi này thành 2 hoặc 3 phần. Tùy theo kích thước mà chẻ cho vừa miếng. Nếu mua bồn bồn đã sơ chế sẵn, bạn chỉ cần rửa sạch, sau đó chẻ thành các miếng với kích thước vừa ăn là được.

Nếu muốn muối bồn bồn ngon, bạn cần ngâm chúng vào nước vo gạo. Khi sơ chế xong, bước tiếp theo cần làm là làm nước muối chua. Hãy dùng nước vo gạo đun sôi với chút muối, sau đó đem đi ủ khoảng 2 ngày. Đây là khoảng thời gian vừa đủ để nước muối lên men, có vị chua vừa phải, không quá gắt. Sau đó bạn cho bồn bồn vào. Ngâm trong 2,3 ngày là có thể thưởng thức.

Đặc sản bồn bồn muối

Bồn bồn muối có vị chua và giòn như những loại dưa muối khác. Món muối chua này có thể dùng trong cả mùa hè và mùa lạnh. Bồn bồn muối có thể ăn kèm cùng nước tương, mắm tép, làm các món gỏi,… Đặc biệt là bồn bồn muối trộn chua cay. Bạn chỉ cần xả sạch bồn bồn muối với nước, sau đó xẻ nhỏ, trộn cùng tỏi + ớt + đường.

Món gỏi bồn bồn ngon khó cưỡng

– Nguyên liệu:

  • Bồn bồn tươi
  • Thịt lợn ba chỉ
  • Tôm
  • Hành tây
  • Rau răm
  • Đậu phộng
  • Chanh
  • Cà rốt ngâm chua
  • Tỏi
  • Ớt bột
  • Chanh
  • Sả
  • Gia vị: Đường + tiêu + nước mắm + nước tương + hạt nêm

– Cách thực hiện:

Bước 1: Tôm tươi đem luộc chín, bóc vỏ, để phần đuôi, bỏ chỉ sống lưng. Thịt heo luộc chín, xả qua nước lạnh, thái lát mỏng.

Bước 2: Bồn bồn cắt khúc dài khoảng 5cm, xả nước cho bớt mặn, ngâm qua nước đá, vắt cho ráo nước. Hành tây lột vỏ, thái chỉ, ngâm với nước muối pha loãng để bớt mùi hăng, sau đó vớt ra, rửa lại với nước sạch.

Bước 3: Lạc rang giòn, giã nhỏ. Cà rốt cắt sợi. Rau răm rửa sạch, cắt nhỏ. Tỏi lột vỏ, băm nhỏ.

Bước 4: Làm nước trộn gỏi gồm nước mắm + nước cốt chanh + đường + ớt bột + hạt nêm + nước tương + nước lọc, khuấy đều cho các gia vị tan vào nhau.

Bước 5: Cho bồn bồn + hành tây + thịt heo + tôm + đậu phộng vào tô, rưới nước trộn lên, đảo đều cho các nguyên liệu ngấm gia vị. Hoàn thành và thưởng thức thôi.

Món gỏi ngon “nuốt lưỡi”

Canh chua bồn bồn nấu lươn đậm đà

Để đổi khẩu vị và tạo sự mới lạ cho mâm cơm gia đình, tại sao bạn không thử nấu canh chua bồn bồn với lươn? Thịt lươn bổ dưỡng kết hợp cùng bồn bồn trắng, giòn ngon là món canh giải nhiệt ngon khó cưỡng cho ngày hè nóng nực.

– Nguyên liệu:

  • Bồn bồn
  • Lươn
  • Hành lá
  • Hành tím
  • Cà chua
  • Sả
  • Tỏi
  • Me
  • Rau ngò gai
  • Gia vị: Mắm + muối + hạt nêm + tiêu

– Cách thực hiện:

Bước 1: Lươn sau khi mua về làm sạch, đặc biệt là phần nhớt. Ướp lươn cùng chút tiêu + nước mắm + muối. Bồn bồn vắt khô nước. Hành lột vỏ, băm nhỏ. Hành lá rửa sạch, cắt khúc. Rau ngò gai rửa sạch, thái nhỏ. Me rửa sạch, giã lấy nước cốt. Cà chua rửa sạch, bổ múi cau. Sả, tỏi băm nhỏ.

Bước 2: Đặt nồi lên bếp, phi thơm hành khô, cho lươn vào đảo sơ qua, săn da bên ngoài. Lưu ý không xào quá, nếu lươn nát sẽ mất ngon.

Bước 3: Phi vàng tỏi và sả băm nhỏ, cho ra một bát riêng.

Bước 3: Đặt nồi nước sạch lên bếp, khi sôi thì cho nước me và lươn vào, nêm gia vị cho vừa ăn. Khi nước sôi lại, thả bồn bồn và cà chua vào, nêm lại gia vị sau đó tắt bếp.

