Bọng Mắt: Cách Loại Bỏ Sưng Bên Dưới Mắt

Trang chủ Các tình trạng mắt Các tình trạng mắt A-Z Bọng mắt: Cách loại bỏ sưng bên dưới mắt

Bởi Marilyn Haddrill; đóng góp và đánh giá của Charles Slonim, MD

Người phụ nữ có đôi mắt sưng húp

Bọng mắt và các quầng thâm dưới mắt xuất hiện vì nhiều lý do, gồm cả nét mặt di truyền, dị ứng, căng thẳng, mỏi mắt và các đặc điểm da cá nhân, chẳng hạn kết cấu da.

Mặc dù một số phương pháp tại nhà như đắp lát dưa chuột làm dịu có thể tạm thời làm giảm bọng mắt nhưng một giải pháp lâu dài hơn sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra.

Nguyên nhân gì gây ra bọng mắt?

Thông thường, tình trạng phồng lên quanh mắt nghĩa là bạn có dịch tích tụ quá mức, được gọi là phù nề, ở mô da xung quanh. Do da quanh mắt là da mỏng nhất trên cơ thể nên tình trạng phồng và đổi màu da có thể là khá dễ thấy.

Nhưng, trước tiên, tại sao dịch lại tích tụ để hình thành bọng mắt?

Bọng mắt thường là do nhiều yếu tố gây ra, bao gồm:

  1. Tiêu thụ muối quá mức, việc này dẫn đến tình trạng giữ nước

  2. Dị ứng mà có thể gây viêm và sưng phồng

  3. Các vấn đề về xoang

  4. Mất nước

  5. Mệt mỏi và thiếu ngủ

  6. Căng thẳng

  7. Khóc

  8. Lão hóa

  9. Nét mặt di truyền

Mặc dù câu trả lời cuối không thật thuyết phục nhưng sự thực là nhiều người có bọng mắt bởi nét mặt này đơn giản là do di truyền từ gia đình.

Khi lão hóa, mô mỡ mà bình thường bảo vệ mắt bên trong hốc mắt bắt đầu xô về phía trước và lấp đầy các không gian dưới mắt có thể góp một phần gây ra bọng mắt.

Lý do là quá trình lão hóa làm mỏng màng hoặc "màng ngăn" mà bình thường hãm mỡ ở cả mí mắt trên lẫn mí mắt dưới. Khi màng này mỏng đi, mỡ thoát vị và xô về phía trước. Đây là khi các túi hoặc chỗ phình bắt đầu hình thành dưới mắt.

Nguyên nhân gì gây ra bọng mắt vào buổi sáng?

Khi ngủ, chúng ta không chớp mắt. Và đây là một phần lý do giải thích tại sao bọng mắt lại xuất hiện.

Đối với mí mắt thì chớp mắt cũng giống như đi bộ đối với chân. Khi không hoạt động, một số người bị sưng phồng ở các chi dưới và sưng sẽ sớm biến mất khi họ bắt đầu đi bộ và cơ chân bắt đầu "vắt" dịch bị giữ lại (phù nề), dịch này được giải phóng trở lại vòng tuần hoàn.

Hoạt động tương tự cũng xảy ra với mí mắt. Mí mắt nhắm, không chớp lúc ngủ có khả năng phồng lên ở một số người dễ bị vấn đề này. Bởi vậy, vào buổi sáng, bạn có thể thức dậy với mí mắt phồng, húp lên bất thường. Sau khi bạn mở mắt và bắt đầu chớp mắt, một vài phần sưng này có thể giảm bớt trong một giờ hoặc khoảng một giờ.

Bọng mắt có phải là dấu hiệu của bệnh lý không?

Khi đột ngột xuất hiện, mắt phồng lên đôi khi là dấu hiệu của một bệnh lý tiềm ẩn.

Ví dụ, những người mắc bệnh mắt tuyến giáp có thể bị phồng mô và cơ quanh mắt. Đồng thời, mắt phình ra cũng có thể là dấu hiệu của rối loạn tuyến giáp, còn được gọi là bệnh Graves.

Dị ứng mắt liên quan đến các tình trạng như sốt cỏ khô cũng có thể làm mắt sưng phồng. Các loại dị ứng khác, chẳng hạn phản ứng với một số thực phẩm hoặc hóa chất cũng có thể làm mí mắt sưng phồng.

