Bón Vôi: Giải Pháp Canh Tác Bền Vững Cho đất Trồng Lúa Nhiễm Phèn ...
Có thể bạn quan tâm
| ||||||
Tin tức - Sự kiện Khoa học, công nghệ - Khuyến nôngChương trình, đề tài; mô hình khuyến nôngKỹ thuật sản xuất Thông tin chỉ đạo điều hành Quy hoạch - Kế hoạch - Báo cáo Chuyên mục Thanh tra Thông tin dự án Cải cách hành chính Chuyên mục Chuyển đổi số Thông tin Thủ tục hành chính Thông tin công khai Công bố thông tin chuyên ngành Danh bạ cơ quan Lịch công tác ký tự Tiếp nhận ý kiến Theo chuyên đề Menu văn bản ký tự Liên kết Website Sở, Ban, Ngành TT HuếSở Thông tin và Truyền thôngSở Nội vụSở Kế hoạch và Đầu tưSở Y tếSở Khoa học và Công nghệSở Lao động thương binh và xã hộiSở Tài chínhSở Xây dựngSở Giao thông vận tảiSở Tài nguyên và Môi trườngSở Du lịchSở Văn hóa Thể thaoSở Ngoại vụSở Tư phápThanh tra tỉnhBan dân tộcSở Giáo dục và đào tạoSở Công thươngVăn phòng UBND tỉnhĐơn vị sự nghiệp thuộc sởChi cục Kiểm lâmChi cục Thủy lợi (VP BCH PCTT&TKCN)Chi cục Phát triển nông thôn (Văn phòng Nông thôn mới)Trung tâm Khuyến nông | ||||||
Khoa học, công nghệ - Khuyến nông >> Kỹ thuật sản xuấtBÓN VÔI: GIẢI PHÁP CANH TÁC BỀN VỮNG CHO ĐẤT TRỒNG LÚA NHIỄM PHÈN, MẶN VEN PHÁNgày cập nhật 17/08/2016 Vôi không chỉ đơn thuần là phân bón cung cấp dưỡng chất canxi (Ca) cho cây lúa mà còn nhiều tác dụng nữa mà phân hóa học khác không có được, đó là: Ngăn chặn sự suy thoái của đất; Khử được tác hại của mặn; Ức chế sự phát triển của nấm bệnh trong đất và Phát huy hiệu lực của phân hữu cơ, phân vô cơ. Cần hiểu rõ tác dụng của từng dạng vôi trước khi sử dụng: - Bột đá vôi (CaCO3): được làm ra bằng cách nghiền mịn đá vôi. Loại tác dụng chậm, thường từ 2-6 tháng sau khi bón tùy theo độ mịn của bột đá; - Vôi nung (CaO): được tạo ra bằng cách nung đá vôi trong lò nung như làm gạch ở nhiệt độ khoảng 900-1.000oC. Loại này có tác dụng mạnh và nhanh nhất nhưng dễ gây bỏng khi gặp nước; - Vôi tôi (Ca(OH)2): được tạo ra bằng cách tưới lên vôi nung một lượng nước gần bằng trọng lượng của nó, lúc đó vôi tả ra thành bột, sinh nhiệt (khoảng 150oC) và bốc hơi. Dạng vôi này có tác dụng cũng khá nhanh; - Vôi thạch cao (CaSO4): Đây là dạng vôi đặc biệt có chứa lưu huỳnh, tác dụng nhanh nhưng không nên sử dụng ở đất có phèn. Tác dụng của việc bón vôi trên đất trồng lúa nhiễm phèn, mặn ven phá thể hiện rõ những điểm chính nêu sau: 1. Vôi cung cấp dưỡng chất Canxi cho cây trồng: Canxi là dưỡng chất trung lượng nên cây trồng cần nhiều Canxi để làm vững chắc vách tế bào. Do đó, thiếu Canxi cây yếu ớt dễ đổ ngã, dễ bị sâu bệnh tấn công, trái hay bị nứt; khi thiếu trầm trọng đọt lá non biến dạng, quăn queo rồi chết khô. Ngoài ra, Canxi còn giúp cây trồng giải độc, tăng khả năng chống chịu với điều kiện bất lợi của nắng nóng, mặn và phèn. Đối với cây Lúa, nên bón lúc làm đất vụ Hè Thu. 2. Vôi ngăn chận sự suy thoái của đất: Ở đất có phèn, đất thâm canh, đất canh tác bón nhiều phân đạm (urê) và kali lâu năm, và nhất là điều kiện thời tiết nắng nóng và thời gian chuyển vụ gấp từ Đông Xuân qua Hè Thu làm cho đất suy thoái dần. Khi đất bị suy thoái, năng suất cây trồng giảm dần theo thời gian canh tác, khoáng sét trong đất bị phá hủy, đất mất dần cấu trúc, trở nên rời rạc, mềm nhão khi gặp nước và kết dính đóng váng khi khô, đất trở nên bí chặt kém thông thoáng. Nếu để tình trạng suy thoái kéo dài, bạc màu, sức sản xuất kém, năng suất và