Bốn Giai đoạn Vòng đời Của Loài Ong - VnExpress Sức Khỏe

Ong là loài quen thuộc và quan trọng với cuộc sống, đóng vai trò giữ cân bằng hệ sinh thái lẫn sản xuất nông nghiệp. Theo tờ World Bee Day, một phần ba sản lượng lương thực của con người phụ thuộc hoàn toàn vào việc thụ phấn của loài vật có cánh bé nhỏ này.

Từ bao đời nay, ong được mệnh danh là một trong những "công nhân" siêng năng nhất hành tinh, có chức năng cao cả: lao động vì người khác.

Bất cứ loài ong nào cũng có vòng đời giống nhau, với bốn giai đoạn:

Trứng

Ong chúa chịu trách nhiệm sinh sản trong đàn. Khi đẻ trứng, chúng sẽ dùng hai chân trước đo kích thước của lỗ tổ, rồi quyết định có nên đẻ trứng thụ tinh hay không thụ tinh vào đó.

Trứng thụ tinh sẽ nở thành con cái (ong thợ hoặc ong chúa). Trứng được đánh giá có tiềm năng trở thành ong chúa trong tương lai sẽ đặt ở một tế bào đặc biệt, gọi là "tế bào ong chúa". Ngược lại sẽ nở thành ong đực.

Theo Buzza Bout Bees, một con ong chúa khỏe mạnh có thể đẻ liên tục, vào mùa cao điểm, lượng trứng thậm chí rơi vào khoảng 2.000.3000. trong một ngày.

Trứng ong có kích thước bằng hạt gạo, thường đứng thẳng trong tế bào nhưng sẽ tự rơi xuống và chuyển sang giai đoạn tiếp theo của vòng đời.

Vòng đời của loài ong.

Vòng đời của loài ong: trứng, ấu trùng, nhộng và trưởng thành. Ảnh: Shutterstock - Tracybee

Ấu trùng

Sau ba ngày, trứng sẽ phát triển thành ấu trùng không có chân và mắt.

Ong thợ non vẫn chưa rời tổ có nhiệm vụ "chăm sóc" các ấu trùng này bằng cách mớm sữa ong chúa cho chúng ăn liên tục trong ba ngày, sau đó là hỗn hợp mật và phấn hoa.

"Ấu trùng chọn làm ong chúa sẽ được "đặc cách" chỉ ăn sữa ong chúa", trang Buzza Bout Bees nhấn mạnh.

Khi ấu trùng phát triển, nó sẽ lột xác (lột lớp da bên ngoài) nhiều lần. Sau 6 ngày, ong thợ sẽ đóng nắp lỗ tổ lại bằng một lớp sáp.

Nhộng

Trong lỗ tổ bị bịt kín, ấu trùng bắt đầu xây một cái kén quanh nó và chuyển thành nhộng. Quá trình này sẽ phát triển ấu trùng thành con ong hoàn thiện, với đầy đủ đầu, ngực, bụng, cánh và chân.

Trưởng thành

Kết thúc thời kỳ nhộng, chúng cắn vỏ nắp sáp chui ra ngoài và phát triển thành ong trưởng thành.

Tờ Carolina Honey Bees cho biết, dù có vòng đời giống nhau, thời gian phát triển của từng ấu trùng lại không tương đồng. Một ong thợ mất khoảng 21 ngày để trưởng thành, trong khi ong đực là 24 ngày. Tuy nhiên, ấu trùng ong chúa chỉ cần 16 ngày, ngắn hơn nhiều so với loại khác trong tổ.

Tương tự, tuổi thọ từng loại cũng khác biệt. Quãng đời ong thợ tùy thuộc vai trò từng cá thể trong đàn và thời gian chúng được sinh ra. Nếu sinh vào mùa xuân hoặc hè, các "công nhân chăm chỉ" này có cuộc sống ngắn ngủi trong 6-7 tuần bởi chúng thường lao động vất vả hơn. Ngược lại, nếu ra đời vào mùa thu, chúng sẽ sống trong 4-6 tháng phải trải qua điều kiện sống khắc nghiệt hơn.

Tuổi thọ trung bình của ong đực khoảng 55 ngày. Chúng sẽ chết ngay sau khi giao phối với ong chúa.

Ong chúa sẽ có thể sống từ 3-4 năm hoặc 6 năm với điều kiện không gặp vấn đề về sức khỏe. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, chúng có thể bị ong thợ loại bỏ nếu không còn được tập thể ủng hộ. Khi đó, một ong chúa khác sẽ dẫn đàn.

Theo Buzza Bout Bees, người nuôi ong có thể thay thế ong chúa sau 1-2 năm khi nhận thấy chúng không còn đủ năng suất sinh sản.

Tracybee hiện nuôi ong ở nhiều vùng như Tây Nguyên, Đông Nam Bộ hay Lục Ngạn (Bắc Giang)... Ảnh: Tracybee

Tracybee hiện nuôi ong ở nhiều vùng như Tây Nguyên, Đông Nam Bộ hay Lục Ngạn (Bắc Giang)... Ảnh: Tracybee

Công ty TNHH Ong Mật Tracybee là một trong những doanh nghiệp nổi bật của ngành ong Việt Nam. Đơn vị thành lập từ năm 2012, bởi gia đình có nghề nuôi ong truyền thống. Doanh nghiệp sở hữu trại ong với số lượng lên đến hơn 3.000 đàn ong mật và 400 đàn ong sữa, với tổng sản lượng mật thu hoạch trung bình một năm hơn 200 tấn.

"Các nhà khoa học luôn cảnh báo loài ong có nguy có tuyệt chủng. Với sự hiểu biết, lòng yêu nghề, thiên nhiên lẫn cuộc sống, chúng tôi luôn cố gắng gìn giữ, bảo tồn loài ong, duy trì mùa màng và đóng góp cho sự cân bằng sinh thái của thế giới", bà Lê Ngọc Thu Trang - CEO Tracybee - chia sẻ.

Hiếu Châu

  • Lợi ích của mật ong với mẹ bầu
  • Vì sao không nên lạm dụng điều hòa
  • Điều chưa biết về mật ong và đường

Từ khóa » Tổ Ong Ruồi Tồn Tại Bao Lâu