Bỏng Là Gì | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
Có thể bạn quan tâm
Định nghĩa
Bỏng là thương tổn bề mặt cơ thể nông hay sâu, gây hư hại hay biến đổi cấu trúc da hoặc các thành phần của nó. Tổn thương của bỏng không chỉ khu trú tại chỗ mà còn có thể gây ra rối loạn toàn thân
Nguyên nhân gây bỏng
- Bỏng do sức nóng: Sức nóng khô (củi gỗ, xăng dầu, bình khí gas, oxy ... bị nổ, kim loại nung), Sức nóng ướt (nước sôi, dầu mỡ, nhựa đường), Độ lạnh (nitơ lỏng);
- Bỏng do điện: Sét đánh, Điện giật;
- Bỏng do hoá chất : Acid, base, muối kim loại nặng ;
- Bỏng do bức xạ : Tia hồng ngoại, tử ngoại, tia X, tia laser, tia gamma, hạt cơ bản beta.
Sinh lý bệnh
Tại chỗ:
Khi tác nhân gây bỏng tiếp xúc với bề mặt da, nhiệt độ cao sẽ phá huỷ tổ chức ở mô da, đồng thời làm đông tác mạch máu dẫn đến hoại tử da. Sự phóng thích các hoá chất trung gian và thay đổi tính thấm thành mạch sẽ dẫn đến sự thoát huyết tương gây phù nề hoặc bóng nước tại vị trí bỏng. Sự thoát huyết tương xảy ra ở cả vùng bỏng lẫn da lành. Tính thấm thành mạch tăng dần và đạt tối đa sau 8 -12h sau bỏng, giảm dần về bình thường sau 24 – 72h sau bỏng. Ngoài ra, tổn thương ở hệ bạch huyết và các mao mạch cũng làm hạn chế sự hấp thu dịch ở tổn thương.
Toàn thân:
Khi diện tích bỏng rộng, lượng huyết tương mất đi nhiều làm giảm thể tích tuần hoàn có thể dẫn đến tình trạng sốc bỏng. Sự suy giảm cung lượng tim và cô đặc máu kèm với sự thoái biến myoglobin (bỏng sâu) có thể gây nên tình trạng suy thận cấp trước thận và tại thận. Rối loạn huyết động học cũng làm giảm tưới máu não, biểu hiện bởi rối loạn tri giác, ban đầu là kích thích vật vã, sau là lơ mơ và hôn mê. Tình trạng sốc nếu không được dự đoán, nhận biết và xử trí kịp thời sẽ dẫn đến suy đa cơ quan và cuối cùng là tử vong. Ngoài ra ở bệnh nhân bỏng nặng và sâu còn có tình trạng suy giảm miễn dịch và nhiễm trùng
Giai đoạn bỏng
Giai đoạn 1: sốc bỏng (48 giờ đầu)
- Do đau: Bệnh nhân kêu la vật vã, nôn và buồn nôn, dần dần nằm lả đi, vẻ mặt thờ ơ, vã mồ hôi ở trán, mũi, lạnh đầu chi.
- Do giảm khối lượng tuần hoàn: huyết tương thoát ra ngoài mạch, ngấm vào tổ chức gây phù nề. Nạn nhân nằm lả đi, mạch nhanh nhỏ, HA tụt.
- Xét nghiệm máu: máu bị cô đặc, dự trữ kiềm giảm, BN nhiễm toan. Kali máu tăng, creatinin tăng.
- Các cơ quan bị ảnh hưởng của sốc là: não, gan, thận, trong đó thận nặng nền nhất. Dễ bị viêm thận do sốc bỏng: nước tiểu ngày càng ít đi, đỏ đặc, đái ra huyết cầu tố, protein… Từ thiểu niệu, dần dần trở nên vô niệu à suy thận cấp.
- Nếu không bồi phụ khối lượng tuần hoàn sớm và đầy đủ, tỷ lệ tử vong rất cao.
Giai đoạn 2: nhiễm độc huyết (3-15 ngày)
- Do hấp thụ các chất độc từ tổ chức bị hủy hoại và độc tố vi trùng, hoặc do hậu quả của những rối loạn gan, thận sau giai đoạn sốc bỏng
- Lâm sàng: Bệnh nhân kích thích vật vã, lơ mơ, tri giác kém dần, có thể di vào hôn mê. Sốt cao 40 – 41 độ C, da lạnh, nổi vân tím. Thở nhanh nông, không đều, rối loạn về hô hấp.
