Bong Da Chân - Cơ Thể đang Báo Hiệu điều Gì? - BookingCare
Có thể bạn quan tâm
Da bàn chân là nơi thường xuyên tiếp xúc với các yếu tố xung quanh. Không đơn thuần là do ngoại lực tác động, bong da chân có thể là dấu hiệu cảnh báo của bệnh ghẻ, nấm... Người lao động chân tay là những đối tượng dễ bị bong da chân nhất.
Do đó để điều trị bong tróc da chân cần tìm hiểu đúng nguyên nhân và thăm khám bác sĩ da liễu kịp thời.
Trong thời điểm dịch bệnh Covid-19 có diễn biến phức tạp, việc đi khám trực tiếp gặp nhiều khó khăn. Bệnh nhân có thể lựa chọn thăm khám, tư vấn bong da chân với Bác sĩ Da liễu từ xa.
Bong da chân là gì?
Bong da chân là tình trạng phổ biến với biểu hiện thường gặp là da chân bị bong thành từng mảng.
Chứng bệnh này tuy trông không nguy hiểm nhưng lại có thể là dấu hiệu cảnh báo của nhiều vấn đề về sức khỏe, vì vậy bệnh nhân không nên chủ quan và xem nhẹ khi bị bong da chân.
Các biểu hiện tình trạng lột da chân xảy ra
Những biểu biện bong da chân trở thành bệnh và được xem là bệnh có gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ cũng như sức khỏe của người bị bệnh như:
- Da khô, bong trợt da, bệnh kéo dài có thể dẫn tới tình trạng mất vân da.
- Bệnh ở tình trạng nặng sẽ khiến da bị đỏ, xuất hiện các đám sẩn, có mụn nước tiết dịch và không có vẩy ra.
- Xuất hiện ngứa, đặc biệt ngứa về ban đêm nên thường khiến người bị tróc da chân mất ngủ. Hành động gãi nhiều có thể khiến da bị trầy xước, nhiễm trùng.
- Trên da xuất hiện các đám sẩn đỏ, dày sừng, có bong vảy và gây rối loạn sắc tố da. Vị trí phân phối của tổn thương da sẽ phụ thuộc vào độ tuổi của bệnh nhân và phụ thuộc vào mức độ bệnh gây ảnh hưởng đến người bệnh.
Nguyên nhân khiến tình trạng da chân bị tróc
Một vài nguyên nhân khiến tình trạng bong da chân xảy ra như sau:
Nhiễm nấm
Lý do phổ biến nhất khiến chân bóc vảy là do nhiễm nấm. Chân có thể bị lột da mà bệnh nhân không cảm thấy bị ngứa, nên không biết đó là một dạng nhiễm nấm.
Cháy nắng
Theo các chuyên gia, bàn chân bị cháy nắng cũng dẫn đến lột da và các biểu hiện khác. Chính vì vậy, bạn cần chú ý hơn đến bàn chân để tránh cho chúng không phải chịu tác hại của các tia tử ngoại nguy hiểm.
Chàm bội nhiễm
Chàm bội nhiễm là một chứng bệnh trên da do sự giãn nở của da. Bệnh này có thể gây ra lột da, ngứa và khô da khắp cơ thể, bao gồm cả bàn chân.
Mất nước
Mất nước có thể làm bạn mệt mỏi, giảm sự trao đổi chất, gây ra mụn trứng cá, khiến bàn chân bị bong da. Nếu cơ thể bạn không đủ độ ẩm, da sẽ bắt đầu khô, lột từng mảng và lan ra khắp mọi nơi trên cơ thể. Do vậy, bệnh nhân cần chú ý uống đủ nước mỗi ngày.
Quá trình tự nhiên của cơ thể
Mặc dù có nhiều lý do không mong muốn dẫn đến việc chân bạn bị bong da, tuy nhiên không phải lúc nào bong da cũng là điều xấu. Cơ thể bạn sẽ phải thay da vào một lúc nào đó. Vì vậy bạn nên dùng đá bọt hoặc tay chà nhẹ bàn chân để loại bỏ tế bào chết và tái tạo da mới.
Một số biến chứng có thể gặp phải khi bị bong da chân
Bong da chân nhẹ thường không gây nguy hiểm mà sẽ chỉ gây ra cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, mất thẩm mỹ. Tuy nhiên, nếu không tìm ra nguyên nhân và khắc phục sớm, bong da chân có thể gây ra tình trạng nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý của bệnh nhân.
Làn da bị nứt, hở, loét gây đau và chảy máu.
Nhiễm trùng lây lan.
Viêm mô tế bào.
Sẹo hoặc thay đổi vĩnh viễn cấu trúc làn da.
Đổi màu da.
Ung thư da (hiếm gặp ở trẻ em).
Viêm da thần kinh bì.
Bong da chân đột ngột có nguy hiểm không?
Bong da chân nhẹ thường chỉ gây mât thẩm mỹ mà không ảnh hưởng lớn đến sức khỏe nên người bệnh thường rất chủ quan, để bệnh tự khỏi. Chỉ đến khi bệnh nặng hơn, biến chứng mới điều trị.
Bong da chân lâu ngày có thể khiến da trở nên khô ráp, mất dần các dấu vân chân. Hiện tượng bong da kéo dài sẽ làm tổn thương da, hình thành tình trạng viêm da cơ địa.
Ở giai đoạn nặng, bắt đầu nổi các loại mụn nước tiết dịch, không có vẩy da, đám da đỏ không phân rõ được ranh giới. Đồng thời người bệnh sẽ cảm thấy ngứa ngáy, gãi thường xuyên sẽ gây trầy xước, nhiễm trùng...
