Bốn Yếu Tố Trong Phân Tích Kỹ Thuật Mà Nhà đầu Tư Chứng Khoán Cần ...

Kiến thức tài chínhKiến thức đầu tư

Bốn yếu tố trong phân tích kỹ thuật mà nhà đầu tư chứng khoán cần lưu ý

Phân tích kỹ thuật (PTKT) là phương pháp dựa vào biểu đồ, đồ thị diễn biến giá cả và khối lượng giao dịch của cổ phiếu nhằm phân tích các biến động cung – cầu đối với cổ phiếu để giúp cho nhà đầu tư quyết định thời điểm nên mua vào, bán ra hay giữ cổ phiếu trên thị trường.

PTKT đóng vai trò là công cụ trợ giúp nhà đầu tư với 03 chức năng chính: báo động, xác thực và dự đoán.

  • Công cụ báo động: PTKT cảnh báo sự phá vỡ các ngưỡng an toàn gồm hỗ trợ & kháng cự và thiết lập nên các ngưỡng an toàn mới hay nói cách khác là thiết lập mức giá mới thực sự thay vì dao động quanh một mức giá cũ.
  • Công cụ xác nhận: Mỗi phương pháp PTKT được sử dụng kết hợp với các PTKT khác hoặc các phương pháp PTCB để đánh giá về xu thế của giá chứng khoán.
  • Công cụ xác nhận: Nhà đầu tư (NĐT) sử dụng các kết luận của PTKT để dự đoán giá tương lai với kỳ vọng về khả năng dự đoán tốt hơn.

Thông thường, NĐT theo trường phái phân tích kỹ thuật sẽ trải qua một vài công đoạn trong việc mua bán cổ phiếu:

  • Chọn mẫu hình kỹ thuật phù hợp với khẩu vị của bản thân để xác định cổ phiếu cho tín hiệu mua.
  • Đánh giá trạng thái thị trường để giảm thiểu rủi ro do biến động.
  • Xác định điểm mua và điểm bán, ưu tiên lựa chọn cổ phiếu cho tín hiệu tốt kể cả khi thị trường vẫn đang diễn biến thận trọng.

Để thực hiện các bước trên, NĐT cần lưu ý 4 yếu tố sau:

1. Các dạng đồ thị

Đồ thị kỹ thuật là công cụ giúp NĐT xác định các kịch bản của giá cổ phiếu trong tương lai, từ đó hỗ trợ việc hoạch định chiến lược đầu tư. Mẫu hình kỹ thuật có thể là đường trung bình động, MACD hay RSI,... phù hợp với khẩu vị của bản thân để xác định cổ phiếu cho tín hiệu mua.

Để tối ưu hóa hiệu quả phân tích, các chuyên gia khuyến nghị NĐT mới không nên chọn quá nhiều phương pháp, mà hãy tập trung và phương pháp mà bản thân sử dụng hiệu quả nhất.

Việc xác định điểm mở vị thế mua/bán tùy thuộc vào chính mẫu hình mà các NĐT lựa chọn. Từ đồ thị kỹ thuật cơ bản nhất là biểu đồ đường (đường nối tập hợp giá đóng cửa của các ngày giao dịch), thể hiện vận động giá của cổ phiếu, nhìn vào đồ thị sẽ biết giá thị trường hiện tại là bao nhiêu, giá trong khoảng thời gian kể từ đầu năm đi lên hay đi xuống. Hay nâng cao và phổ biến hơn đồ thị nến Nhật có tính ứng dụng cao hơn, cho phép NĐT đánh giá chuẩn xác hơn vận động của cung - cầu, đồng tạo ra rất nhiều tín hiệu dự báo ban đầu cho vận động giá.

2. Xu hướng

Xác định xu hướng thị trường là một nhiệm vụ quan trọng của NĐT. Thông thường, NĐT sẽ dễ tìm kiếm cơ hội sinh lời trong thị trường xu hướng tăng (uptrend) và cần cảnh giác, đưa ra các quyết định hạ tỷ trọng, giảm tần suất mua bán khi thị trường đi vào xu hướng giảm (downtrend). Xác định được xu hướng là xác định được tâm lý của thị trường chung, vận động của dòng tiền chứng khoán. NĐT có thể quen thuộc với ba xu hướng thị trường chính.

3. Đường xu hướng

Từ đường xu hướng, một NĐT kinh nghiệm có thể xác định được giá, vùng kháng cự và hỗ trợ, cũng như tín hiệu đảo chiều của cổ phiếu. Đường xu hướng có 2 loại là đường xu hướng Tăng và đường xu hướng Giảm. NĐT có thể cân nhắc giao dịch (mua/bán) khi giá chạm đường xu hướng Tăng/Giảm và bật trở lại.

Quan sát biểu đồ, càng có nhiều điểm chạm giữa giá cổ phiếu và đường xu hướng thì tính chính xác của dự báo lại càng cao. Và nếu đường xu hướng càng kéo dài thì biến động sau khi đường xu hướng bị phá vỡ, dù tăng hay giảm, sẽ càng lớn.

4. Khối lượng giao dịch

Khối lượng (volume) là chỉ báo đánh giá số lượng đơn vị chứng khoán được giao dịch hay mức thanh khoản của thị trường hoặc riêng từng cổ phiếu. Khối lượng là thước đo rõ ràng nhất của cung và cầu, cụ thể:

Giá cổ phiếu tăng đi kèm khối lượng tăng cho thấy trạng thái tích cực và kỳ vọng của dòng tiền vào sự tăng trưởng của cổ phiếu trong tương lai;

Giá cổ phiếu tăng nhưng khối lượng giảm cho thấy lượng mua đang yếu dần, kì vọng vào cổ phiếu giảm đi và NĐT ở trạng thái thận trọng, quan sát phản ứng thị trường. Đây thường là tín hiệu thị trường đảo chiều vào cuối một xu hướng tăng mạnh;

Giá cổ phiếu giảm đi kèm khối lượng tăng cho thấy cung đang gia tăng. Nhiều khả năng đây là đợt chốt lời mạnh hoặc tín hiệu đảo chiều bắt đáy.

Trường hợp cuối là giá cổ phiếu giảm và khối lượng cũng giảm cho thấy cung không nhiều mà cầu cũng không mạnh. NĐT nên cân nhắc, quan sát khi đầu tư vào giai đoạn này.

Nguồn: tổng hợp.

>>> Mở tài khoản đầu tư cùng các chuyên gia của Chứng khoán Tiên Phong tại đây.

>>> Xem thêm nhiều bài viết bổ ích tại đây

>>> Like fanpage của Tien Phong Securities tại đây

>>> Tìm hiểu Vị trí tuyển dụng của Tien Phong Securities

Từ khóa » Tín Hiệu Mua Bán Cổ Phiếu