BỐN PHONG CÁCH NUÔI DẠY CON CÁI

Phong cách giáo dục của cha mẹ thường diễn ra đồng thời và song song với sự phát triển của trẻ. Phong cách nuôi dạy con cái cũng vậy, chúng được thể hiện cụ thể qua thái độ, cách cư xử, hành vi của cha mẹ với con cái việc học tập, sinh hoạt hằng ngày và khi vui chơi. Việc sử dụng phong cách dạy con phù hợp sẽ đem lại những tín hiệu tích cực và giúp cho trẻ có thể phát triển nhân cách toàn diện về mặt tâm sinh lý ở tuổi trưởng thành.

Có rất nhiều ý kiến khác nhau về làm cách nào có thể nuôi dạy con cái một cách hiệu quả. Có thể thông qua tra cứu google, mạng xã hội, trên các trang mạng (website), hội nhóm hay thậm chí, là thông qua “truyền miệng” đúng chuẩn theo phong cách người Việt Nam. Do vậy mà mọi câu chuyện, mọi người kiến “trên trời dưới bể” đều có thể đưa ra chia sẻ. Tuy nhiên, để có kiến thức đúng chuẩn, được nghiên cứu và công bố thì các bậc cha mẹ, chúng ta vẫn nên có sự tham khảo từ sách báo chính thống về phong cách nuôi dạy con cái. Trong đó có một nhà tâm lý là tác giả đã đưa ra quan điểm đầu tiên về phong cách nuôi dạy con cái (Diana Baumrind, 1980). Sau đó, cũng có nhiều tác giả đã tham gia xây dựng và phân loại khác nhau về phong cách nuôi dạy con cái.

Kết quả là, tới thời điểm hiện tại, phong cách nuôi dạy con cái tóm gọn lại chỉ có 4 kiểu: Phong cách uy quyền, uy tín (Authoritative parenting), phong cách độc đoán (authoritarian parenting), phong cách nuông chiều (permissive parenting) và phong cách phó mặc (uninvolved parenting). Các phong cách nuôi dạy con cái phản ánh đa dạng các giá trị chuẩn mực của cha mẹ, cũng như mối quan hệ giữa trách nhiệm (responsive) và yêu cầu (demanding) của cha mẹ đối với con cái của mình.

Phong cách số 1: Độc đoán

  • Cha mẹ không xem xét cảm xúc của con mình
  • Câu cửa miệng: “Tôi đã bảo như vậy là sẽ làm như vậy”
  • Luôn đưa ra yêu cầu, câu nói mang tính “mệnh lệnh”

Các cha mẹ theo phong cách nuôi dạy con cái kiểu độc đoán sẽ đề cao tính nguyên tắc, kỷ luật (mệnh lệnh, giáo điều, bảo thủ) và ít có sự quan tâm ấm áp, tích cực (chia sẻ, cảm thông) đối với đứa trẻ. Cha mẹ theo phong cách đoán không muốn nghe sự giải thích và giáo dục con trên cơ sở các nguyên tắc (ăn, ngủ, nghỉ đúng giờ, không đi chơi về muộn quá 9h00), sử dụng sự trừng phạt để răn đe đứa trẻ không tái phạm vào những lỗi sai. Họ đưa ra các quy tắc yêu cầu đứa trẻ thực hiện việc làm đó mà không quan tâm đến ý kiến, cảm xúc của trẻ.

Những đứa trẻ được nuôi dưỡng trong môi trường giáo dục theo phong cách độc đoán sẽ có xu hướng hành vi hay nổi giận, chống phá, lòng tự trọng bị tổn thương (lòng tự trọng thấp), dễ nổi cáu, nhút nhát. Một mặt khác, chúng có thể trở thành những đứa trẻ khó bảo, hay gây gổ, chống đối xã hội (anti-social), nói dối để tránh bị trừng phạt.

Phong cách số 2: Uy tín

  • Cha mẹ tạo dựng mối quan hệ tích cực với con
  • Giải thích cho con hiểu việc đặt ra các quy tắc nhằm mục đích gì?
  • Cho con hiểu việc vi phạm quy tắc sẽ gây ra hậu quả gì? Tuy nhiên, vẫn cân nhắc đến cảm xúc của con

Các cha mẹ theo phong cách uy tín trong nuôi dạy con cái luôn thể hiện tình yêu ấm áp, tích cực song song với chúng là các nguyên tắc được đặt ra để khuyến khích hành vi của con thay vì trừng phạt. Các bậc cha mẹ luôn sẵn sàng lắng nghe ý kiến của con, thể hiện tính dân chủ và chấp nhận ý kiến đó nếu chúng hợp lý. Cha mẹ thể hiện sự quyết đoán trong phong cách nuôi dạy con theo kiểu uy tín. Phương pháp kỷ luật thể hiện sự “củng cố hành vi” một cách tích cực (Thầy sẽ rất buồn nếu con nói chuyện riêng trong giờ học vì nó sẽ làm ảnh hưởng đến việc học tập của các bạn khác. Chúng ta có thể nói chuyện vui vẻ với nhau vào giờ nghỉ giải lao nhé!) Giải quyết các vấn đề xung đột qua chia sẻ, thương lượng, thảo luận cởi mở, cung cấp hướng dẫn và sử dụng lý lẽ để giải thích cho con hiểu các giá trị, đạo đức.