Bong tróc da chân tưởng chừng như không nguy hiểm nhưng nếu không được điều trị kịp thời, đúng cách nó có thể theo người bệnh đến hết đời và gây khó khăn trong công việc cũng như sinh hoạt hàng ngày,
Hướng dẫn xử lý khi bị lột da chân
Để tình trạng bong da chân không tiến triển theo chiều hướng xấu, người bệnh có thể thực hiện một số biện pháp xử lý khắc phục như sau:
- Bôi kem dưỡng ẩm 2 lần mỗi ngày. Thói quen này sẽ giúp làm mềm da, giúp da giảm viêm, giảm tình trạng đau rát da.
- Nên tránh tiếp xúc với các hóa chất, các loại chất tẩy rửa, xà phòng hay kim loại nặng vì điều này có thể khiến tình trạng tróc da chân diễn ra nặng hơn.
Tình trạng da chân bị bong tróc nhiều, tình trạng bệnh kéo dài không thuyên giảm kèm các triệu chứng như ngứa nhiều, nhiễm khuẩn có thể là dấu hiệu của bệnh lý da liễu.
Khi đó, bệnh nhân không nên tự ý dùng thuốc mà cần thăm khám trước với bác sĩ chuyên khoa da liễu chuẩn đoán và điều trị kịp thời.
Khám bong da chân với bác sĩ Da liễu từ xa
Trường hợp bong da chân có thể điều trị và chăm sóc tại nhà, bạn có thể lựa chọn khám, tư vấn với bác sĩ Da liễu từ xa qua video để được hướng dẫn xử lý tình trạng bong da chân đúng cách, tránh biến chứng và tái phát.
Trong giai đoạn Covid-19, nhiều bệnh viện, phòng khám đóng cửa và chỉ thị giãn cách xã hội có thể gây khó khăn cho bệnh nhân khi có nhu cầu đi khám da liễu. Khám từ xa, khám online giúp bệnh nhân được kết nối với bác sĩ da liễu dễ dàng, thuận tiện hơn.
Ngoài ra, khám da liễu online có lợi ích trong các trường hợp bệnh nhân chưa có thời gian thăm khám trực tiếp tại bệnh viện, phòng khám (khám giờ hành chính),bệnh nhân ở tỉnh xa muốn khám với các bác sĩ ở viện tuyến Trung ương,...
Hiện tại, BookingCare đang hỗ trợ bệnh nhân đặt lịch khám online với các bác sĩ da liễu giỏi, nhiều bác sĩ đã và đang công tác tại các bệnh viện lớn như Bệnh viện Da liễu TƯ, Bệnh viện Da liễu TP.HCM,... Bạn có thể tham khảo thêm thông tin bác sĩ và đặt lịch khám TẠI ĐÂY.
Nếu muốn đi khám trực tiếp, bạn nên lựa chọn các bệnh viện, phòng khám da liễu uy tín, có đội ngũ bác sĩ giỏi để nâng cao hiệu quả điều trị bệnh.
- Bác sĩ da liễu giỏi và giàu kinh nghiệm tại Hà Nội
- Bác sĩ da liễu giỏi và uy tín tại TP. Hồ Chí Minh
Cách chăm sóc da chân
Những lưu ý khi chăm sóc da chân bị bong:
- Tuyệt đối không tự ý lột da tay hay chân khi thấy xuất hiện hiện tượng bong tróc.
- Không sử dụng bàn chải, xát muối để làm bong da nhanh vì có thể gây chảy máu thậm chí là nhiễm trùng da.
- Cần hạn chế tối đa việc sử dụng hoặc tiếp xúc với các hóa chất tẩy rửa như giặt đồ, rửa bát, lau nhà...
- Khi bị bong da chân, bạn nên tránh đi giày, dép mà cần để da được thông thoáng.
- Rượu bia cũng là tác nhân gây ra tình trạng bong da, do đó bạn cần bỏ rượu bia để bảo vệ chân khỏi tình trạng bong tróc.
- Cần bổ sung thực đơn hàng ngày nhiều loại rau xanh, củ quả, trái cây tươi giúp cung cấp vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
- Uống nhiều nước cũng làm hạn chế tình trạng bong tróc da.
Từ khóa » Da Chân Bị Khô Và Bong Tróc
-
Da Chân Bị Khô, Bong Tróc Là Bệnh Gì & Cách Chữa Tại Nhà • Hello Bacsi
-
Da Bàn Chân Bị Khô Và Bong Tróc Là Bệnh Gì Và Chữa Thế Nào?
-
Nguyên Nhân Da Chân Tay Bị Khô Bong Tróc Vảy Trắng Là Gì? Cách Trị ...
-
Cách Trị Da Chân Khô Nứt Nẻ Dứt điểm đơn Giản, Hiệu Quả
-
Cách điều Trị Khô Da Trên Cơ Thể
-
Da Chân Bị Tróc Vảy Trắng Nguyên Nhân Do Đâu? Xử Lý Thế Nào?
-
NGUYÊN NHÂN & BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC DA BÀN CHÂN BỊ ...
-
Da Tay Chân Khô Bong Tróc: Nguyên Nhân Và Cách Loại Bỏ Hiệu ...
-
Da Bị Khô Tróc Vảy Là Dấu Hiệu Của Bệnh Gì - Sở Y Tế Nam Định
-
Nguyên Nhân Và Cách Trị Tình Trạng Bé Bị Khô Da ở Chân | Cleanipedia
-
Cách Trị Vùng Da Bị Nứt Nẻ ở Gót Chân Tại Nhà Mà Hiệu Quả
-
Bong Tróc Da Chân, Vì Sao? - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Bong Da Chân: Hiện Tượng Tróc Da Bàn Chân Nguyên Nhân Và Cách ...