Bọng Nước Trong Miệng - Cảnh Báo Bệnh Nguy Hiểm - SORADENTAL
Có thể bạn quan tâm
Khi xuất hiện các bọng nước trong miệng – cảnh báo bệnh nguy hiểm, bạn không được chủ quan vì rất có thể bạn đang mắc phải các bệnh lý dưới đây. Cùng tìm hiểu thật kĩ qua những thông tin sau để điều trị sớm, nhằm đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Bọng nước trong miệng
1. Nổi bọng nước trong miệng là bị gì?
Khoảng 60% bệnh nhân bị bệnh bọng nước trong miệng thường sẽ có những triệu chứng ban đầu như sau: trước tiên sẽ xuất hiện những vết phồng rộp hoặc vết lở loét trong miệng. Những vết loét này khiến người bệnh ăn uống khó khăn do bị đau, xót khi tiếp xúc với thực phẩm, cơ thể trở nên mệt mỏi, sụt cân.
Nếu không điều trị sớm, các vết loét hoặc mụn bị vỡ sẽ bắt đầu lan ra da, trầm trọng hơn là xuất hiện chảy mủ, đóng vảy và để lại xẹo.
Các bọng nước bị vỡ, loét trong khoang miệng
Nếu bọng nước hay các mụn nước có kích thước nhỏ, thường xuất hiện ở lưỡi, nướu, mặt trong của má, môi, vòm họng thì có thể là do nhiệt miệng. Đây chỉ là bệnh lý thông thường, chỉ cần giữ vệ sinh khoang miệng, sử dụng các loại thực phẩm có tính mát thì bệnh sẽ tự khỏi sau vài ngày.
Tuy nhiên, sau một thời gian nếu những bọng nước này không có dấu hiệu biến mất, mà bị vỡ ra, gây viêm loét, để lại những vết nông ở niêm mạc, vi khuẩn xâm nhập vào cấu trúc răng bên trong, ảnh hưởng đến tủy sẽ gây tổn thương nghiêm trọng. Dấu hiệu này cảnh báo những bệnh lý nguy hiểm dưới đây.
Cụ thể, những bọng nước này thường là vấn đề liên quan tới sức khỏe răng miệng.
✦ Áp xe răng:
Khi bị áp xe răng, trong khoang miệng của chúng ta sẽ xuất hiện những bọng nước do biến chứng của việc nhiễm trùng răng miệng. Và nguyên nhân hàng đầu gây nên bệnh này chính là do không giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ để vi khuẩn tấn công vào tủy răng.
Lâu ngày những bọng nước này sẽ hình thành mủ. Nếu không có biện pháp nha khoa can thiệp, loại bỏ sạch sẽ, mủ sẽ tự vỡ, lan rộng, bệnh không dứt điểm mà tái phát nhiều lần do chưa loại sạch vi khuẩn. Dần dần sẽ phá hủy xương hàm dẫn đến mất răng.
Bọng nước áp xe răng
Nghiêm trọng hơn, khi mủ chảy xuống vùng bên dưới lưỡi, vùng cằm, gây liệt hay biến dạng một phần gương mặt.
✦ Hoại tử sàn miệng:
Hoại tử sàn miệng là biến chứng nặng nhất của các bọng nước trong miệng. Hậu quả của nó tương tự như áp xe răng. Khi ổ vi khuẩn sưng mủ bị vỡ, lan rộng ra khoang miệng, chảy xuống họng sẽ rất nguy hiểm, nguy cơ gây tắc nghẽn hô hấp, đối mặt với nguy cơ tử vong cao.
✦ Ung thư khoang miệng:
Có rất nhiều trường hợp bệnh nhân thường nhầm lần giữa bệnh nhiệt miệng và ung thư khoang miệng vì ở giai đoạn đầu của ung thư khoang miệng cũng xuất hiện những bọng nước, ít cảm giác đau rát, khiến bệnh nhân chủ quan trong việc điều trị.
Cần phân biệt ung thư khoang miệng và nhiệt miệng
Chính vì điều này nên bệnh ung thư khoang miệng thường được phát hiện khi các khối u khoang miệng quá lớn, kèm theo nhiều triệu chứng khác nhau như khó nuốt, chảy máu, đau tai, có hạch ở cổ…
Chính vì vậy, chúng ta tuyệt đối không được xem thường hoặc chủ quan khi có những bọng nước xuất hiện vì chúng đang cảnh báo tình trạng sức khỏe của bạn. Khi gặp trường hợp này, bạn cần đến nha khoa, bệnh viện răng hàm mặt để bác sĩ có phương pháp điều trị thích hợp.
