Bóng Cười ( Khí Cười ) Là Gì? Có Tác Hại Thế Nào Tới Sức Khỏe?

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam ngày 13/5/2020 vừa yêu cầu kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng khí Dinitơ monoxit N2O (khí gây cười) trong lĩnh vực y tế. Bài viết sau đây phòng khám đa khoa Thái Hà sẽ chia sẻ với các bạn bóng cười hay còn gọi là khí gây cười là gì? Có tác hại thế nào tới sức khỏe?

Bóng cười hay còn gọi là khí gây cười là gì?

Bóng cười hay còn gọi là khí gây cười (Khí Dinitơ Oxit - N2O) là một chất không màu, không mùi. Khi người dùng hít vào thì hợp chất hóa học này làm chậm thời gian phản ứng của cơ thể, khiến người hít khí cười có cảm giác hưng phấn, vui vẻ.

Bóng cười hay còn gọi là khí gây cười là gì?
Bóng cười hay còn gọi là khí gây cười là gì?

Khí cười có tác dụng dùng để giảm đau và an thần nhẹ. Vì vậy, chất này còn được sử dụng trước khi tiến hành các thủ thuật nha khoa để bệnh nhân cảm thấy thoải mái, thư giãn và giảm lo lắng.

Khí cười có tác dụng an thần rất nhanh và sâu. Nhưng cũng giống như các loại thuốc khác, Khí Dinitơ Oxit cũng có những tác dụng phụ không mong muốn. Dưới đây là một số thông tin khái quát về khí cười.

Khí cười có tác hại thế nào tới sức khỏe?

1. Khí cười gây tác dụng phụ ngắn hạn

Khi hít khí cười và thì đa phần mọi người đều không nhận thấy tác dụng phụ nào rõ rệt cả. Nếu có tác dụng phụ xảy ra thì thường do người đó hít quá nhiều hoặc hít quá nhanh.

Các tác dụng phụ ngắn hạn khi hít khí cười thường gặp bao gồm:

- Đổ nhiều mồ hôi

- Nôn

- Rùng mình

- Buồn nôn

- Mệt mỏi

- Chóng mặt

- Ngoài ra có số người gặp ảo giác hoặc giọng nói biến dạng sau khi hít loại khí gây cười này.

Khí cười được chỉ định trong y tế như sau: Bác sỹ cho bệnh nhân hít đồng thời cả khí oxy cùng với khí cười hoặc sẽ được tiếp oxy khoảng 5 - 10 phút sau khi bác sỹ tắt khí cười. Khí Oxy sẽ loại bỏ mọi khí còn lại trong cơ thể của bệnh nhân. Điều này sẽ giúp họ lấy lại sự tỉnh táo. Khí cười có thể gây đau đầu, do vậy nhận đủ Oxy sẽ hạn chế cơn đau đầu của bệnh nhân sau khi sử dụng khí cười. Bệnh nhân sau khi sử dụng khí cười khoảng 15 phút có thể tự lái xe về nhà.

Lưu ý: Trước khi sử dụng khí cười thì bệnh nhân nên ăn nhẹ. Điều này có thể ngăn ngừa triệu chứng nôn và buồn nôn. Sau khi sử dụng khí cười nên tránh ăn nhiều.

Hãy cảnh giác với các triệu chứng hay dấu hiệu phản ứng sau khi hít khí cười. Những dấu hiệu và triệu chứng sau khi hít khí gây cười có thể gồm:

- Ớn lạnh

- Sốt

- Hoa mắt, chóng mặt

- Khó thở

Khi có các triệu chứng phản ứng nêu trên, người hít cần có trợ giúp y tế ngay lập tức.

2. Tác dụng phụ lâu dài của khí cười

Khí cười dường như không gây tác dụng phụ lâu dài. Tuy vậy, do cơ địa từng người khác nhau nên sẽ có những tác dụng phụ lâu dài không mong muốn. Do vậy, khi có những biểu hiện phản ứng bất thường thì bệnh nhân nên thông báo ngay với bác sĩ để được kiểm tra thăm khám và có những biện pháp phù hợp.