Trong lúc phản ứng dị ứng, một số tế bào trong cơ thể giải phóng ra một chất hóa học có tên là histamine, chất này có nhiều ảnh hưởng bất lợi đến các mô của cơ thể, gồm cả rò rỉ chất lỏng từ mạch máu. Những chất lỏng này bị mắc kẹt trong các mô xung quanh, gây ra phù nề.

Mí mắt phồng, húp lên và các quầng thâm dưới mắt có thể xảy ra khi bạn bị một loại nhiễm trùng mắt chẳng hạn như viêm kết mạc. Những mắt bị sưng phồng này là do viêm có liên quan đến nhiễm trùng mắt gây ra, tình trạng viêm này ảnh hưởng trực tiếp đến mí mắt lân cận. Đồng thời, mắt khô cũng có thể gây ra tình trạng húp và phồng toàn thân.

Các bệnh toàn thân như suy thận cũng có thể dẫn đến sưng phồng khắp cơ thể, gồm cả quanh mắt.

Một số phương pháp điều trị bọng mắt là gì?

Để tìm giải pháp tốt nhất cho bọng mắt và quầng thâm, điều quan trọng là phải xác định được nguyên nhân gây ra.

Nếu cha hoặc mẹ bạn có bọng mắt, bạn có thể di truyền nét này từ họ. Trong trường hợp này, bạn có thể cân nhắc phẫu thuật thẩm mỹ để giảm tình trạng húp.

Bọng mắt do lão hóa gây ra cũng có thể cần giải pháp thẩm mỹ.

Bạn có thể muốn trao đổi với chuyên gia chăm sóc mắt của mình hoặc một bác sĩ phẫu thuật thẩm mĩ về một số lựa chọn sẵn có thể giải quyết những vấn đề mí mắt của bạn. Những lựa chọn này bao gồm bóc bằng hóa chất, thủ thuật làm lại bề mặt da bằng tia laser, một số sản phẩm da kê đơn và phẫu thuật mí mắt, còn được gọi là thủ thuật tạo mi.

Thủ thuật tạo mi bao gồm việc loại bỏ mô mỡ thừa và da thừa khỏi mí mắt trên và dưới, cũng như căng da và cơ để giảm tình trạng húp và nếp nhăn.

Nhiều phương pháp tạm thời có thể giúp giảm vẻ ngoài sưng phồng quanh mắt, chẳng hạn:

  • Dùng thuốc nhỏ mắt để giảm kích ứng do dị ứng ngây ra, nếu thấy phù hợp

  • Uống nhiều chất lỏng để phòng mất nước

  • Chườm đá lạnh khi mí mắt sưng phồng

  • Đắp miếng dưa chuột hoặc túi trà lạnh lên mắt đang nhắm

  • Dùng kem và các sản phẩm da khác được điều chế đặc biệt để sử dụng quanh mắt

  • Giảm muối trong chế độ ăn

  • Ăn thực phẩm giàu kali, chẳng hạn chuối, để loại bỏ dịch thừa trong cơ thể

  • Vẩy nước lạnh lên mặt và mắt

  • Ngủ và nghỉ nhiều

Kem và thuốc mỡ dùng để làm giảm tình trạng húp ở mí mắt thường chứa phenylephrine — một loại thuốc làm co mạch máu, giúp giảm đường kính của chúng. Thuốc này có thể có tác dụng kép đối với mí mắt húp lên.

Trước hết, nếu quầng thâm do mạng lưới mạch máu nhìn thấy được dưới da mí mắt mỏng gây ra, thì khi đó, làm mạch máu nhỏ lại có thể giúp giảm thâm.

Thứ hai, việc làm co mạch máu có thể giảm nguy cơ rò rỉ dịch từ bên trong mạch máu, và điều này có thể giúp giảm tình trạng húp.

Tuy nhiên, hãy thận trọng khi sử dụng những sản phẩm này quanh mắt. Nếu bạn vô tình để những sản phẩm này đi vào mắt, bạn có thể gặp phải phản ứng viêm nghiêm trọng, phản ứng này được gọi là viêm kết mạc do hóa chất. Nếu điều này xảy ra, hãy thăm khám ngay với chuyên gia chăm sóc mắt hoặc bác sĩ của bạn.

Trang được xuất bản trong Thứ Tư, 18 tháng 8, 2021

Từ khóa » đau Rát Bọng Mắt