Bong Gân Khớp Cổ Chân - Benh Vien 108

Video

Xem thêm tin
Bệnh viện TWQĐ 108 khám bệnh, tri ân tại tỉnh Tuyên Quang

Bệnh viện TWQĐ 108 khám bệnh, tri ân tại tỉnh Tuyên Quang

04/12/2024 Chi tiết
Thiếu tướng GS.TS Lê Hữu Song - Viện trưởng Viện NCKHYDLS 108 chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Thiếu tướng GS.TS Lê Hữu Song - Viện trưởng Viện NCKHYDLS 108 chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

20/11/2024 Chiều ngày 19/11, Viện NCKHYDLS 108, Bệnh viện TWQĐ 108 tổ chức Lễ Kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam. Thay mặt Thường vụ, Đảng uỷ, lãnh đạo Viện NCKHYDLS 108, Thiếu tướng GS.TS Lê Hữu Song - Viện trưởng Viện NCKHYDLS 108, Giám đốc Bệnh viện đã phát biểu chúc mừng, tri ân quý Thầy cô; đề ra các mục tiêu cụ thể cho đội ngũ giảng viên và phương hướng hoạt động năm 2025. Trân trọng kính mời quý vị xem video phát biểu chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 của Thiếu tướng GS.TS Lê Hữu Song dưới đây: Chi tiết
Bệnh đái tháo đường có xu hướng trẻ

Bệnh đái tháo đường có xu hướng trẻ

14/11/2024 Chi tiết
Phẫu thuật thay khớp nhân đạo tại Bệnh viện TWQĐ 108

Phẫu thuật thay khớp nhân đạo tại Bệnh viện TWQĐ 108

11/11/2024 Chi tiết Trang chủ | Y Học Sức Khỏe Bong gân khớp cổ chân 08:16 AM 17/11/2017 Bong gân khớp cổ chân là một trong những chấn thương thường gặp nhất trong tennis, cầu lông, bóng đá, khiêu vũ và khi đi giày cao gót v…v. Tuy nhiên chúng ta thường xem nhẹ tổn thương, có rất nhiều trường hợp lật khớp cổ chân tái diễn dẫn tới đau và yếu khớp kéo dài. Vì vậy việc điều trị bong gân khớp cổ chân đúng cách sẽ tránh được các biến chứng đã nêu trên. Bong gân là tình trạng dây chằng bị dãn hoặc rách khi chấn thương. Tổn thương dây chằng mặt ngoài khi lật cổ chân vào trong là thường gặp nhất. Cổ chân sẽ sưng đau ở mặt trước ngoài, đôi khi bầm tím, đau chói và đi lại khó khăn.

Xử trí: Ngay lúc chấn thương, áp dụng ngay nguyên tắc P.R.I.C.E:             Protect: Cố định khớp cổ chân bằng nẹp.             Rest: Hạn chế tì nén chân đau. Có thể sử dụng nạng hỗ trợ khi đi lại.            Ice: Chườm túi nước đá lên vùng sưng đau nhiều lần sau chấn thương, mỗi lần 10-20 phút trong 24 - 72 giờ đầu.             Compression: Dùng băng thun băng ép nhẹ cổ chân trong 24 – 36 giờ đầu.            Elevation: Ngồi hoặc nằm kê chân cao 2 – 3 giờ mỗi ngày. Điều này sẽ giúp đỡ sưng nề và bầm tím. Uống thuốc giảm đau kháng viêm. Không nên xoa bóp dầu nóng, thuốc rượu, đắp muối, vì sẽ làm bầm tím nhiều hơn và dây chằng lành không tốt. Tập phục hồi: Sau 5-7 ngày, khi giảm sưng, đau phải tập phục hồi ngay. Chương trình tập gồm 3 phần chính: 1/ Lấy lại tầm vận động và sự mềm dẻo của khớp: gập duỗi nhẹ nhàng cổ chân. Tập bẻ cổ chân vào trong và ra ngoài. Làm bài tập kéo căng gân cơ bụng chân, gót chân.

2/ Lấy lại sức mạnh cổ chân: sau khi tầm vận động đạt 60-70%, tập sức mạnh gân cơ vùng cổ chân: Đá chân với tạ, hoặc dây cao su chun giãn v…v

3/ Tập thăng bằng: Sau khi tầm vận động và sức mạnh cổ chân gần như hoàn toàn, tập các bài tập về thăng bằng như đứng 1 chân trên chân đau, nhảy dây v…v

Khi nào chơi thể thao lại? Khi cổ chân hết sưng, hết đau khi vận động; tầm vận động, sự mềm dẻo và sức mạnh của cổ chân gần như bình thường. Khi vận động nên mang băng, nẹp chuyên dùng cố định cổ chân một thời gian trong lúc tập cho sức mạnh cổ chân trở lại bình thường. Sau thời gian điều trị bảo tồn (khoảng 10 tuần): Nếu còn các triệu chứng như đau, sưng nề và cảm giác lỏng khớp cổ chân nên tới bệnh viện để được tư vấn điều trị phẫu thuật. Khoa Phẫu thuật Khớp – Bệnh viện TƯQĐ 108 Chia sẻ

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng chuyên mục

    Một số điều cần biết về kéo dài chân, nâng chiều cao

    Một số điều cần biết về kéo dài chân, nâng chiều cao

    14:14 07/07/2019
    Chăm sóc người bị cảm cúm

    Chăm sóc người bị cảm cúm

    13:46 21/12/2018
    Một số điều cần biết về bệnh Viêm tụy cấp

    Một số điều cần biết về bệnh Viêm tụy cấp

    03:08 12/07/2018

Từ khóa » Bong Gân Cổ Chân