Hãy nhớ rằng mặc dù khí cười khá an toàn, song không phải bất kỳ ai cũng có thể dung nạp loại khí cười này. Khuyến cáo, không nên sử dụng loại khí gây cười này khi không có sự chỉ định của bác sĩ!

Không nên sử dụng khí cười nếu bạn nằm trong các đối tượng sau:

- Đang mang thai trong 3 tháng đầu.

- Có tiền sử về các bệnh hô hấp.

- Người có tiền sử các bệnh tim mạch

- Người bị thiếu Vitamin B-12.

- Từng mắc các bệnh về tâm thần

- Người đã sử dụng các chất gây nghiện.

Mặc dù khí cười (N2O) chưa có nghiên cứu nào chỉ ra có tác dụng phụ lâu dài nào nhưng việc lạm dụng khí cười hoặc tiếp xúc lâu dài với loại khí này rất có thể gây ra các biến chứng lâu dài, như thiếu Vitamin B-12 hoặc gây thiếu máu. Theo nghiên cứu thì khi cơ thể thiếu vitamin B-12 nhiều có thể gây tổn thương lên hệ thần kinh, dẫn đến các triệu chứng ngứa ran hoặc tê ở các chi.

3. Tác dụng phụ của khí cười ở trẻ

Khí cười có thể được các bác sĩ sử dụng cho trẻ ở độ tuổi biết đi trở lên. Cũng như ở người lớn, tác dụng phụ của khí cười có thể gây ra các triệu chứng - dấu hiệu bao gồm:

- Đau đầu

- Nôn

- Buồn nôn

- Mệt mỏi

- Rùng mình

Khí cười có thể gây các triệu chứng khác như trẻ hưng phấn, cáu kỉnh. Các triệu chứng này sẽ nhanh chóng biến mất và cũng không gây ảnh hưởng lâu dài đến trẻ.

4. Tác hại khi sử dụng khí cười quá liều

Mặc dù khí cười khá an toàn và được phép sử dụng trong y tế, nhưng Dinitơ Oxit nếu sử dụng quá liều sẽ gây nguy hiểm. Tác hại khi sử dụng khí cười quá liều có thể bao gồm:

- Gây kích ứng mắt, mũi, họng.

- Gây khó thở hoặc thở khò khè.

- Gây tức ngực và nghẹt thở.

- Gây ra cơn co giật.

- Tay, chân, môi tái xanh.

- Nhịp tim tăng nhanh.

- Gây ảo giác, rối loạn tâm thần.

- Có thể gây ra tăng huyết áp gây đột quỵ.

- Gây tổn thương não nếu hít phải một lượng quá lớn. Lúc này, nếu không được điều trị có thể gây hôn mê sâu hoặc tử vong.

Kết luận: Bóng cười hay còn gọi là khí gây cười (Khí Dinitơ Oxit - N2O) là một phương pháp an thần được sử dụng trong y tế. Khí gây cười an toàn, phù hợp cho cả người lớn và trẻ em (Sử dụng trong nghành ý tế và có bác sĩ chỉ định). Tuy nhiên, Khí cười có thể gây tác dụng phụ sau khi sử dụng. Hầu hết các tác dụng phụ của khí cười là nhẹ và không gây tác hại lâu dài. Nhưng nếu lạm dụng và sử dụng khí cười bừa bãi quá liều thì tác hại là rất lớn có thể nguy hiểm đến cả tính mạng. Ngoài ra, khí cười không phải ai cũng có thể sử dụng, các bác sĩ sẽ phải kiểm tra tiền sử bệnh của bệnh nhân và đưa ra quyết định có sử dụng khí cười hay không. Hãy sử dụng khí cười khi có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Không sử dụng khí cười bừa bãi!

Phòng khám Thái Hà chúc các bạn luôn khỏe mạnh!

Xem thêm:

- Thủ dâm là gì?

- Lông mu là gì?

- Cách tìm điểm G ở nữ giới

Từ khóa » Bóng Cười Dùng để Làm Gì