Bón Lót Là Gì? Tại Sao Nên Bón Lót Trong Quá Trình Canh Tác?

Quá trình sinh trưởng của cây trồng sẽ bao gồm nhiều giai đoạn bón phân khác nhau do nhu cầu dinh dưỡng ở từng thời kỳ hoàn toàn không giống nhau. Trong đó, bón lót là một kỹ thuật quan trọng, thường được thực hiện trước khi gieo trồng. Đây là cách giúp cho đất trồng trở nên màu mỡ, từ đó, cây trồng cũng hấp thụ dưỡng chất tốt hơn. Vậy kỹ thuật bón lót được thực hiện như thế nào? Loại phân bón nào thường được sử dụng để bón lót? Mời bà con cùng EcoClean tìm hiểu chi tiết trong bài viết nhé!

Thế nào là bón lót?

Không giống như bón thúc, bón lót là kỹ thuật thường được thực hiện trước khi gieo trồng. Điều này giúp cho đất trở nên màu mỡ hơn và thích hợp cho việc trồng cây. Kết quả là, cây được hấp thụ chất dinh dưỡng ngay từ đầu, tạo điều kiện sinh trưởng và phát triển nhanh nhất. Bên cạnh đó, kỹ thuật bón lót còn được bà con áp dụng sau khi thu hoạch để phục hồi đất. 

Ngoài ra, nhiều nhà vườn xử lý hạt giống bằng phân chuồng trước khi trồng. Đây cũng được coi là một loại kỹ thuật bón phân lót phổ biến trong nuôi cấy.

ky thuat bon lot la gi
Kỹ thuật bón lót thường được áp dụng trước khi gieo trồng hoặc sau khi thu hoạch

Theo đó, với từng giống cây trồng sẽ có tần suất bón khác nhau, cụ thể như sau:

  • Cây hàng năm: Chỉ cần thực hiện bón lót một lần đầu tiên trước thời điểm gieo giống.
  • Cây lâu năm: Thường bón phân lót vào 3 giai đoạn chính: trước khi gieo trồng, giai đoạn cây chậm sinh trưởng và thời điểm sau khi thu hoạch.

Vai trò của bón lót trong canh tác nông nghiệp

Bón lót là kỹ thuật vô cùng cần thiết đối với việc chăm sóc cây cảnh, các loại cây nông sản,…. Bởi vì, kỹ thuật bón phân này mang đến rất nhiều lợi ích: 

Gia tăng hàm lượng chất dinh dưỡng cho đất

Nhờ bón phân lót, đất trồng sẽ trở nên màu mỡ, phì nhiêu hơn. Hàm lượng các chất như lân, kali,… sẽ được đảm bảo cung cấp đầy đủ cho cây trồng.

vai tro cua bon lot
Đất trồng trở nên màu mỡ, phì nhiêu hơn nhờ lớp phân bón lót

Điều hòa độ chua của đất

Phân bón sau khi trộn vào đất sẽ giúp độ chua được điều chỉnh. Điều này giúp cây trồng sinh trưởng và phát triển trong điều kiện tốt nhất, hạn chế sâu bệnh hại. 

Gia tăng độ mùn trong đất

Phương pháp bón lót thường được thực hiện trước khi gieo hạt nhằm mục đích làm cho đất tơi xốp. Nhờ đó, độ mùn trong đất cũng được cải thiện đáng kể. Đất trồng sẽ có được độ ẩm thích hợp, không quá khô và cũng không quá ướt. 

Đất trồng trở nên tơi xốp hơn

Tăng khả năng hấp thụ dưỡng chất cho cây trồng

Khi bón lót, cây trồng sẽ được hấp thụ chất dinh dưỡng ngay từ đầu. Nhờ đó, cây trồng sẽ có được điều kiện tốt nhất cho quá trình sinh trưởng và phát triển. 

Ngoài ra, kỹ thuật bón lót còn mang lại một số lợi ích thiết thực khác như:

  • Tạo độ tơi xốp cho đất, tăng khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng. 
  • Diệt cỏ dại và những mầm mống sâu bệnh hại. 
loi ich khi bon lot
Cây trồng hấp thụ dưỡng chất tốt hơn

Các phương pháp bón lót phù hợp với cây trồng

Lựa chọn cách bón phân phù hợp cho cây trồng là yếu tố quan trọng mà bà con cần biết rõ để mang lại hiệu quả tốt nhất cho quá trình nuôi cấy. Với kỹ thuật bón lót, bà con có thể áp dụng một trong ba phương pháp sau đây:

Phương pháp 1:

Rải đều lượng phân cần bón trên khu vực đất chuẩn bị gieo hạt giống. Lưu ý, trước khi rải phân nên cày bừa đất để tạo điều kiện cho phân bón vùi sâu xuống đất. 

Phương pháp 2:

Rải đều lượng phân bón trên bề mặt đất chuẩn bị gieo trồng. Sau đó, phủ một lớp đất mới lên toàn bộ khu vực đã bón phân, cuối cùng là gieo hạt giống trồng cây. 

phuong phap bon lot dung cach
Phương pháp bón lót đúng kỹ thuật

Phương pháp 3: 

Đào một hố sâu và cho lượng phân bón lót vào hố trước khi gieo hạt. Đây là phương pháp được áp dụng phổ biến cho các loại cây hàng năm. 

