Bốn Loại Văn Bằng Giáo Dục đại Học - VnExpress
Có thể bạn quan tâm
Theo Nghị định 99 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học, ban hành hôm 30/12, hệ thống văn bằng giáo dục đại học bao gồm bốn loại.
Một là bằng cử nhân, cấp cho người tốt nghiệp chương trình đào tạo trình độ đại học, đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu ra bậc 6 theo Khung trình độ quốc gia Việt Nam. Hai là bằng thạc sĩ, cấp cho người tốt nghiệp trình độ thạc sĩ, đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu ra bậc 7 theo Khung trình độ quốc gia Việt Nam. Ba là bằng tiến sĩ, cấp cho người tốt nghiệp tiến sĩ, đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu ra bậc 8.
Ngoài ra, hệ thống cũng có văn bằng đối với một số ngành đào tạo chuyên sâu đặc thù thuộc hệ thống giáo dục đại học gồm bằng bác sĩ y khoa, bác sĩ đa khoa, bác sĩ y học cổ truyền, bằng dược sĩ, bác sĩ thú y, kỹ sư, kiến trúc sư và một số văn bằng khác theo quy định riêng của Chính phủ được cấp cho người tốt nghiệp chương trình đào tạo theo quy định.
Chương trình đào tạo chuyên sâu đặc thù gồm: chương trình có khối lượng học tập từ 150 tín chỉ trở lên đối với người tốt nghiệp THPT và tương đương hoặc từ 30 tín chỉ trở lên đối với người tốt nghiệp đại học; từ 90 tín chỉ trở lên đối với người có trình độ tương đương bậc 7 theo Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Căn cứ điều kiện đầu vào, khối lượng học tập tối thiểu, chuẩn giảng viên, chuẩn đầu ra và một số chuẩn khác, người tốt nghiệp chương trình đào tạo chuyên sâu đặc thù được xếp vào bậc tương ứng trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Chính phủ cũng quy định việc chuyển một trường đại học lên thành đại học. Để được chuyển, trường đó phải được công nhận đạt chuẩn chất lượng, có ít nhất ba trường thành viên, 10 ngành đào tạo trình độ tiến sĩ, quy mô đào tạo chính quy trên 15.000 người và có sự chấp thuận của cơ quan quản lý trực tiếp hoặc nhà đầu tư.
Để thành lập trường thành viên, các đơn vị phải có 5 ngành thuộc cùng một lĩnh vực đào tạo đại học, trong đó có ít nhất ba ngành đào tạo bậc thạc sĩ, một ngành đào tạo đến trình độ tiến sĩ, có quy mô đào tạo chính quy từ 2.000 người trở lên. Thành lập trường chỉ để đào tạo chương trình theo định hướng ứng dụng thì không cần điều kiện đào tạo đến thạc sĩ, tiến sĩ.
Với trường hợp thành lập trường có quy mô đào tạo chính quy nhỏ hơn 2.000 hoặc số ngành ít hơn quy định, trường phải có sự đồng ý của Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo.
Dương Tâm
Từ khóa » đại Học Văn Bằng Là Gì
-
Văn Bằng Chứng Chỉ Là Gì? Ý Nghĩa Của Văn Bằng Chứng Chỉ
-
Văn Bằng Là Gì ? Quy định Pháp Luật Về Văn Bằng - Luật Minh Khuê
-
Văn Bằng 1 Là Gì? Tìm Hiểu Những Thông Tin Hữu ích ...
-
Văn Bằng Là Gì? - Ngân Hàng Pháp Luật
-
Văn Bằng 2 Là Gì? Các Thắc Mắc Thường Gặp Về Văn Bằng 2 - JobsGO
-
Văn Bằng 2 Là Gì? Học Văn Bằng 2 Như ... - Nghề Nghiệp Việc Làm 24h
-
9 Thắc Mắc Thường Gặp Về Tuyển Sinh Văn Bằng 2 | Talent Community
-
Văn Bằng 1 Là Gì? Tìm Hiểu Những Thông Tin Hữu ích Về ...
-
Bằng Cử Nhân Có Phải Là Bằng đại Học Không? - Luật Hoàng Phi
-
Văn Bằng Là Gì? - Hỏi đáp Pháp Luật
-
Văn Bằng 2 Có Giá Trị Như Văn Bằng 1 Không?
-
Văn Bằng 2 Là Gì? Học Văn Bằng 2 Như Thế ... - TT Đào Tạo Từ Xa NEU
-
Bằng Cử Nhân Là Gì? Hệ Thống Văn Bằng Theo Luật Giáo Dục Việt Nam?
-
Văn Bằng, Chứng Chỉ Là Gì? Giá Trị Của Văn Bằng Và ...