"Bóng Cười" Sẽ được Bổ Sung Vào Danh Mục Các Chất Ma Túy
Có thể bạn quan tâm
Theo Báo Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm vừa có ý kiến chỉ đạo về việc tăng cường quản lý, kiểm soát khí N2O (khí cười).
Phó Thủ tướng giao Bộ Y tế quản lý, kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng khí N2O trong lĩnh vực y tế; nghiên cứu, đánh giá tác động của việc sử dụng khí N2O đối với sức khỏe con người để cung cấp cho các cơ quan truyền thông và kiến nghị các biện pháp quản lý, kiểm soát phù hợp.
Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan), Bộ Y tế, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các cơ quan liên quan tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát các đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh, sử dụng khí N2O; khẩn trương rà soát, nghiên cứu đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật có liên quan để thống nhất biện pháp quản lý, quy định đầy đủ hành vi vi phạm và chế tài xử phạt hành chính bảo đảm tính răn đe.
Bộ Công an nghiên cứu sửa đổi giải thích từ ngữ về Chất hướng thần trong quá trình xây dựng Luật Phòng, chống ma túy (sửa đổi) để có cơ sở bổ sung khí N2O và các chất tương tự vào danh mục các chất ma túy và tiền chất trong Nghị định của Chính phủ; chỉ đạo các đơn vị chức năng tăng cường quản lý địa bàn, phát hiện, xử lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động kinh doanh khí N2O; đôn đốc, phối hợp với các Bộ, cơ quan thực hiện các nhiệm vụ trên, tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 31/12/2020.
Tình trạng sử dụng "bóng cười" không khó bắt gặp ở giới trẻ
N2O là công thức hóa học của loại khí thường được bơm vào một loại bóng gọi là "bóng cười".
Khí này có cơ chế tác động khá phức tạp lên cơ thể người gây một hiệu ứng giải lo âu giảm đau và giúp sảng khoái. Trong y tế là chất dùng để gây mê. Tuy nhiên, trong y học, chất này ít được sử dụng đơn độc mà sử dụng phối hợp với thuốc gây mê khác. Chính vì đặc tính là tạo sảng khoải nên khí N2O còn gọi là khí cười và bóng cười chứ không phải hít vào sẽ gây cười.
Là một chất gây mê nên khi dùng N2O người ta cần có một lượng oxy pha chung để tránh bị ngạt thở. Các chuyên gia cho rằng đây là điều mà các khí cười đang có trên thị trường không có nên khi hít khí N2O có nguồn gốc không cho y tế có thể khiến cho người sử dụng bị ngạt.
Việc lạm dụng bóng cười gây ra những hệ lụy khôn lường cho sức khỏe. Đặc biệt, lạm dụng khí cười sẽ dẫn đến phụ thuộc và nghiện. Khi thiếu "khí cười" dễ bị trầm cảm. Do vậy, người dân, đặc biệt là giới trẻ không nên sử dụng bóng cưới dưới bất kỳ hình thức nào.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
Từ khóa » Bóng Cười Có Phải Là Ma Túy
-
Bóng Cười Có Phải Là Một Dạng Của Chất Ma Túy Không? Các Cơ Sở ...
-
Vì Sao Khí Cười Nguy Hiểm Nhưng Không Có Trong Danh Mục Ma Túy ...
-
Hãy Tránh Xa “bóng Cười”, “cỏ Mỹ” - Báo Công An Nhân Dân điện Tử
-
Bổ Sung"Bóng Cười" Vào Danh Mục Các Chất Ma Túy - Bộ Lao động
-
Bóng Cười: Nước Mắt Lăn Dài Sau “cuộc Vui” Ngắn
-
Bóng Cười: Bạn đã Hiểu đúng Về Chất Kích Thích Dạng Hít Này?
-
Bóng Cười Là Gì? - TRUNG TÂM CAI NGHIỆN MA TÚY THANH ĐA
-
Bóng Cười, Khí Cười Là Gì? Hít Bóng Cười Có ảnh Hưởng Gì Không?
-
(VTC14)_Ma Túy Bóng Cười: Cười Tạm Thời, Khóc Dài Lâu - YouTube
-
Bóng Cười: Vui Một Phút Hại Cả đời
-
Chơi 'bóng Cười' Có Phạm Pháp Không? - Tiếng Chuông
-
Biện Pháp Xử Lý đối Với Việc Mua Bán, Sử Dụng “Bóng Cười” Hiện Nay
-
Sư Nguy Hiểm Của Bóng Cười
-
Vì Sao Không Dùng Chất Gây Nghiện Kết Quả Vẫn Dương Tính? - Vinmec