- Xét nghiệm máu: máu bị cô đặc, rối loạn điện giải và toan hoá máu. Ure và creatinin tăng cao, protein giảm.
- Đây là giai đoạn nguy hiểm nhất của bỏng vì dễ dẫn đến tử vong. Vì vậy cần điều trị tại chỗ, cắt lọc tổ chức hoại tử tốt, bồi phụ đủ khối lượng tuần hoàn, cân bằng điện giải,...
Giai đoạn 3: nhiễm trùng huyết
- Do mất một diện tích da rộng và trong thời gian dài. Các vi khuẩn thường gặp là tụ cầu vàng, liên cầu tan huyết, trực khuẩn mủ xanh, có thể cả uốn ván. Nhiễm trùng tại chỗ bỏng có thể gây nhiễm khuẩn máu. Những trường hợp bỏng nặng, nếu qua được thời kỳ sốc bỏng, thì 70 % tử vong trong giai đoạn này.
- Về điều trị: vô trùng, kháng sinh, bồi phụ máu, dịch đủ và ghép da sớm cho bệnh nhân.
Giai đoạn 4: phục hồi hoặc suy kiệt
- Vết bỏng lành sẹo (độ II không cần ghép da, tự lành sau 2 tuần). Các chức năng cơ quan và vận động dần hồi phục.
- Nếu điều trị tốt, bỏng nhẹ, ghép da sớm… thì hồi phục dần. Nếu điều trị kém, bỏng nặng…thì suy kiệt dần với một vòng luẩn quẩn: thiếu máu, thiếu protein, nhiễm khuẩn… càng loét thêm, miếng da ghép bị bong và cuối cùng là tử vong.
Chẩn đoán
a. Diện tích bỏng
- Người lớn (theo luật "số 9" Wallace)
- Cách tính bằng lòng bàn tay (theo Faust): mỗi lòng bàn tay của bệnh nhân được tính bằng 1 % diện tích da bị bỏng (các ngón tay khép, duỗi thẳng, Diện tích tính từ lằn cổ tay đến đầu các ngón tay)
b. Độ sâu (Phân độ theo Viện bỏng ở nước ta)
Bỏng nông:
- Độ I: Viêm cấp đỏ da do bỏng;
- Độ II: Tổn thương biểu bì, lớp đáy còn;
- Độ III: Tổn thương lớp nhú, phần phụ của da còn (III Nông), Tổn thương lớp lới, chỉ còn phần sâu tuyến mồ hôi (III Sâu).
Bỏng sâu:
- Độ IV: Bỏng toàn bộ lớp da;
- Độ V: Bỏng da và các lớp dưới da, nội tạng;
d. Mức độ
Bỏng nặng:
- Diện tích bỏng >=25%
- Diện tích bỏng sâu >=10
- Bỏng sâu cổ, tay, chân, tầng sinh môn (+)
- Bỏng hô hấp (+)
- Thương tổn kèm theo (+)
- Bệnh mạn tính (+)
Bỏng trung bình:
- Diện tích bỏng 15-25%
- Diện tích bỏng sâu 2-10%
- Bỏng sâu cổ, tay, chân, tầng sinh môn (-)
- Bỏng hô hấp (-)
- Thương tổn kèm theo (-)
- Bệnh mạn tính (-)
Bỏng nhẹ:
- Diện tích bỏng <15%
- Diện tích bỏng sâu <2%
- Bỏng sâu cổ, tay, chân, tầng sinh môn (-)
- Bỏng hô hấp (-)
- Thương tổn kèm theo (-)
- Bệnh mạn tính (-)
Xử trí:
a. Sơ cứu tại chỗ:
-
Loại bỏ nguyên nhân gây bỏng
- Loại bỏ các vật dụng có thể gây chít hẹp như nhẫn, vòng, thắt lưng, giày, ủng.
- Nếu quần áo không còn tác nhân gây bỏng, không cần thiết phải cởi. Nếu còn tác nhân gây bỏng, không lột bỏ quần áo, mà dùng kéo cắt tháo bỏ, không bóc quần áo dính vào vết bỏng, không làm vỡ các bóng nước, không bôi các thuốc khác.
- Làm lạnh vùng bỏng bằng nước lạnh 10-25 độ C chảy liên tục trong 15 phút
- Che phủ vùng bị bỏng bằng băng gạc khô, vô trùng hoặc quần áo sạch và chuyển ngay tới bệnh viện.
