Bỏng Bô Xe Máy Kiêng Ăn Gì? – Top Thực Phẩm Cần Tránh Xa

  • FAQ
  • Đặt lịch khám
  • Thẻ thành viên
  • Phòng khám trực tuyến
Hotline: 1800 2222
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Sơ đồ tổ chức
    • Thành tích Y khoa
    • Tham quan Phòng khám
    • Trang Thiết bị – Máy móc
    • Công nghệ Y tế
    • Hoạt động Bệnh viện
    • Lịch hội thảo
    • Đối tác
  • Đội ngũ Bác sĩ
  • Dịch vụ Y tế
    • Khám và Điều trị Chuyên khoa
    • Khám Sức khỏe Tổng quát
      • Khám Sức khỏe Doanh nghiệp
      • Khám Sức khỏe Cá nhân
    • Tiêm chủng – Phòng ngừa
    • Khám mắt – Đo Thị lực
    • Nội soi Dạ dày
    • Cận lâm sàng
      • Chụp X – Quang
      • Siêu âm
      • Nội soi
    • Xét nghiệm máu
    • Khám Bảo hiểm Y tế
  • Chuyên Khoa
    • Nội khoa
      • Bệnh truyền nhiễm
      • Huyết học
      • Khoa hô hấp
      • Khoa tiêu hoá
      • Khoa tim mạch
      • Miễn dịch học
      • Nội tiết
      • Thận học
      • Thần kinh học
    • Ngoại khoa
      • Bệnh nam khoa
      • Ngoại tổng quát
    • Chẩn đoán
      • Bệnh lý học
      • Khoa học chăm sóc sức khoẻ
      • Vô tuyến học
      • Y học hạt nhân
    • Trị liệu
      • Bệnh Da Liễu
      • Bệnh Tai Mũi Họng
      • Chấn thương chỉnh hình
      • Nhãn khoa
      • Phẩu thuật Miệng – Hàm mặt
    • Nhi khoa
      • Nhi hô hấp
      • Nhi huyết học và nhi ung bướu
      • Nhi tiêu hóa, gan mật tụy và dinh dưỡng
      • Nhi truyền nhiễm
      • Sơ sinh
    • Sản phụ khoa
      • Bệnh Phụ Khoa
      • Sản khoa
      • Sinh lý nội tiết sinh sản và vô sinh
      • Thai nhi
    • Y học gia đình
      • Sức khỏe cộng đồng
    • Khoa khác
      • Chuyên khoa Y học Nghiện
      • Di truyền học
      • Y học du lịch
      • Y học dự phòng
      • Y học giấc ngủ
      • Y tế công cộng
  • Hướng dẫn KH
    • Đặt lịch khám
    • Quy trình khám chữa bệnh
    • Hướng dẫn thanh toán
    • Chính sách bảo mật thông tin
    • Thẻ thành viên
    • Góc tri ân
  • Thông tin sức khỏe Việt Nam
    • Hỏi và đáp Bác sĩ
    • Phòng khám trực tuyến
    • Tin tức Y tế
  • Tin tức
  • Liên hệ
Bỏng Bô Xe Máy Kiêng Ăn Gì? – Top Thực Phẩm Cần Tránh Xa Trang chủ > Chuyên khoa > Trị liệu > Bệnh Da Liễu > Bỏng Bô Xe Máy Kiêng Ăn Gì? – Top Thực Phẩm Cần Tránh Xa

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Cao Thị Bích Chi | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng ba 24, 2021

Bỏng bô xe máy kiêng ăn gì? Hay nên ăn gì để vết thương nhanh lành? Là thắc mắc chung của nhiều bạn không may bị bỏng vì bô xe máy. Bởi vì vết bỏng bô mà không chăm sóc tốt thì không những lâu lành mà còn rất dễ để lại sẹo xấu. Để tìm câu trả lời chi tiết cho băn khoăn trên, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Bỏng bô xe máy là tình trạng rất thường gặp ở Việt Nam, khi chân bạn vô tình chạm phải bô khiến da bị bỏng. Để vết thương nhanh chóng phục hồi, không để lại sẹo thì ngoài phương pháp sơ cứu ban đầu, chế độ chăm sóc và chế độ ăn uống đóng vai trò cực kỳ quan trọng.

