Bóng đá Việt Sẽ Lại Thất Bại Khi Chơi Ban Bật, Chuyền Ngắn - VnExpress
Có thể bạn quan tâm
Từ ngày lứa Công Phượng được đôn lên, Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) liên tục ở trong một cuộc chiến trụ hạng.
Công Phượng và đồng đội được đào tạo bài bản, họ được huấn luyện từ nhỏ để thi đấu bằng các đường chuyền ngắn rất đẹp mắt. Khi họ mới "ra lò" thì thắng được một số trận rất hào hùng. Sau đó thì họ thua, thua tơi tả.
Bầu Đức đã đổ rất nhiều tiền bạc và công sức cho lứa cầu thủ này. Bây giờ ông lại quay ra thuê giám đốc kỹ thuật từ Hàn Quốc về để cứu các cầu thủ con cưng. Người hâm mộ thì kẻ quay ra ra chê bai, người cố gắng bênh vực.
Lối đá của HAGL được ví như lối đá của Barca, nhưng đó là Barca của năm năm về trước. Tiki-taka làm mưa làm gió một thời và được xem là căn bản giúp Tây Ban Nha và Barca đạt danh hiệu. Các cầu thủ Tây Ban Nha khá nhỏ con so với mặt bằng chung nhưng vẫn làm các đội bóng lớn điên đảo, tới nỗi vô địch thế giới và châu Âu liên tục, lại khiến Italia lãnh bốn bàn trong trận chung kết châu Âu.
(Xem thêm: 'HLV Mai Đức Chung cần thời gian điều chỉnh')
Lối đá ấy áp dụng ở Việt Nam thì thất bại tơi tả. Tiki-taka giúp xoá đi các bất lợi về hình thể, nhưng không xoá đi các bất lợi về thể lực. Trên thực tế, đá tiki-taka đòi hỏi nền tảng thể lực cao. Cách duy nhất để đá bóng ngắn mà không bị cướp mất là phải chạy cho nhanh, và cả đội phải chạy nhanh như nhau. Các cầu thủ ở Việt Nam đơn giản là thể lực không tốt.
Lứa HAGL cũng vậy, mặc dù các cầu thủ này được chăm bẵm bởi bầu Đức, nhưng Công Phượng mãi tới 10 tuổi mới gặp bầu Đức. Trước đấy thì nhà Công Phượng nghèo, tới nỗi anh đi đá U19 mà gia đình không có tivi để xem. Vậy thì dinh dưỡng 10 năm đầu thế nào, cơ thể phát triển ra sao, thể lực thế nào cũng có thể đoán ra.
Vì vậy nên mới có người nói Miura sử dụng Công Phượng hiệu quả nhất. Miura chủ trương phất bóng dài cho tiền đạo ở trên chạy chỗ qua người rồi sút. Trong đấu pháp đấy thì Công Phượng chỉ việc lượn lờ ở trên, bảo toàn thể lực, khi cần thì chạy cho nhanh trong phút chốc là có thể sút được rồi. Nếu cần qua người thì Công Phượng có đủ cả kỹ thuật và thể lực.
(Xem thêm: 'Khán giả hãy vị tha sau mỗi trận thua của tuyển Việt Nam')
Rồi tới vấn đề kỹ thuật của cầu thủ. Người ta nói rằng người Việt Nam kỹ thuật tốt, nhưng cái tốt đó nó chẳng dính dáng gì tới kỹ thuật cần thiết khi chơi tiki- taka. Trong đấu pháp chuyền ngắn, bóng phải được chuyền nhanh không thì bị cướp mất, tức là chuyền một chạm. Có ai nhớ Miura quát tháo bắt học trò chuyền một chạm không?
Việt Nam có một thực tế khó chối cãi: mặt sân tệ quá mức. Các sân bóng đều đầy ổ gà ổ vịt, mặt cỏ mấp mô, chỗ thủ môn đứng thì cỏ bị giẫm nát, thậm chí có sân bụi mù tơi tả, rồi lại nước đọng đầy sân. Mặt sân như vậy mà đá tiki-taka thì mất bóng là cái chắc. Người ta nói là ai cũng đá trên mặt sân như vậy, nhưng các đội khác toàn chuyền bóng bổng cho tiền đạo ngoại đánh đầu cả đấy thôi. Khắp cái V-League có ai dám chơi bóng sệt đâu?