Qua các nghiên cứu chứng minh cho thấy những đứa trẻ được nuôi nấng trong gia đình cha mẹ theo phong cách uy tín khiến trẻ tự tin, có khả năng tự kiểm soát, quyết đoán, sống có trách nhiệm, thoải mái hơn khi nói ra ý kiến của mình, có thể đưa ra quyết định và đánh giá được tính rủi ro một cách an toàn.

Phong cách số 3: Nuông chiều

  • Hiếm khi đặt ra các quy tắc cho con
  • Không đề cập đến hậu quả từ hành động của con
  • Cha mẹ nghĩ rằng con mình có thể học tập tốt nhất nếu cha mẹ không can thiệp vào việc của chúng

Cha mẹ theo phong cách nuôi dạy con cái kiểu nuông chiều không đặt ra các nguyên tắc và kỷ luật cho con, thay vì thế lại nhấn mạnh đến sự quan tâm, đáp ứng nhu cầu của các con nhiều hơn. Họ ít khi ngăn cản các con làm bất cứ điều gì, kể cả việc kỷ luật con. Dù cho con có làm sai thì việc biểu lộ cảm xúc của cha mẹ cũng yếu ớt. Họ là những người phi truyền thống và khoan dung, không yêu cầu đứa trẻ phải thể hiện mình đã lớn, đã là người trưởng thành.

Những đứa trẻ lớn lên trong gia đình có phong cách nuông chiều trong nuôi dạy con cái thường không tuân thủ nguyên tăc, ứng xử bộc phát, không nghe lời và có tính gây hấn. Có khuynh hướng của sự ích kỷ cá nhân. Kiểm soát hành vi của bản thân kém. Gặp phải nhiều vấn đề hơn trong các mối quan hệ và tương tác xã hội.

Phong cách số 4: Phó mặc

  • Cha mẹ không hỏi việc học tập của con ở trường hay bài về nhà
  • Cha mẹ hiếm khi biết được con mình đang ở đâu? làm gì? đi với ai?
  • Cha mẹ không dành nhiều thời gian cho con mình

Đây là phong cách nuôi dạy con kiểu hờ hững – không đặt ra yêu cầu cao với con, cũng như không có sự quan tâm tình cảm ấm áp. Cha mẹ thờ ơ với nhu cầu của con và không quan tâm đến cuộc sống sinh hoạt của chúng. Họ vẫn đảm bảo con cái của họ được ăn uống đầy đủ, tuy nhiên lại không có sự giáo dục, hỗ trợ, quan tâm hay đặt ra nếp sống sinh hoạt hằng ngày cho các con. Trong những trường hợp mang tính cực đoan, cha mẹ kiểu phó mặc có thể từ chối và không đoái hoài đến mong muốn của con cái mình.

Trẻ được nuôi dưỡng trong gia đình có phong cách phó mặc sẽ thể hiện lòng tự trọng thấp kém, có xu hướng học tập kém ở trường, vô cảm với mọi thứ xung quanh. Có nhiều bốc đồng, không thể thể hiện được cảm xúc. Trẻ có xu hướng phạm pháp và dinh vào các chất kích thích, ma túy. Có nhiều vấn đề tâm thần hơn (hành vi tự sát ở thanh thiếu niên)

Trên đây là bốn phong cách nuôi dạy con cái đang được thể hiện ở nhiều gia đình, có thể là một, hai hoặc ba phong cách. Song việc này còn chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố tác đông khác nhau: Văn hóa, kinh tế, tôn giáo, tính cách, khí chất của con trẻ trong mỗi gia đình (Ví dụ: Một đứa trẻ có tính khí nhạy cảm hơn có thể khiến cha mẹ cảm thấy khó khăn mà thể hiện sự độc đoán hơn). Hay yếu tố văn hóa như tại Việt  Nam, Trung Quốc cũng có sự độc đoán, chuyên quyền nhưng con cái vẫn trưởng thành, thành đạt và có vị thế trong xã hội.

Đây là mối tương quan có tính kết quả, không có quan hệ nhân quả. Do vậy, tùy theo quan điểm sống, nhận thức và môi trường nuôi dưỡng của mỗi gia đình mà có phong cách nuôi dạy con cái khác nhau. Bên cạnh đó, phong cách nuôi dạy con cái uy tín vẫn là phong cách nuôi dạy được các chuyên gia khuyến khích.

Vừa rồi là bốn phong cách nuôi dạy con cái để bố mẹ tạo dựng cùng con một kỹ năng sống cho trẻ giúp học tập và làm việc hiệu quả nhất . Khóa học Ismartkids của Hệ thống giáo dục kỹ năng sống Cara sẽ giúp trẻ trang bị kỹ năng rèn luyện bản thân và hình thành những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực; loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực. Ngoài ra khóa học Fastrackids STEM của Cara  sẽ giúp trẻ trang bị các kỹ năng sống cần thiết cho thế kỉ 21 , kiến thức khoa học xã hội , khoa học ,đồng thời giúp trẻ định hướng nghề nghiệp sau này . 

Giáo viên Ninh Bảo Khánh – Hệ thống giáo dục kỹ năng sống Cara  

Từ khóa » Cách Nuôi Dậy Con Cái