Các loại thực phẩm hằng ngày sẽ ảnh hưởng đến thời gian lành, quá trình lành và quyết định vết sẹo sau này trên da. Nếu không kiêng cữ hợp lý, thì vết thương có thể trở nặng dẫn đến vết bỏng bị ngứa, sưng, đau, nhức, mưng mủ, lâu khỏi và để lại những vết sẹo xấu xí mà bạn không thể xóa bỏ. Vậy bỏng bô xe máy nên ăn gì và nên kiêng gì? Cách chăm sóc vết bỏng bô xe máy như thế nào, hãy cùng xem phần chia sẻ của Bệnh viện Đa khoa Phương Nam.

bỏng bô xe máy kiêng ăn gì
Bỏng bô xe máy kiêng ăn gì? Và cách chăm sóc như thế nào mau lành?

Mục Lục Bài Viết

  • 1 Bị bỏng kiêng ăn gì, bỏng bô xe máy kiêng ăn gì? – Những thực phẩm nên tránh xa
    • 1.1 Kiêng rau muống
    • 1.2 Kiêng hải sản
    • 1.3 Kiêng đồ nếp và thịt gà
    • 1.4 Kiêng ăn thịt bò
    • 1.5 Kiêng ăn trứng
    • 1.6 Kiêng thuốc lá, rượu bia:
    • 1.7 Kiêng thịt gà, thịt chó:
    • 1.8 Kiêng ăn thịt nướng/xông khói
    • 1.9 Kiêng ăn đồ ngọt
  • 2 Những chất nên bổ sung khi bị bỏng bô xe máy
    • 2.1 Protein – Tốt cho người phỏng bô xe
    • 2.2 Bổ sung Vitamin A
    • 2.3 Bổ sung Vitamin C
    • 2.4 Bổ sung kẽm
    • 2.5 Acid béo
    • 2.6 Khi bị phỏng bô nên uống nhiều nước lọc
  • 3 Hướng dẫn chăm sóc vết bỏng bô xe máy nhanh khỏi
    • 3.1 Bỏng bô xe máy bao lâu thì khỏi
    • 3.2 Bị bỏng bô xe máy nên làm gì

Bị bỏng kiêng ăn gì, bỏng bô xe máy kiêng ăn gì? – Những thực phẩm nên tránh xa

Khi bị bỏng, nếu không chăm sóc cẩn thận và ăn uống không hợp lý thì vết bỏng sẽ rất lâu lành. Do đó, việc nhiều người thắc mắc bỏng bô xe máy kiêng ăn gì, là điều hoàn toàn dễ hiểu.

Cụ thể, theo các chuyên gia y tế cũng như kinh nghiệm từ dân gian truyền lại thì khi bị bỏng bô, mọi người cần tránh xa những thực phẩm sau:

Kiêng rau muống

Đây là một trong những thực phẩm bạn cần tuyệt đối tránh xa khi bị bỏng hoặc bị thương. Bởi tuy rau muống có tính hàn, ăn vào sẽ giúp giải nhiệt cơ thể, nhưng nó lại kích thích tăng sinh collagen, khiến vùng da bị tổn thương được làm đầy. Chính lý do này mà khi ăn rau muống, vết bỏng sẽ có nguy cơ để lại sẹo rất cao, đặc biệt còn gây sẹo lõm, sẹo lồi rất mất thẩm mỹ.

Kiêng hải sản

Hải sản có thể xem là kẻ thù của mọi loại vết thương, trong đó có vết thương do bỏng gây ra, do nó chứa rất nhiều chất đạm. Ăn hải sản khi bị bỏng bô không những khiến vết phỏng bị ngứa ngáy, khó chịu, lâu lành mà còn để lại sẹo lồi trên da.

bỏng bô xe máy kiêng ăn gì -1
Bỏng bô xe máy kiêng ăn gì? – Cần kiêng ăn hải sản khi bị bỏng.

Kiêng đồ nếp và thịt gà

Bạn không nên ăn những thức ăn được chế biến từ nếp và thịt gà, bởi nếp rất dễ làm cho vết thương bị mưng mủ và sưng lên, từ đó khiến vết bỏng lâu lành, để lại sẹo xấu trên da.

