Bong Gân Cổ Chân: Biểu Hiện Và Phương Pháp điều Trị Hiệu Quả, An ...
Có thể bạn quan tâm
1. Khái quát thông tin về bong gân cổ chân
bong gân cổ chân là một tình trạng phổ biến rất dễ gặp phải trong cuộc sống. Dù ở bất kỳ độ tuổi nào thì nguy cơ bị bong gân ở cổ chân vẫn có thể xảy ra. Hầu hết mọi người thường xem nhẹ tình trạng bong gân này. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nếu không biết cách điều trị đúng sẽ rất dễ để lại những di chứng nguy hiểm đối với cổ chân của bạn.
1.1. bong gân cổ chân là gì?
Bong gân ở cổ chân là tình trạng dây chằng ở quanh khớp cổ chân bị giãn ra hoặc thậm chí bị rách một phần hoặc toàn bộ dây chằng. Tình trạng bong gân này có thể nhẹ hoặc nặng tùy thuộc vào mức độ chấn thương.
Bong gân cổ chân là tình trạng bị giãn dây chằng hoặc rách dây chằng ở khớp cổ chân
Hầu hết, tình trạng bị bong gân này đều ở mức độ nhẹ. Chính vì vậy, người ta thường chủ quan và tự mình điều trị vết thương ở nhà bằng các phương pháp như: chườm đá lạnh, xoa bóng bằng dầu và nghỉ ngơi. Tuy nhiên, đối với những người bị bong gân nặng thì cần phải đi gặp bác sĩ để được thăm khám và nhận hướng dẫn phương pháp điều trị phù hợp.
1.2. Mức độ bong gân có thể gặp phải khi bị chấn thương
Tình trạng bong gân ở cổ chân rất dễ gặp phải. Đôi lúc chỉ là vô tình bạn đang đi bước hụt cũng khiến cho cổ chân bị thương dẫn đến bong gân. Tuy nhiên, tùy thuộc vào lực chấn thương bạn gặp phải mà mức độ bong gân sẽ ở mức nhẹ hay nặng. Nói đến mức độ bong gân ở cổ chân, người ta chia làm 3 mức cụ thể:
-
Mức nhẹ nhất (mức độ 1): Đây là mức độ nhẹ nhất bạn sẽ gặp phải khi bị bong gân ở cổ chân. Trường hợp bong gân này xảy ra khi lực tác động vào vùng cổ chân của bạn không quá lớn và gây nên tình trạng giãn dây chằng nhẹ. Vùng cổ chân của bạn sẽ xuất hiện vết sưng nhỏ và kèm theo cảm giác hơi đau một chút.
-
Mức trung bình (mức độ 2): khi bị bong gân ở mức độ này, dây chằng ở vùng cổ chân của bạn có thể đã bị rách hoặc bị đứt một phần. Vùng cổ chân sẽ bị sưng và thâm khá lớn. Khi đứng lên bạn sẽ cảm nhận được cảm giác hơi mất vững ở phần cổ chân.
-
Mức nặng (mức độ 3): Đây là mức độ nặng nhất khi bạn bị bong gân cổ chân. Trường hợp này, dây chằng ở phần cổ chân của bạn sẽ bị đứt toàn bộ. Vùng cổ chân sẽ bị sưng và bầm tím rất lớn. Khi đứng dậy bạn sẽ có cảm giác cực kỳ đau và hoàn toàn bị mất vững khớp cổ chân.
Tùy vào mức độ chấn thương mà mức độ bong gần sẽ nặng hoặc nhẹ
1.3. Biểu hiện khi bị bong gân ở cổ chân
Tình trạng bong gân cổ chân xuất hiện khi phần khớp đột nhiên bị tác động một lực lớn hơn mức bình thường (kéo, gấp, xoắn,...). Điều này khiến cho dây chằng xung quanh khớp bị tổn thương. Khi bạn bị bong gân, phần cổ chân sẽ xuất hiện một số biểu hiện như:
-
Khi bị chấn thương, phần cổ chân của bạn có thể phát ra tiếng rắc như khi mình bẻ khớp ngón tay.
-
Bên ngoài phần cổ chân sẽ xuất hiện vết bầm tím và sưng. Tùy vào mức độ bong gân mà diện tích sưng và bầm tím sẽ lớn hoặc nhỏ. Hầu như bạn sẽ không thể gập hay hoạt động được phần khớp cổ chân trong quá trình bị bong gân.
-
Phần khớp cổ chân bị bong gân sẽ bị đau âm ỉ trong suốt nhiều ngày. Đặc biệt, trong tình trạng bị thương nặng thì mức độ đau sẽ tăng lên rất nhiều. Bạn sẽ cảm thấy đau đớn và khó chịu khi phải di chuyển.
Tùy vào từng mức độ đau mà bạn nên có phương pháp điều trị phù hợp. Tuy nhiên, bạn không nên quá chủ quan khi gặp bong gân cổ chân. Bạn cần phải đi gặp bác sĩ trong trường hợp cần thiết. Bởi nếu bị bong gân nặng nhưng không được chữa trị đúng cách và kịp thời thì tình trạng sẽ ngày càng nặng hơn. Trong một số trường hợp phần cổ chân của bạn sẽ trở nên yếu đi, dễ bị thương hơn và ảnh hưởng rất lớn tới sinh hoạt trong cuộc sống.