chất lượng của cây trồng giảm, lúc đó không thể khôi phục lại sức sống của đất được. 3. Vôi khử được tác hại của mặn: Mực nước biển dâng lên do tác động của biến đổi khí hậu, cùng với lượng nước cung cấp không thường xuyên trong vụ Hè Thu làm cho nước biển xâm nhập sâu vào đất liền gây nhiễm mặn nhiều vùng đất ven phá. Đất nhiễm mặn bị mất dần cấu trúc, rời rạc; trong đó cây Lúa không hút được nước và dưỡng chất. Để hạn chế tác hại của mặn, những vùng đất mặn có phèn nên bón vôi nung (CaO) để rửa mặn, còn đất mặn không phèn nên bón vôi thạch cao (CaSO4). Bón bằng cách rải đều trên đất ruộng đã được cày xới và ngập nước trước khi bón vôi. Sau khi rải vôi cần bừa hoặc trục cho vôi trộn đều trong đất, ngâm nước từ 1-2 ngày rồi rút bỏ nước. 4. Vôi phát huy hiệu lực của chất hữu cơ, phân vô cơ và thuốc diệt cỏ. Bón vôi giúp chất hữu cơ phân hủy nhanh hơn, làm giảm ngộ độc hữu cơ ở đất lúa; Vôi giúp giữ chất mùn (từ sự phân hủy chất hữu cơ) không bị rửa trôi ở đất có nhiều cát, nên đã phát huy vai trò của chất hữu khi được cung cấp vào đất. Ở đất phèn, phân lân bón vào đất chỉ hữu dụng khoảng 30%, bón vôi trước khi bón phân lân, nhất là lân supe sẽ làm gia tăng sự hữu dụng của phân lân. Bón vôi còn làm gia tăng sự hấp thu Kali (K) của cây trồng. Phòng Trồng trọt - Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Gửi tin qua email In ấnCác tin khácMỘT SỐ CÔNG VIỆC CẦN CHÚ Ý TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TẠI THỪA THIÊN HUẾ TRONG THÁNG 8/2016 (11/08/2016)Kỹ thuật nuôi cua trứng trong ao từ nguồn giống ương của các hộ trên địa bàn huyện (27/07/2016)MỘT SỐ CÔNG VIỆC CẦN CHÚ Ý TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TẠI THỪA THIÊN HUẾ TRONG THÁNG 7/2016 (11/07/2016)Một số vấn đề cần lưu ý trong chăn nuôi bò lai F1 BBB (11/07/2016)Kết quả từ mô hình thâm canh lạc trên đất lúa chuyển đổi (30/06/2016)Hội nghị giao ban đánh giá kết quả hoạt động khuyến nông 06 tháng đầu năm và định hướng hoạt động 06 tháng cuối năm 2016 (23/06/2016)Chuyển đổi cơ cấu cây trồng - hướng đi mới trên đất lúa bán sơn địa tại HTX Tây Xuân (07/06/2016)Hiệu quả kinh tế-xã hội từ các mô hình “Nuôi gà Ai Cập lấy trứng trên nền đệm lót sinh học Balasa N01” (01/06/2016)KỸ THUẬT NUÔI CÁ CHẠCH BÙN (Misgurnus anguillicaudatus) (23/03/2016)Mô hình nuôi lợn trên đệm lót sinh học giảm thiểu ô nhiễm mô trường và cung cấp nguồn phân hữu cơ sản xuất rau sạch tại xã Quảng Thành huyện Quảng Điền (11/03/2016)« Trước123Sau »
| ||||||
|
Từ khóa » đất Nhiễm Phèn Người Ta Hạn Chế Cày Sâu Vì
-
Top 15 đất Nhiễm Phèn Người Ta Hạn Chế Càng Sâu Vì - MarvelVietnam
-
Top 15 đất Nhiễm Phèn Người Ta Hạn Chế Cày Sâu Vì - MarvelVietnam
-
Đất Nhiễm Phèn Người Ta Hạn Chế Cày Sâu Vi - Hàng Hiệu
-
Bài 10: Biện Pháp Cải Tạo, Sử Dụng đất Mặn, đất Phèn - Hoc24
-
Người Ta Thường Dùng Những Biện Pháp Nào để Cải Tạo đất ? - Hoc24
-
Bài 10: Biện Pháp Cải Tạo Và Sử Dụng đất Mặn, đất Phèn
-
Bài 6: Biện Pháp Sử Dụng, Cải Tạo Và Bảo Vệ đất
-
BÍ QUYẾT CẢI TẠO ĐẤT PHÈN ĐỂ NÂNG CAO NĂNG SUẤT CÂY ...
-
Nguyên Nhân Hình Thành Và Biện Pháp Cải Tạo đất Mặn, đất Phèn
-
Đất Phèn Là Gì Và Những Biện Pháp Hiệu Quả để Cải Tạo đất Phèn?
-
Biện Pháp Cải Tạo đất Phèn Hữu ích Cho Người Nông Dân - LinkedIn
-
Công Nghệ 10 Bài 10: Biện Pháp Cải Tạo Và Sử Dụng đất Mặn, đất Phèn
-
Câu 3 Trang 15 SGK Công Nghệ 7
-
Tìm Hiểu Về Đất Phèn • Tin Cậy 2022