Kiêng ăn thịt bò

Thịt bò mặc dù rất giàu chất dinh dưỡng và tốt cho người bệnh trong quá trình hồi phục sức khỏe. Tuy nhiên, đối với những trường hợp đang bị bỏng thì không nên ăn thịt bò, bởi nó sẽ khiến vết thương hình thành sẹo thâm, sậm màu ở vùng da tổn thương.

Kiêng ăn trứng

Việc ăn trứng khi bị bỏng bô vừa làm cho vết thương lâu lành hơn vừa dễ tạo thành các khoảng trắng ở vùng vết thương, gây tình trạng sẹo loang lỗ.

Kiêng thuốc lá, rượu bia:

Để vết bỏng nhanh lành, bạn không nên hút thuốc lá, uống rượu bia trong quá trình vết thương đang lành. Vì chất kích thích chính là tác nhân chính khiến thời gian lành thương kéo dài.

Kiêng thịt gà, thịt chó:

Ngoài những thực phẩm trên, bạn cũng không nên ăn thịt gà và thịt chó. Bởi những loại thịt này tuy có thể kích thích quá trình lên da non nhưng lại khiến vết thương hình thành sẹo lồi, làm mất thẩm mỹ làn da.

Tìm Hiểu Thêm Các Bệnh Về Da Liễu

  • Công dụng của mặt nạ khoai tây sữa tươi
  • Cách làm sữa rửa mặt từ thiên nhiên
  • Rửa mặt bằng sữa tươi có ăn nắng không

Kiêng ăn thịt nướng/xông khói

Khi bị sẹo nếu ăn thịt nước/xong khói sẽ khiến vết thương lâu lành và dễ để lại sẹo. Vì chất khoáng và vitamin E trong thực phẩm có tác dụng tác tạo mô mềm khi bị tổn thương. Tuy nhiên nước/xong khói khiến cho thực phẩm giảm chất khoáng và vitamin E đáng kể.

Kiêng ăn đồ ngọt

Một trong những thực phẩm bạn cần tránh xa khi bị bỏng, đó là đồ ngọt. Các loại bánh kẹo, nước ngọt nhiều đường sẽ khiến lượng vitamin E trong cơ thể bị hao hụt. Việc này làm chậm quá trình tái tạo da, khiến vết thương lâu lành hơn bình thường.

bỏng bô xe máy kiêng ăn gì
Cần tránh xa các loại đồ ăn ngọt nếu không muốn vết bỏng lâu lành.

Những chất nên bổ sung khi bị bỏng bô xe máy

Bên cạnh vấn đề bỏng bô xe máy kiêng ăn gì, thì bỏng bô xe máy nên ăn gì cũng được rất nhiều bạn quan tâm. Cụ thể, để giúp vết thương nhanh lành thì bạn nên chú ý bổ sung dưỡng chất cho cơ thể thông qua những giai đoạn sau:

Giai đoạn mới bị bỏng: Sau 2 ngày bị bỏng, cơ thể sẽ bị mất nước do vết bỏng tiết ra nhiều dịch. vậy nên các bạn nên cung cấp nhiều vitamin, các thực phẩm chứa nhiều nước.

Giai đoạn xuất hiện phản ứng viêm: Lúc này cơ thể cần nhiều vitamin, thực phẩm thanh nhiệt, lợi tiểu, và Protein

Giai đoạn phục hồi: Các bạn cần tiêu thụ các thực phẩm chứa nhiều protein, vitamin từ các loại thịt, cá, sữa, trứng, rau và hoa quả tươi.

Cụ thể người bị bỏng cần bổ sung các thực phẩm sau:

Protein – Tốt cho người phỏng bô xe

Một trong những chức năng của protein đối với cơ thể là tăng trưởng và duy trì các mô. Trong trường hợp cơ thể bị thương, các protein sẽ có nhiệm vụ sửa chữa các mô vì thế giai đoạn này cơ thể cần được cung cấp nhiều protein hơn bình thường.