Bước 4: Múc canh ra tô, thêm hành lá và rau ngò gai vào, rắc tỏi và sả phi vàng lên trên. Dùng với cơm nóng. Để tăng thêm mùi vị, bạn có thể chấm cùng chút mắm hoặc muối ớt.

Canh lươn nấu cùng bồn bồn

Bồn bồn xào tôm ngon cơm

– Nguyên liệu:

  • Tôm tươi
  • Bồn bồn muối chua
  • Cà rốt
  • Hành lá
  • Hành tím
  • Tỏi
  • Gia vị: Đường + bột ngọt + muối + tiêu.

– Cách thực hiện:

Bước 1: Tôm tươi rửa sạch, cắt bỏ phần râu, bỏ vỏ, rút chỉ sống lưng. Ướp tôm cùng tiêu + muối + đường + bột ngọt. Tỏi, hành lột vỏ, băm nhỏ.

Bước 2: Bồn bồn bỏ phần lá xanh ở đầu, chỉ lấy phần ruột non. Cà rốt cạo vỏ, rửa sạch, thái sợi. Hành lá rửa sạch, cắt khúc.

Bước 3: Đun nóng dầu ăn, phi thơm hành và tỏi băm, cho tôm vào xào cùng. Khi tôm chuyển màu, chín tới, bạn cho bồn bồn cùng cà rốt vào đảo đều. Nêm lại gia vị cho vừa ăn. Cuối cùng cho hành lá vào, xào thêm khoảng 2 phút rồi tắt bếp.

Bước 4: Cho bồn bồn xào tôm ra đĩa, trang trí thêm bằng ớt và rau ngò cho đẹp mắt. Thưởng thức cùng cơm nóng.

Xào tôm bổ dưỡng

Đặc sản bồn bồn xào thịt bò giàu dinh dưỡng

– Nguyên liệu:

  • Thịt bò phi lê
  • Bồn bồn muối chua
  • Hành tây
  • Rau răm, lá quế
  • Đậu phộng
  • Chanh
  • Ớt sừng
  • Dầu ăn
  • Gia vị: Dầu hào + hạt nêm + tiêu + đường + tương ớt + nước mắm.

– Cách thực hiện:

Bước 1: Thịt bò rửa sạch, thái lát mỏng, ướp cùng hạt nêm + dầu hào + tiêu + đường + chút dầu ăn.

Bước 2: Bồn bồn rửa sạch với nước, vắt ráo nước. Hành tây thái múi cau. Hành,tỏi lột vỏ, băm nhỏ. Các loại rau rửa sạch, thái nhỏ. Đậu phộng rang, giã nát.

Bước 3: Đun nóng dầu ăn, phi thơm hành, tỏi băm, sau đó cho hành tây và thịt bò vào xào chín.

Bước 4: Pha nước trộn gồm nước mắm + đường + tương ớt + nước cốt chanh + tiêu. Khuấy cho các hỗn hợp hòa quyện đều vào nhau.

Bước 5: Cho bồn bồn và thịt bò vào tô, thêm một nửa các loại rau thái nhỏ, rưới hỗn hợp đã pha ở bước 4 lên, sau đó đảo đều.

Bước 6: Cho ra tô, rắc phần rau thơm còn lại và đậu phộng rang + ớt lên trên sau đó thưởng thức. Để tăng thêm hương vị, bạn có thể dùng cùng với bánh phồng tôm.

Xào cùng thịt bò

Mua bồn bồn ở đâu ngon, chất lượng?

Đây là câu hỏi nhận được sự quan tâm của đông đảo chị em nội trợ. Nếu ở Cà Mau hoặc các tỉnh miền tây, việc tìm mua bồn bồn rất dễ. Tuy nhiên, ở các tỉnh khác thì việc này lại không hề dễ dàng. Vì vậy, nếu bạn có nhu cầu mua bồn bồn số lượng lớn thì hãy liên hệ ngay với nhà cung cấp rau củ quả Công ty TNHH Thực Phẩm Đồng Xanh.

Chúng tôi là đơn vị chuyên cung cấp bồn bồn ngon, sạch số lượng lớn cùng nhiều mặt hàng nông sản khác. Tại “khu vườn” Đồng Xanh, khách hàng có thể tìm thấy rất nhiều sản phẩm, từ hàng rau, củ quả thông thường, cao cấp cho tới hàng sơ chế sẵn. Thêm vào đó, Đồng Xanh cũng có các loại nấm và trái cây, phục vụ tối đa nhu cầu của người tiêu dùng. Chúng tôi đảm bảo các mặt hàng đều rõ ràng nguồn gốc, tươi, ngon, sạch, không hóa chất, giá cả cạnh tranh.

Như vậy, bài viết của chúng tôi đã chia sẻ với quý bạn đọc thông tin đầy đủ về loại rau đặc sản miền Tây – bồn bồn cũng như cách chế biến món ngon từ loại rau này. Hy vọng thông tin trên hữu ích với bạn đọc.

Từ khóa » Hoa Bồn Bồn