2. Cách điều trị
Bọng nước trong miệng sẽ gây đau rát làm chúng ta không thể ăn uống bình thường, viêm nhiễm ảnh hưởng đến sức khỏe, làm mất thẩm mỹ. Khi gặp vấn đề này, bạn đừng quá lo lắng, hãy tham khảo các biện pháp dưới đây để khắc phục nhanh chóng:
✦ Điều chỉnh các thói quen hằng ngày nhằm hỗ trợ trong quá trình điều trị
Trước tiên, để ngăn chặn nguy cơ bội nhiễm vi khuẩn hay gây kích ứng, bạn nên sử dụng nước muối sinh lý để súc miệng nhằm tiêu diệt vi khuẩn, dịu đi các vết loét.
Trong thời gian mắc bệnh, cần hạn chế sử dụng các mỹ phẩm trang điểm. Thay vào đó, bạn có thể dùng son dưỡng để làm dịu các vết nứt, mụn nước quanh môi.
Tuyệt đối không nên dùng tay chạm vào các mụn nước vì không đảm bảo vệ sinh, nguy cơ làm nhiễm trùng nhiều hơn.
Tuyệt đối không dùng chung các vật dụng cá nhân như khăn tắm, bàn chài răng, bát đũa, son môi,.. với người khác vì dễ làm bệnh lây sang người khác.
Giữ tâm trạng thoải mái, tránh lo âu, căng thẳng.
Súc miệng bằng nước muối để ngăn chặn vi khuẩn
»» Có thể bạn quan tâm: Bạn đã sử dụng nước súc miệng đúng cách chưa?
✦ Có chế độ ăn uống lành mạnh
Để tránh vết loét nhiều hơn, bạn cần tránh những thực phẩm cay, nóng, nhiều dầu mỡ. Khi mắc bệnh các bọng nước trong miệng thì chỉ nên ăn các loại thực phẩm giàu arginine có dầu dừa, đậu nành, chocolate, cà rốt,…
Ăn uống có chọn lọc
✦ Thực hiện các giải pháp tự nhiên để làm dịu bọng nước
Nguyên liệu thiên nhiên luôn mang đến chúng ta những phương pháp điều trị hiệu quả, lành tính, đảm bảo an toàn tuyệt đối.
Những công thức điều trị mụn nước sử dụng trà xanh, mật ong, tỏi… đã được rất nhiều người thực hiện mà bạn có thể tham khảo để làm dịu bọng nước tạm thời tại nhà. Sau đó, bạn cần phải sắp xếp thời gian đến nha khoa để bác sĩ kiểm tra và điều trị sớm.
Các biện pháp thiên nhiên làm dịu bọng nước khoang miệng
✦ Chữa bọng nước tại nha khoa uy tín
Một lần nữa lưu ý rằng, việc thay đổi các thói quen và sử dụng các liệu pháp thiên nhiên chỉ mang tính chất hỗ trợ, ức chế sự phát triển của vi khuẩn, ngăn chặn bệnh diễn biến nguy hiểm chứ không nhằm mục điều điều trị triệt để. Quá trình thăm khám tại nha khoa mới giúp bạn tìm ra nguyên nhân để có phương pháp điều trị thích hợp tương ứng.
– Nếu nguyên nhân là viêm tủy răng gây nên các bọng nước thì bác sĩ sẽ tiến hành điều trị tủy răng, loại bỏ những mô tủy bị nhiễm khuẩn, sau đó sử dụng vật liệu chuyên dụng để trám bít lại và phục hình thân răng bằng cách trám hoặc bọc sứ. Bên cạnh đó, có thể kết hợp với cạo vôi răng, vệ sinh răng miệng để loại bỏ vi khuẩn gây bệnh áp xe, viêm tủy, nhiệt miệng…
Điều trị tủy răng trong trường hợp áp xe răng gây bọng nước
– Trong một số trường hợp bạn cũng sẽ được bác sĩ chỉ định dùng các loại thuốc bôi nếu vết loét viêm nhiễm rộng hơn.
– Còn trường hợp nếu không may bị ung thư khoang miệng thì bạn sẽ được bác sĩ hướng dẫn đến bệnh viên điều trị. Tại bệnh viện sẽ có đội ngũ bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng và trang thiết bị cần thiết cho việc điều trị đạt hiệu quả cao.