Còn một điểm nữa mà mọi người dường như quên mất: lối đá tiki taka đã bị phá từ lâu, giờ đây đâu còn ai chỉ dùng bóng ngắn phối hợp nhỏ. Năm 2014, Tây Ban Nha xách vali về nước trong ê chề khi thua te tua, thậm chí thua tới 5-1 trước đối thủ Hà Lan. Trận đó Hà Lan đã đưa ra cách phá lối đá tiki-taka: đá rát, áp sát để cướp bóng; quan sát xem đối thủ sẽ chuyền về đâu để cắt đường chuyền; dùng những đường chuyền vượt tuyến để tránh di chuyển bóng trên mặt sân, tận dụng các tình huống bóng chết.
(Xem thêm: Thắng Campuchia 2-1: 'Cần tìm gấp huấn luyện viên ngoại cho tuyển Việt Nam')
Trong tất cả những điều trên thì lối đá tiki-taka bị khuất phục bởi thể hình vượt trội, cách đá rắn, và khả năng tì đè đối thủ. Các cầu thủ nhỏ con chuyên chuyền bóng làm sao chịu được những điều này.
Ở V-League HAGL thua te tua là vậy. Ở các sân chơi lớn, đá rát nhưng hơi bạo lực chút thì đã bị phạt. Còn ở V-League thì đâu có ai lo, cứ xông vào phạm lỗi. Các cầu thủ HAGL vì vậy cứ chuyền tới vòng cấm là mất bóng: đối phương cứ xông vào cướp bóng mà không đủ không gian phối hợp cũng đành chịu.
Sau năm 2014 thì tới năm 2015, đương kim vô địch thế giới bóng đá nữ năm đấy là Nhật Bản cũng nổi tiếng với mỹ danh "Barca của phái nữ". Họ cũng dùng lối chơi phối hợp nhỏ nhẹ nhàng phù hợp với thể hình nhỏ. Và họ cũng thua giống như Tây Ban Nha, khi mà tuyển Mỹ tặng cho họ năm bàn, trong đó có ba bàn từ các tình huống cố định.
Tuyển nữ Mỹ trong trận đấy cũng làm những thứ mà đồng nghiệp nam đã làm: họ tranh chấp bóng quyết liệt, sẵn sàng lấy thịt đè người, khai thác các tình huống mà khả năng phối hợp chuyền nhỏ chả có ích gì như khi chịu phạt góc...
>> Chia sẻ bài viết của bạn tại đây.
Tức là lối đá của HAGL vừa không phù hợp với cầu thủ, vừa không phù hợp với sân cỏ ở Việt Nam, vừa không phù hợp với bạo lực ở V-League, lại bị phá từ lâu. Cái hay của các cầu thủ HAGL là họ khéo léo hơn các đồng nghiệp nhưng phải có thể lực thì mới phát huy được. Cho nên Công Phượng mới nở hoa dưới thời Miura, khi mà anh chỉ mỗi việc lừa bóng qua hàng hậu vệ.
>> xem thêm: Chúng ta đã ảo tưởng về một lứa cầu thủ HAGL
Khanh
VFF nên mời Kiatisuk làm HLV trưởng tuyển Việt NamThắng Campuchia 2-1: 'Cần tìm gấp huấn luyện viên ngoại cho tuyển Việt Nam'
- Tôi muốn sự trở lại của HLV Miura ở tuyển Việt Nam
Từ khóa » Ban Bật Là Gì
-
Tiqui-Taca – Wikipedia Tiếng Việt
-
Từ điển Tiếng Việt "bần Bật" - Là Gì?
-
Nghĩa Của Từ Bần Bật - Từ điển Việt
-
'bần Bật' Là Gì?, Từ điển Tiếng Việt
-
Bần Bật Nghĩa Là Gì?
-
Từ Điển - Từ Bần Bật Có ý Nghĩa Gì - Chữ Nôm
-
Sơ đồ Chiến Thuật Ban Bật Nhanh | Dương Lê
-
Chiến Thuật Ban Bật Fo4 Kiến Tạo Và Ghi Bàn Vô Cùng đẹp Mắt
-
Từ Bần Bật Là Gì - Tra Cứu Từ điển Tiếng Việt
-
Tiki Taka Là Gì? Có Những điều Gì Cần Biết Về Chiến Thuật Tiki Taka
-
Bần Bật