Bốn đặc điểm Và Bốn Rủi Ro Của Nền Kinh Tế Thế Giới Hiện Nay - LÃNH ...
Có thể bạn quan tâm
Đầu năm 2018, tổng thể kinh tế thế giới tiếp tục xu thế tăng trưởng như năm 2017. Thị trường lao động của các nước phát triển đạt mức gần như tốt nhất, làm lòng tin tiêu dùng tăng lên, tiếp động lực cho tăng trưởng. Đồng thời, do giá cả tăng nhẹ, đã kéo dài thêm các bước đi thắt chặt tiền tệ của các nước phát triển. Tuy nhiên, do khu vực kinh tế EU tăng trưởng chậm lại và sự biến động của khu vực kinh tế các nước mới nổi, dẫn đến xu thế tăng trưởng có sự phân hóa. Động lực tăng trưởng của kinh tế thế giới xuất hiện xu thế yếu đi. Đồng thời, chính sách thắt chặt tiền tệ của Mỹ, thị trường trái phiếu suy giảm, biến động của thị trường cổ phiếu, đồng USD tăng giá, luồng tiền chạy ra khỏi các nước mới nổi... thể hiện xu thế rủi ro của hệ thống tiền tệ, tài chính toàn cầu. Trung Quốc cần chú ý tính không ổn định của mậu dịch quốc tế, sự biến động của thị trường tài chính quốc tế, sự xáo động của thị trường các nước mới nổi, vấn đề Mỹ tăng lãi suất và xung đột khu vực để tích cực ứng phó.
Bốn đặc điểm chủ yếu của kinh tế thế giới hiện nay là:
- Một là, về tổng thể duy trì tốc độ tăng trưởng song có sự phân hóa mạnh giữa các thực thể kinh tế chủ chốt. Quý I, GDP Mỹ tăng trưởng 2,3% cao hơn cùng kỳ gần đây; khu vực EU hạ từ mức dự báo 2,7% xuống 1,7%; Anh từ 1,7% xuống 0,4%; Nhật Bản thì lần đầu tiên trong 9 quý tăng trưởng âm, Quý I/2018 giảm 0,6%. Tốc độ tăng trưởng của các nước mới nổi càng thiếu động lực. Trong khi chỉ số PMI của các nước phát triển trên 53% thì các nước mới nổi chỉ khoảng hơn 50% một chút.
- Hai là, mậu dịch quốc tế tăng trưởng ổn định, giá cả mặt hàng chủ chốt có chiều hướng tăng. Quý I/2018, theo WTO, chỉ số dự báo mậu dịch toàn cầu là 102,3 cao hơn quý 4/2017 là 102,2. Hiện tại, tình hình xuất nhập khẩu nguyên liệu vẫn tốt, nhất là của Brazil (tăng 7,8% trong Quý I), Nga 3 tháng đầu năm 2018 tăng xuất khẩu là 31,3%, 20,8% và 17,8%. Xuất nhập khẩu của Mỹ cũng tăng lần lượt là 7,3%, 10,9%, 9%.
- Ba là, tình hình việc làm có xu thế lạc quan, lòng tin tiêu dùng tăng lên. Tỷ lệ thất nghiệp ở các nước phát triển liên tục giảm. Mỹ là 3,9% trong 4 tháng đầu năm; Nhật Bản quý đầu năm là 2,5% giảm 0,3%, 28 nước EU 3 tháng đầu là 7,1% giảm 0,8%. Chỉ số lòng tin tiêu dùng ở Mỹ 3 tháng đầu đạt 101,4%, cao nhất 4 năm lại đây. Tất nhiên tình hình việc làm không lạc quan.
- Bốn là, tình hình giá cả tăng nhẹ song vẫn còn không gian tăng thêm. Từ đầu năm lại đây, về tổng thể vật giá toàn cầu tăng nhẹ. CPI của Mỹ tháng 1 - 4 tăng 2,1-2,4%. Khu vực đồng tiền Châu Âu là 1,1 - 1,3%; Nhật là 1,1 - 1,5%. Vật giá của các nền kinh tế mới nổi cũng ở mức thấp, Nga từ 2,2 - 2,4%; Brazil 2,7 - 3%; Tuy nhiên, do xung đột khu vực Syria, các hàng hóa phổ biến đặc biệt giá dầu tăng nhanh, tăng thêm áp lực lạm phát.
Bốn rủi ro của nền kinh tế thế giới gồm:
- Một là, thị trường cổ phiếu Mỹ xuất hiện hiện tượng bong bóng. Từ 2009, thị trường cổ phiếu Mỹ liên tục 8 năm tăng trường, chỉ số Dow Jones tăng lên tới 290%. Giá cổ phiếu tăng dẫn đến tích lũy rủi ro. Đầu năm tới nay, chỉ số cổ phiếu chính không ngừng biến động, còn cao hơn mức lịch sử. Theo Bloomberg, chỉ số Dow Jones đã gấp 16,8 lần kể từ 1975. Kinh tế Mỹ có thể đi vào giai đoạn phát triển bong bóng với sự phồn vinh giả tạo.