Nha khoa Đông Nam – chuyên điều trị các bệnh lý răng miệng
3. Cách chăm sóc để phòng ngừa các bệnh răng miệng
Giữ gìn vệ sinh răng miệng đúng cách chính là biện pháp ngăn ngừa các bệnh lý răng miệng hiệu quả nhất. Hầu như ai cũng nhận thức được vấn đề này, tuy nhiên phần lớn chúng ta lại không thực hiện đúng và đủ bước. Cụ thể bạn cần phải tuân thủ các bước chăm sóc răng miệng sau đây:
– Đánh răng đúng cách
Để đánh răng đạt hiệu quả cao trong việc loại bỏ mảng bám và vi khuẩn nhưng không làm mòn men răng thì bạn cần sử dụng các loại bàn chải có lông mềm.
Lưu ý chải răng nhẹ nhàng theo chiều dọc để len lỏi làm sạch tất cả các bề mặt của răng. Tuyệt đối không chải răng theo chiều ngang và không dùng lực quá mạnh.
Các bước đánh răng đúng cách
– Dùng chỉ nha khoa và nước súc miệng
Chỉ nha khoa là một cách làm sạch thức ăn giắt ở kẽ răng (vị trí bàn chải khó có thể làm sạch) nhưng không làm tổn thương nướu. Đồng thời, bạn cũng đừng quên sử dụng nước súc miệng mỗi ngày, ưu tiên loại có chứa Florua để chống lại vi khuẩn trong toàn khoang miệng, răng và nướu.
Đừng quên dùng chỉ nha khoa và nước súc miệng
– Vệ sinh lưỡi
Lưỡi là bộ phận chứa một khối lượng lớn vi khuẩn trong lớp nhầy trên bề mặt nhưng đa số chúng ta lại quên vệ sinh bộ phận này. Nếu chỉ đánh răng, dùng chỉ nha khoa và nước súc miệng thì cũng không hiệu quả đâu nhé. Chính vì vậy đừng quên vệ sinh lưỡi để ngăn ngừa vi khuẩn và có hơi thở thơm tho.
Vệ sinh lưỡi mỗi ngày
– Thăm khám nha khoa định kì
Các biện pháp phía trên chỉ có tác dụng kéo dài quá trình hình thành vôi răng chứ không thể loại bỏ vôi răng. Chính vì vậy, bạn cần thăm khám nha khoa định kì 6 tháng/lần để bác sĩ vệ sinh và điều trị các bệnh lý ngay từ những dấu hiện ban đầu (nếu có).
Kiểm tra răng định kì tại nha khoa
Có thể thấy, không nên xem thường những bọng nước trọng miệng bởi chúng có thể là dấu hiệu cảnh báo những bệnh lý nguy hiểm cần phòng ngừa và điều trị ngay từ sớm.
Nếu còn thắc mắc bất kì các vấn đề nào khác, vui lòng liên hệ qua tổng đài 19007141 hoặc đến trực tiếp các chi nhánh Nha khoa Đông Nam gần nhất để được các bác sĩ thăm khám và tư vấn Miễn Phí!
Từ khóa » Trong Miệng Mọc Mụn Nước
-
Nổi Mụn Trong Miệng Là Dấu Hiệu Của Bệnh Gì? - Hello Bacsi
-
Nổi Mụn Nước Trong Khoang Miệng Là Bệnh Gì? Cách Trị Mụn Nước ở ...
-
Nổi Mụn Nước Trong Miệng Thường Xuyên Là Dấu Hiệu Của Bệnh Gì?
-
Mụn Nước Trong Miệng Là Triệu Chứng Bệnh Gì? Có Nguy Hiểm ...
-
Trẻ Bị Nổi Mụn Nước Trong Miệng Là Bệnh Gì? Chữa Trị Ra Sao
-
9 Bệnh Thường Gặp Có Thể Mọc Mụn Nước Trên Da Khi Mắc Phải
-
Thông Tin Y Khoa - Mụn Nước Ở Miệng
-
Các Bệnh Trong Khoang Miệng Thường Gặp - Tuổi Trẻ Online
-
Nổi Mụn Nước Trong Khoang Miệng Không đau Là Bị Gì? Cách Chữa Trị
-
Trẻ Bị Nổi Mụn Trắng Trong Miệng Là Bệnh Gì? Cách Khắc Phục Hiệu Quả
-
Mọc Mụn Thịt Trong Miệng Và Cách Trị (người Lớn + Trẻ)
-
Mụn Rộp Sinh Dục ở Miệng: Triệu Chứng, điều Trị Và Hình ảnh
-
Các U ở Miệng - Rối Loạn Nha Khoa - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Herpes (mụn Rộp) ở Môi: Những điều Cần Biết - Xét Nghiệm Dr.Labo