Cổ chân bị đau và sưng tím là dấu hiệu của việc bị bong gân
2. Phương pháp điều trị hiệu quả đối với tình trạng bong gân ở cổ chân
Bong gân cổ chân là tình trạng tổn thương dễ gặp phải. Bởi vậy, nắm rõ các phương thức điều trị sẽ rất có ích đối với mọi người. Trước hết, khi bạn bị trật chân cần bình tĩnh và tự mình kiểm tra xem có phải bản thân đã bị bong gân rồi không. Cách thức kiểm tra là bạn nên xoay nhẹ phần cổ chân hoặc đứng lên và bước đi. Nếu không thấy cảm giác đau nhói hoặc sưng thì chân bạn vẫn bình thường và không phải bị bong gân. Ngược lại, nếu cảm thấy đau và ở cổ chân dần bị sưng lên thì có thể khẳng định bạn đã bị bong gân rồi.
2.1. Các bước điều trị khi bị bong gân
Sử dụng băng ép để cố định vị trí bị bong gân
Đối với trường hợp bạn bị bong gân nặng, cần đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. Còn đối với những trường hợp bị bong gân nhẹ, bạn nên thực hiện các phương pháp sau:
-
Hạn chế việc đi lại đến mức tối đa. Bạn chỉ nên nằm tĩnh dưỡng và nghỉ ngơi ở trên giường. Trong khoảng 2 ngày đầu, bạn nên đặt chân cao hơn tim.
-
Chườm đá tại phần cổ chân bị sưng và bầm tím là điều tiếp theo bạn nên thực hiện. Bạn nên để đá lạnh bọc trong khăn vải mềm. Mỗi ngày chườm đá từ 2 đến 3 lần. Mỗi lần khoảng 30 phút. Việc chườm đá sẽ giúp bạn giảm đau và giảm sưng hiệu quả.
-
Khi bị bong gân nặng, bạn nên sử dụng nẹp hoặc băng ép cố định phần khớp cổ chân. Khi cần thiết phải di chuyển nên dùng nạng để giảm tối đa việc tạo lực lên cổ chân khi đang bị thương.
-
Có thể dùng một số loại thuốc giảm đau, chống viêm, tiêu sưng.
2.2. Một số lưu ý khi điều trị bong gân
Không nên xoa bóp dầu hoặc rượu nóng khi bị bong gân
Khi bị bong gân cổ chân, để đảm bảo cho vết thương nhanh hồi phục, bạn cần lưu ý một số vấn đề như:
-
Tuyệt đối không sử dụng rượu hoặc cao nóng xoa bóp vào chỗ bị thương. Bởi rượu và cao có tính nóng, khi xoa vào vết thương sẽ khiến cho việc máu chảy nhiều hơn. Điều này có thể khiến cho phần cơ bị teo và khớp bị cứng sau khi vết thương hồi phục.
-
Sau một thời gian nghỉ ngơi, bạn nên luyện tập bước đi. Điều này sẽ giúp cho phần cơ khỏe hơn cũng như khớp hoạt động dễ dàng hơn.
Nếu bạn cần đến gặp bác sĩ để thăm khám và nhận hướng dẫn điều trị, có thể liên hệ với chúng tôi. Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC với trên 24 năm kinh nghiệm cùng đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao sẽ là địa chỉ kiểm tra sức khỏe uy tín dành cho bạn. Tại đây, chúng tôi còn có Trung tâm Xét nghiệm đạt chuẩn quốc tế ISO 15189:2012.
Bên cạnh đó, bạn còn có thể đăng ký khám BHYT tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC 42 - 44 Nghĩa Dũng và PKĐK MEDLATEC Tây Hồ 99 Trích Sài, Tây Hồ. Đến với chúng tôi bạn sẽ được áp dụng chương trình bảo lãnh viện phí với gần 40 đơn vị bảo hiểm bảo lãnh. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua tổng đài 1900 56 56 56.
Như vậy, trên đây là một số thông tin về bong gân cổ chân chúng tôi muốn gửi đến bạn. Với những thông tin trên hi vọng rằng bạn sẽ có thể biết được cách xử lý khi gặp trường hợp không may bị trật khớp chân dẫn tới bong gân.
Từ khóa » Băng Chân Bị Bong Gân
-
Làm Thế Nào Khi Bị Bong Gân Cổ Chân? | Vinmec
-
Bị Bong Gân Cổ Tay, Cổ Chân: Phải Làm Sao? | Vinmec
-
Bong Gân Cổ Chân: Cách Nhận Biết Và Xử Lý Nhanh Khỏi Nhất
-
Bị Bong Gân Mắt Cá Chân Phải Làm Sao để Nhanh Khỏi? | ACC
-
Những Cách Quấn Băng Khi Bị Bong Gân Cổ Chân An Toàn Nhất
-
Bong Gân: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách điều Trị
-
Bong Gân Cổ Chân - Hello Bacsi
-
Xử Trí đúng Khi Bị Bong Gân Khớp Cổ Chân - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Cách Xử Lý Khi Bị Bong Gân - Bệnh Viện Hồng Ngọc
-
Những điều Cần Làm Khi Bị Bong Gân - Khám Chữa Bệnh, Phổ Biến ...
-
Cách Chữa Bong Gân Cổ Chân Tại Nhà Hiệu Quả Nhất | BvNTP
-
Làm Gì Ngay Khi Bị Bong Gân Cổ Chân?
-
Bong Gân Bàn Chân Thường Gặp ở Những Người Chơi Thể Thao