- Hai là, thị trường mới nổi bị xáo động. Do thị trường lãi suất trái phiếu đột phá ở mức 3%, cộng thêm số liệu kinh tế khác biệt của Châu Âu, tạo ra tâm lý đầu cơ đồng USD, làm đồng USD liên tục tăng giá đã tác động mạnh tới thị trường các nước mới nổi, làm mất giá toàn bộ đồng tiền các nước này, áp lực lạm phát gia tăng, cổ phiếu xuống giá... Các hiện tượng trên gây ra sự lo ngại và bất ổn đối với các dòng vốn rút ra khỏi các nước mới nổi, làm lo ngại phát sinh lại hiện tượng tháo chạy các dòng vốn như năm 2015 - 2016 khi đồng USD tăng giá. Có thể khẳng định, một số nền kinh tế mới nổi thật sự đứng trước rủi ro khá lớn.
- Ba là, xuất hiện rủi ro của mậu dịch toàn cầu. Từ tháng 3 tới nay, Trump liên tục áp thuế đối với mặt hàng sắt thép, nhôm... tạo ra rủi ro lớn đối với tăng trưởng thương mại toàn cầu, tổn hại lợi ích chung, phá hoại trật tự mậu dịch thế giới. Tháng 11 năm nay, Mỹ tổ chức bầu cử giữa nhiệm kỳ, trong tình hình trên, không thể đánh giá thấp Mỹ điều chỉnh chiến lược tranh cử, thực hiện mạnh chiến lược chuyển từ toàn cầu hóa thành phản toàn cầu hóa. WTO trở thành chiến trường chính cho tranh chấp mậu dịch toàn cầu. Mỹ có khả năng sẽ nêu ra sự nghi ngờ và đòi điều chỉnh.
- Bốn là, rủi ro địa chiến lược vẫn rất lớn. Do chính sách sức mạnh của chính quyền Trump làm cho các nhà đầu tư ở vào thời kỳ đối phó với rủi ro. Năm 2018 có một số rủi ro địa chiến lược khu vực đã tác động tiêu cực tới tăng trưởng toàn cầu. Chiến sự Syria tiếp tục, Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran, có thể làm cho giá dầu tăng do nguồn cung giảm, làm cho rủi ro đối với kinh tế tăng lên.
Các biện pháp đối phó của Trung Quốc:
Trung Quốc cần tích cực ứng phó, một mặt xử lý ổn thỏa, ngăn ngừa trao đổi kinh tế xảy ra biến động lớn, mặt khác chú ý tới ổn định lãi suất, tỷ giá, thông qua chính sách vĩ mô linh hoạt, bảo đảm cho nền kinh tế quốc gia phát triển ổn định. Một số giải pháp gợi ý như sau:
- Đẩy nhanh cải cách kinh tế hướng cung, nâng cao năng lực cung cấp hiệu quả trong nước, nâng cao toàn diện năng lực sáng tạo.
- Lấy xây dựng sáng kiến "Vành đai và con đường" làm cơ hội, thúc đẩy đa dạng hóa xuất khẩu. Thúc đẩy hợp tác năng lực sản xuất; đồng thời với ưu hóa kết cầu đầu tư và cơ cấu thương mại đa dạng, xử lý thỏa đáng vấn đè bản quyền, chuyển giao kỹ thuật, chính sách đối với sản nghiệp... làm giảm bớt tính không ổn định của môi trường bên ngoài.
- Tăng cường quản lý, đề phòng rủi ro. Hiện tại, Trung Quốc cần hết sức chú trọng đề phòng rủi ro trong nước, tăng cường quán lý giám sát đối với nợ xấu ngân hàng, sản phẩm tài chính qua mạng, tiền ảo... hóa giải có hiệu quả đối với rủi ro tài chính.
- Coi trọng sự ổn định của đồng Nhân dân tệ, tránh rủi ro tỷ giá.
- Trung Quốc cần phải giữ quyền chủ động đối với điều chỉnh luật chơi mậu dịch quốc tế./.
Sở Ngoại vụ tổng hợp tin các báo
Từ khóa » đặc Trưng Của Toàn Cầu Hóa Kinh Tế
-
Toàn Cầu Hóa đạt đỉnh Là Gì? Đặc điểm, Toàn Cầu Hóa Và Việc Làm ...
-
Toàn Cầu Hóa Là Gì? Vai Trò, đặc điểm Của Toàn Cầu Hóa - GiaiNgo
-
Toàn Cầu Hóa Kinh Tế – Wikipedia Tiếng Việt
-
Những đặc Trưng Của Toàn Cầu Hóa Kinh Tế - Tài Liệu Text - 123doc
-
Tòan Cầu Hóa Là Gì ? Nội Dung, động Lực Thúc đẩy Và Triển Vọng Phát ...
-
Toàn Cầu Hóa Là Gì? Vai Trò, đặt điểm Và Ví Dụ Về Toàn Cầu Hóa
-
Tác động Của Qúa Trình Toàn Cầu Hóa Kinh Tế ( TS Nguyễn Văn Hồng )
-
Khái Niệm Và đặc Trưng Của Toàn Cầu Hóa Là Gì - Asiana
-
Khái Niệm Và đặc Trưng Của Toàn Cầu Hóa Là Gì - Thienmaonline
-
Toàn Cầu Hóa Là Gì? Biểu Hiện Và Tác động Của Toàn Cầu Hóa
-
Toàn Cầu Hóa Là Gì? Biểu Hiện Toàn Cầu Hóa ở Việt Nam
-
Toàn Cầu Hóa Văn Hóa Và Mô Hình Phát Triển Văn Hóa Việt Nam ...
-
Những đặc điểm, Tiêu Chí Cơ Bản, Phổ Biến Của Kinh Tế Thị Trường ...
-
Chiến Lược Quy Mô Toàn Cầu: Khai Thác Thị Trường Mới để Mở Rộng Lợi ...