Những thực phẩm giàu protein bạn có thể bổ sung trong khẩu phần ăn bình thường của mình là đậu khô, đậu Hà Lan, đậu lăng, đậu phụ, các loại hạt, bơ từ đậu phộng và bơ từ các loại hạt, sữa, phô mai… Ngoài bữa ăn chính, bạn có thể bổ sung thêm protein thông qua sữa tươi, sữa đậu nành và sữa chua.

Bổ sung Vitamin A

Vitamin A có chức năng kích thích sự tổng hợp collagen và sự đa dạng hóa của các nguyên bào sợi, đồng thời kiểm soát tình trạng viêm nhiễm. Vì thế nên bổ sung vitamin A qua các loại quả màu vàng như cà rốt, đu đủ, bí đỏ, bí ngô, gan động vật và những sản phẩm chế biến từ bơ sữa.

Bổ sung Vitamin C

Vitamin C hỗ trợ sản sinh collagen, tăng sức đề kháng giúp tránh nhiễm trùng vết thương và làm gia tăng sự hấp thu chuyển hóa chất sắt trong cơ thể… Vitamin C có thể được bổ sung thông qua cà chua, ớt chuông, khoai tây, cam quýt, dâu tây, bông cải xanh, bắp cải, ổi, các loại rau có lá màu xanh sẫm…

bỏng bô xe máy nên ăn gì
Ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin A và vitamin C sẽ giúp vết bỏng nhanh hồi phục.

Bổ sung kẽm

Kẽm là một chất giúp nâng cao hệ miễn dịch và tái tạo tế bào. Những thực phẩm chứ nhiều kẽm là bí ngô, hạt bí ngô, củ cải,…

Acid béo

Acid béo hay omega 3 có công dụng kháng viêm, tốt cho hệ miễn dịch cơ thể. Bạn có thể bủ sung Acid béo bằng việc tiêu thụ các loại thực phẩm như : cá hồi, cá thu, cá trích…

Khi bị phỏng bô nên uống nhiều nước lọc

Mỗi ngày thông thường một người cần uống 1,5 – 2 lít/ngày. Nhưng khi bị bỏng, bị thương để bổ sung đầy đủ nước giúp vết thương và cơ thể phục hồi nhanh chóng, bạn cần uống khoảng từ 2,5 lít đến 3 lít.

Bên cạnh bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, để cơ thể mau lành và phục hồi, người bị bỏng cần nghỉ ngơi đủ giấc. Và chăm sóc vết bỏng cẩn thận. Vậy cách chăm sóc vết bỏng bô xe máy như thế nào?

Hướng dẫn chăm sóc vết bỏng bô xe máy nhanh khỏi

Bỏng bô xe máy bao lâu thì khỏi

Thông thường bỏng bô xe máy không nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe, tuy nhiên lại gây đau, rát, khó chịu và dễ để lại sẹo vĩnh viễn. Vết bỏng do bô xe máy thường sẽ khỏi sau 3 – 4 tuần tùy vào cơ địa và cách chăm sóc. Tuy nhiên với những vết bỏng nặng thì lâu hơn.

Bỏng bô xe máy được chia làm 3 cấp độ: bỏng độ 1, bỏng độ 2 và bỏng độ 3. Khi bị bỏng cấp độ 1 bạn có thể sơ cứu và điều trị tại nhà. Bỏng cấp độ 2 thì nên sơ cứu trước rồi đến bệnh viện để kiểm tra. Còn nếu bỏng cấp độ 3 thì phải đến bệnh viện ngay. 

  • Nhận biết bỏng cấp độ 1: tầng bề mặt da và biểu bì sẽ có hiện tượng đỏ và đau nhẹ. 
  • Nhận biết bỏng cấp độ 2: Vết bỏng lúc này thường có màu đỏ đậm, đau rát và phồng rộp. Có thể tầng da thứ 2 đã bị tổn thương.
  • Nhận biết bỏng cấp độ 3: vết bỏng rất sâu, nhưng không đau do đã ảnh hưởng đến dây thần kinh. Thậm chí vết bỏng có thể làm hỏng cơ xương và mô.