Ngoài ra, trong một số trường hợp, bà con nhà nông còn sử dụng phân bón để ngâm hạt giống trước khi mang đi gieo trồng. Đây cũng được xem là một kỹ thuật bón lót.

Những loại phân bón được sử dụng để bón lót

Các loại phân bón dùng để bón lót thường là các loại phân mà chất dinh dưỡng thuộc dạng chậm tan. Trường hợp nếu có hòa trộn phân thì cũng nên chọn cùng một loại phân dễ hòa tan ở mức độ phù hợp. Cụ thể, các loại phân bón lót thường được nhà nông sử dụng đó là:

Phân hữu cơ (phân bón hữu cơ sinh học, phân hữu cơ vi sinh, phân chuồng ủ hoai, phân hữu cơ khoáng,….): Phân bón có chứa hàm lượng hữu cơ cao là loại phân được ưu tiên sử dụng cho kỹ thuật bón lót. Bên cạnh việc bổ sung dinh dưỡng, loại phân này còn giúp tăng thêm độ tơi xốp, đồng thời thúc đẩy hoạt động hệ vi sinh vật có ích trong môi trường đất. 

bon lot dung loai phan
Bón đúng loại phân phù hợp với từng loại cây trồng để phát huy hiệu quả tốt nhất

Vôi hoặc hợp chất cải tạo điều hòa nồng độ pH: Đối với đất chua, đất phèn, hoặc đất trồng cây ăn quả lâu năm, khuyến khích bà con sử dụng vôi bột làm lớp lót để điều chỉnh độ pH của đất về độ pH trung tính của cây trồng.

Phân hóa học: Bà con có thể dùng phân hóa học chứa thành phần lân hoặc kali để bổ sung cho các loại cây hoa màu ngắn ngày hoặc cây ăn quả.

Lưu ý khi tiến hành bón lót cho cây

Để mang lại hiệu quả cao nhất, góp phần tăng năng suất cây trồng, có được mùa màng bội thu thì kỹ thuật bón lót cần được áp dụng đúng cách. Dưới đây là một vài yếu tố quan trọng mà bà con cần lưu ý khi thực hiện bón phân lót cho cây.

Bón đúng loại phân

Tùy vào tình trạng của cây trồng mà bà con sẽ có phương án bổ sung dưỡng chất cũng như lựa chọn loại phân bón phù hợp. Cây sẽ phát triển tốt nhất nếu được bổ sung đúng loại phân, ngược lại lượng phân bón thừa sẽ gây hại cho đất trồng, nghiêm trọng hơn là gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến năng suất cây trồng. 

Bón phân đúng thời điểm

Quá trình sinh trưởng của cây sẽ nhiều giai đoạn cần bổ sung các loại dưỡng chất khác nhau. Bà con cần nắm rõ điều này để cung cấp các chất dinh dưỡng vào đúng thời điểm, phù hợp với từng giai đoạn phát triển của cây. Điều quan trọng là không bón quá sớm hay quá trễ để tránh làm ảnh hưởng đến năng suất cây trồng.

luu y khi bon lot
Lưu ý khi thực hiện bón phân lót cho cây

Bón phân đúng thời tiết và mùa vụ

Điều kiện thời tiết và mùa vụ cũng ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả bón phân. Vào mùa mưa, phân bón dễ bị rửa trôi, gây lãng phí. Mùa khô thì thường có hiện tượng cháy lá, hoa. 

Bên cạnh đó, những loại cây ngắn ngày có nhiều mùa vụ trong năm cũng có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau. Vì vậy, bà con nên kết hợp nhiều phương pháp bón phân khác để bảo vệ cây khi thời tiết thay đổi thất thường, giúp phân bón phát huy hiệu quả một cách tốt nhất. 

Bón phân với liều lượng phù hợp

Tùy thuộc vào loại phân bón, tính chất đất trồng, mùa vụ trong năm cũng như loại cây trồng mà bà con bổ sung lượng phân bón phù hợp. Đối với đất có thành phần cơ giới nặng, giàu mùi, có thể bón lượng phân bón lớn. Tuy nhiên, đối với đất có thành phần cơ giới nhẹ, nghèo mùn thì khi bón lót chỉ nên bón với lượng nhỏ. Nếu bón phân với quá liều lượng thì sẽ xảy ra hiện tượng mất dinh dưỡng do quá trình rửa trôi.

Thực tế, kỹ thuật bón lót không quá phức tạp. Tuy nhiên, bà con cần nắm vững kiến thức cơ bản, hiểu biết về các loại phân bón phù hợp với tính chất đất trồng, từng giống cây trồng để có thể phát huy hiệu quả bón phân lót, mang lại mùa màng bội thu.

Tham khảo thêm: Men vi sinh ủ phân hữu cơ EcoClean Compost giá tốt

Từ khóa » Khái Niệm Về Bón Lót Và Bón Thúc