- Chống đau: có thể dùng Morphin 1% ngoại trừ bỏng vùng hô hấp.
- Ủ ấm
- Riêng bỏng vùng đầu, mặt cổ : có ngưng tuần hoàn phải hà hơi thở ngạt và xoa bóp tim ngoài lồng ngực. Thiết lập đường truyền (nếu có thể) ở vị trí da lành hoặc vùng da tổn thương (khi cần thiết)
b. Xử trí tại bệnh viện:
Bỏng nhẹ: điều trị ngoại trú
- Chăm sóc vết thương;
- Kháng sinh;
- Thuốc giảm đau;
- Ngừa uốn ván.
Bỏng trung bình, bỏng nặng: Điều trị toàn thân (Hồi sức hô hấp, chống sốc) trước rồi điều trị vết bỏng sau. Hồi sức hô hấp:
- Rất quan trọng (đặc biệt trong bỏng đường hô hấp)
- Kiểm tra đường thở, đảm bảo thông khí. Thở oxy qua mash có dự trữ
- Rạch giải áp đối với bỏng sâu vùng cổ, ngực, bụng để cải thiện thông khí
- Đặt nội khí quản khi: suy hô hấp, mất tri giác, có dấu hiệu lâm sàng tổn thương do hít
Chống sốc bỏng:
- Đặt sonde thông tiểu
- Đo áp lực TM trung ương
- Mở đường truyền tĩnh mạch lớn xa nơi bỏng để truyền lượng dịch lớn trong 24 giờ đầu
- Bồi hoàn điện giải: công thức Parkland
- Trong 24 giờ đầu: dd Lactate Ringer 4ml x P kg x S %. Trong 24 giờ sau: dd keo 0,5ml x P kg x S %, dd Glucose 5% 2000ml
- Giảm đau
- Phòng ngừa uốn ván
- Kháng sinh sớm
- Dinh dưỡng
- Vitamin
Điều trị vết thương bỏng:
- Giảm cọ sát, chống khuẩn, hạn chế thoát huyết tương, tạo điều kiện để mau hồi phục.
- Rửa sạch vết thương bằng nước muối đẳng trương.
- Sát trùng da quanh vết bỏng.
- Nếu vết thương bỏng có da hoại tử đen, thì tiến hành cắt lọc.
- Băng kín bằng dịch vô trùng.
- Băng ngoài bằng gạc khô, thấm dịch.
Với bỏng sâu: mổ sớm, lựa một trong các giải pháp:
- Cắt lọc hoại tử sớm (3-7 ngày), ghép da ngay;
- Cắt lọc hoại tử sau 7-10 ngày, khi vết thương có tổ chức hạt – ghép da;
- Cắt lọc hoại tử muộn, ghép da lên tổ chức hạt.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Bệnh viện Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh
- 468 Nguyễn Trãi, Phường 8, Quận 5, Tp. Hồ Chí Minh
- Hotline: (84-028) 39234332
- Mạng xã hội Facebook: Bệnh viện Nguyễn Tri Phương
- Đăng ký (Subcribe) kênh Youtube: https://youtube.com/bvntp
- Quan tâm Zalo Official: zalo.me/1744466261097093886
Từ khóa » Bỏng độ 4 Là Gì
-
Phân Loại Các Cấp độ Của Bỏng - VJcare
-
Các Cấp độ Của Bỏng - Vinmec
-
Các Cấp độ Của Bỏng Và Hướng Dẫn Cách Xử Trí Khi Bị Bỏng | Medlatec
-
Các Cấp độ Của Bỏng: Cách Giảm đau Và Xử Trí An Toàn Theo Cấp độ
-
PHÂN LOẠI ĐỘ SÂU CỦA BỎNG - SlideShare
-
Xác định Mức độ Và Xử Trí điều Trị Bỏng
-
Bỏng độ 4: Những điều Bạn Cần Biết - Khai Dân Trí
-
Bỏng - Chấn Thương; Ngộ độc - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
BỎNG - Bệnh Viện Quân Y 7A
-
Các Mức Độ Phỏng Và Cách Xử Lý Trong Tình Huống Khẩn Cấp
-
Bỏng – Wikipedia Tiếng Việt
-
CÁCH PHÂN LOẠI VÀ TÍNH DIỆN TÍCH VẾT BỎNG
-
Điều Trị Bỏng Trong 24 Giờ đầu Tiên
-
8 Cách Trị Bỏng (trị Phỏng) Tại Nhà An Toàn Bạn Nên áp Dụng