Khi bị bỏng cấp độ 1 và 2 bạn cần sơ cứu nhanh chóng, kịp thời và đúng phương pháp. Việc sơ cứu rất quan trọng, vì giúp vết thương không bị nặng hơn và nhanh chóng phục hồi sau đó.

bỏng bô xe máy kiêng ăn gì
Rửa sạch và thay băng mỗi ngày sẽ giúp vết thương nhanh lành hơn.

Bị bỏng bô xe máy nên làm gì

  • Lập tức làm mát da: để nhanh chóng làm dịu vết bỏng, thì bạn nhanh chóng dùng nước sạch để rửa vết thương (lưu ý phải là nước sạch để tránh nhiễm trùng). Nên ngâm trong nước khoảng từ 15 – 30 phút cho đến khi hết đau rát, nhưng đừng ngâm quá lâu khiến vết bỏng phồng rộp.
  • Làm sạch vết thương: sát trùng vết thương nhằm loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn.
  • Bôi thuốc hoặc kem sát trùng
  • Che vết thương: dùng gạc vô trùng để che vết thương và dùng băng dán ép nhẹ vùng bảng
  • Thay băng mỗi ngày: mỗi ngày bạn nên mở băng ra, rửa vết thương bằng nước muối sinh lý, bôi kem trị bỏng và cuối cùng là băng vết thương lại. Lưu ý nếu vết thương bị bọng nước thì đừng tự phá mà hãy để nó tự vỡ. Bạn thực hiện đều đặn cho đến khi vết bỏng lành và không còn bị đỏ nữa.
  • Làm mờ sẹo: sau khi vết thương lành, bạn có thể sử dụng kem chuyên dụng để làm mờ sẹo, hoặc sử dụng các nguyên liệu thiên nhiên như nghệ tươi, nha đam, gừng, giấm táo. Lưu ý chỉ sử dụng các phương pháp dân gian khi vết thương đã lành hẳn.

Mong rằng những chia sẻ trên đây về vấn đề bỏng bô xe máy kiêng ăn gì sẽ hữu ích với bạn. Thực tế thì bỏng bô không phải là vết thương quá lớn, do đó, chỉ cần chăm sóc cẩn thận một chút là được, bạn không cần phải lo lắng quá nhiều đâu nhé! Nếu còn thắc mắc nào cần tư vấn chi tiết hơn, bạn có thể liên hệ đến hotline 1800 2222 để được hỗ trợ tận tình hơn.

Bài viết này có hữu ích với bạn không? 1 3707 lượt đọc Chia sẻ ngay

Bài viết liên quan

  • Chiết Xuất Cam Thảo Là Gì? Vai Trò Trong Mỹ Phẩm Ra Sao?
  • Trị Mụn Lưng Bằng Rau Diếp Cá Như Thế Nào Đúng Cách?
  • Dùng Rau Diếp Cá Trị Mụn Nhọt Như Thế Nào Hiệu Quả?
  • Có Nên Đắp Mặt Nạ Diếp Cá Hằng Ngày Không? Vì Sao?
  • Trị Mụn Ẩn Bằng Rau Diếp Cá Như Thế Nào Đúng Cách?

Giờ làm việc

Thứ 2 - Chủ Nhật

Thời gian: 07h00p - 18h00p

Liên Hệ

  • 1800 2222
  • phuongnamclinic@gmail.com
  • 1: Số 81 Phan Đình Phùng, Phường 1, Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng 2: Số 412 Quốc lộ 20, Thị trấn Liên Nghĩa, Huyện Đức Trọng, Tỉnh Lâm Đồng
×

ĐẶT LỊCH KHÁM

Quý khách vui lòng điền thông tin bên dưới, chúng tôi sẽ gọi lại Xác nhận lịch trong thời gian sớm nhất.

Bạn chưa điền họ và tên !

Bạn chưa điền số điện thoại !

Bạn chưa điền biểu hiện !

Bạn chưa chọn ngày !

