Bỏng Lạnh

Logo Tải ứng dụng  EN 
  1. Trang chủ
  2. Sơ cứu
  3. Bỏng Lạnh
Bỏng LạnhThursday, 31/10/2024

Miễn trừ trách nhiệm: Thông tin này không nhằm mục đích thay thế cho tư vấn và kết luận từ chuyên gia y tế, hướng dẫn điều trị khẩn cấp hoặc quy trình đào tạo sơ cứu chính thức. Không sử dụng thông tin này để chẩn đoán hoặc xây dựng kế hoạch điều trị cho bất kỳ vấn đề sức khỏe hoặc bệnh lý nào mà chưa tham vấn trực tiếp với chuyên gia y tế. Nếu bạn đang ở trong một tình trạng y tế khẩn cấp hoặc đe dọa đến tính mạng, hãy tìm kiếm sự trợ giúp từ các cơ sở y tế ngay lập tức.

Rét cóng / tê cóng là khi da và các mô bên dưới bị đóng băng sau khi tiếp xúc với nhiệt độ rất lạnh. Các khu vực dễ bị ảnh hưởng nhất là đầu ngón tay, ngón chân, dái tai, má, cằm và chóp mũi.

Các dấu hiệu và triệu chứng ban đầu của tê cóng là những mảng da đỏ và đau rát. Sau đó, tình trạng sẽ tiến triển thành da lạnh, tê, trắng hoặc xám, có cảm giác cứng hoặc trông như sáp.

Sơ cứu rét cóng

Bạn có thể tự điều trị tình trạng tê cóng nhẹ (frostnip). Tất cả các vết bỏng lạnh khác đều cần được chăm sóc y tế. Các bước sơ cứu khi bị tê cóng như sau:

Kiểm tra hạ thân nhiệt

Gọi số cấp cứu nếu bạn nghi ngờ có tình trạng hạ thân nhiệt. Các dấu hiệu hạ thân nhiệt bao gồm người run dữ dội, buồn ngủ, lú lẫn, tay lẩy bẩy và nói lắp.

Bảo vệ làn da không bị hư hại thêm

Nếu có khả năng các vùng cơ thể bị ảnh hưởng sẽ đóng băng trở lại, đừng vội làm tan băng. Còn nếu các vùng đó đã được rã đông, hãy bọc kín lại để tránh không bị đông lại lần nữa.

Nếu bạn đang ở bên ngoài, hãy làm ấm đôi bàn tay bị tê cóng bằng cách kẹp tay vào nách

Bảo vệ mặt, mũi hoặc tai của bạn bằng cách che khu vực bằng tay khô và đeo găng. Đừng chà xát vùng da bị ảnh hưởng bằng tuyết hoặc bất cứ thứ gì khác. Và đừng đi bộ trên bàn chân hoặc ngón chân bị tê cóng nếu có thể.

Thoát khỏi cái lạnh

Khi bạn vào trong một không gian ấm áp, hãy cởi bỏ quần áo ướt và quấn mình trong một chiếc chăn ấm.

Nhẹ nhàng làm ấm lại các khu vực bị tê cóng

Ngâm ngón tay, ngón chân hoặc các chi khác bị tê cóng trong nước ấm — khoảng 40 đến 43 độ C. Nếu không có nhiệt kế, hãy kiểm tra nước bằng cách đặt bàn tay hoặc khuỷu tay không bị thương vào trong nước - cảm giác nước sẽ rất ấm chứ không nóng. Ngâm trong 20 đến 30 phút hoặc cho đến khi da trở lại màu bình thường hoặc mất cảm giác tê. Đối với mặt hoặc tai, hãy đắp một chiếc khăn ướt và ấm.

Không được làm ấm vùng da bị tê cóng bằng nguồn nhiệt trực tiếp

Chẳng hạn như bếp lò, đèn sưởi, lò sưởi hoặc đệm sưởi. Điều này có thể gây bỏng.

Uống chất lỏng ấm

Trà, cà phê, sô cô la nóng hoặc súp có thể giúp bạn ấm áp từ bên trong. Đừng uống rượu.

Cân nhắc dùng thuốc giảm đau

Nếu bạn bị đau, hãy cân nhắc dùng các loại thuốc giảm đau không kê đơn.

Điều gì sẽ xảy ra khi băng tan?

Bạn sẽ cảm thấy ngứa ran và nóng rát khi da ấm lên và lưu lượng máu bình thường trở lại. Bạn cần cẩn thận để không làm vỡ bất kỳ vết phồng rộp nào xuất hiện trên vùng da bị bỏng lạnh. Đối với bất cứ vấn đề nào khác nghiêm trọng hơn vấn đề tê cóng mức độ nhẹ, hãy nhanh chóng tìm kiếm sự trợ giúp y tế.

Biên dịch bởi Wellcare (Nguồn: Mayo Clinic) - 21-09-2022

Đăng ký Khám từ xa

Số điện thoại Chọn chuyên khoa: Nội tổng quát nhiNội tổng quátTâm lý - Tâm thần họcCác chuyên khoa khácChọn bác sĩ nhiresetsubmit
Dành cho doanh nghiệp
Phúc lợi khám từ xaHỗ trợ tâm lý EAPTầm soát sức khỏe tinh thầnHealthtalk
Dành cho bệnh nhân
Dịch vụChương trình thành viênBlog sống khỏeCẩm nangHỏi bác sĩ
Hỗ trợ
Câu hỏi thường gặpLiên hệChính sách bảo mậtĐiều khoản sử dụng
Đôi nét về chúng tôi
Theo dòng thời gianTruyền thôngKhách hàng nói về chúng tôiNhà đầu tưLogoWellcareĐối tác sức khỏe TIN CẬYChúng tôi giúp bạn duy trì một lối sống lành mạnh, và khi bạn cần tham vấn y tế, chúng tôi kết nối bạn với những bác sĩ chuyên khoa hàng đầu qua gọi thoại và gọi video.
Thông tin công ty
(+84) 28 3622 6822[email protected]LA0208 Lexington Office, 67 Mai Chi Tho, An Phu Ward, Ho Chi Minh City, Vietnam
Tải ứng dụng
Theo dõi
    © 2015 - 2025 • Wellcare • All Rights Reserved

Từ khóa » Bỏng Lạnh Wiki