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

Phòng Khám Đa Khoa Phương Nam

Đa khoa Phương Nam I Thương hiệu thăm khám và chữa bệnh uy tín, chất lượng với đội ngũ và kiến thức y khoa hiện đại, cơ sở vật chất kỹ thuật tiên tiến. Vì cuộc sống là vô giá, chúng tôi đề cao triết lý “đón mừng cuộc sống”, đồng hành cùng với gia đình trong việc chăm sóc sức khỏe bệnh nhân

  • Địa chỉ

    Địa chỉ

    1: Số 81 Phan Đình Phùng, Phường 1, Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng 2: Số 412 Quốc lộ 20, Thị trấn Liên Nghĩa, Huyện Đức Trọng, Tỉnh Lâm Đồng

  • Hotline

    Hotline

    1800 2222

  • phuongnamclinic@gmail.com

    Email

    phuongnamclinic@gmail.com

Liên kết nhanh

Đến với chúng tôi

Giờ làm việc: 07h00p - 18h00p

Hotline: 1800 2222

facebook faceboook

Phòng Khám Đa Khoa Phương Nam - Đà Lạt

Thích trang 150K lượt thích DMCA.com Protection Status *Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người GCR DKPN © 2022 CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ Y TẾ PHƯƠNG NAM / All Rights Reserved I Số đăng ký kinh doanh: 5801410889-001 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Tỉnh Lâm Đồng cấp lần đầu ngày 31 tháng 07 năm 2019 Gọi ngay Đặt hẹn CHAT NGAY Địa Chỉ Bác sĩ

ĐẶT LỊCH KHÁM THÀNH CÔNG

Cảm ơn quý khách đã cung cấp thông tin. Đa khoa Phương Nam sẽ liên hệ đến quý khách trong thời gian sớm nhất

Hoặc vui lòng liên hệ: 1900 633698 để được tư vấn ngay

Đóng

ĐẶT LỊCH KHÁM KHÔNG THÀNH CÔNG

Cảm ơn quý khách đã cung cấp thông tin. Vui lòng đặt lại

Hoặc vui lòng liên hệ: 1900 633698 để được tư vấn ngay

Đóng

ĐĂNG KÝ THÀNH CÔNG

Cảm ơn quý khách đã cung cấp thông tin. Đa khoa Phương Nam sẽ liên hệ đến quý khách trong thời gian sớm nhất

Hoặc vui lòng liên hệ: 1900 633698 để được tư vấn ngay

Đóng

ĐĂNG KÝ KHÔNG THÀNH CÔNG

Cảm ơn quý khách đã cung cấp thông tin. Vui lòng đặt lại

Hoặc vui lòng liên hệ: 1900 633698 để được tư vấn ngay

Đóng

ĐĂNG KÝ THÀNH CÔNG

Cảm ơn bạn đã cung cấp thông tin. Đa khoa Phương Nam sẽ liên hệ đến bạn trong thời gian sớm nhất

Hoặc vui lòng liên hệ: 1900 633698 để được tư vấn ngay

Đóng

ĐĂNG KÝ KHÔNG THÀNH CÔNG

Cảm ơn bạn đã cung cấp thông tin. Vui lòng đặt lại

Hoặc vui lòng liên hệ: 1900 633698 để được tư vấn ngay

Đóng

Chuyên gia tư vấn muốn trò chuyện cùng bạn. Vui lòng điền thông tin bên dưới, chúng tôi sẽ gọi lại trong thời gian sớm nhất.

Bạn chưa điền họ và tên

Bạn chưa điền số điện thoại

Đăng ký tuyển dụng ngay

Điền đầy đủ thông tin bên dưới, bộ phận nhân sự của chúng tôi sẽ liên hệ với bạn!

Bạn chưa điền họ và tên

Bạn chưa điền số điện thoại

Chọn vị trí ứng tuyển Bác sĩ Chẩn Đoán Hình Ảnh Bác sĩ Da Liễu Bác sĩ khoa Sản Bác sĩ Mắt Bác sĩ Ngoại Khoa Bác sĩ Nhi Bác sĩ Nội Tổng Quát Bác sĩ TMH Bác sĩ TT- TK Điều dưỡng Kĩ thuật viên X - Quang Kỹ thuật viên xét nghiệm Nhân viên kinh doanh

Bạn chọn vị trí ứng tuyển

Chọn tỉnh thành Bình Dương Lâm Đồng

Bạn chưa chọn tỉnh thành

Từ khóa » Bỏng Bô Xe Máy Kiêng An Gì