Bông Sen Trong Giếng Ngọc [Truyện Danh Nhân]
Có thể bạn quan tâm
Truyện Bông sen trong giếng ngọc
Bông sen trong giếng ngọc là câu chuyện kể về tấm gương hiếu học của Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi (1272 – 1346), một nhà văn hóa, chính trị nổi tiếng của nước ta đời nhà Trần, quê ở Nam Sách, Hải Dương.
1. Ngày xưa, cách đây gần bảy trăm năm, có cậu bé Mạc Đĩnh chi con nhà nghèo, người đen đủi xấu xí. Tuy còn nhỏ, nhưng ngày nào Mạc Đĩnh Chi cũng vào rừng kiếm củi giúp đỡ cha mẹ.
2. Gần nhà Mạc Đĩnh Chi có một trường học: các bạn trong làng đến học rất đông vui. Con nhà nghèo, không có tiền ăn học nên Mạc Đĩnh Chi rất thèm được học. Do đó, mỗi lần gánh củi qua trường, cậu bé lại ngấp nghé học lỏm [1].
Qua nhiều ngày như vậy, thầy giáo thấy cậu bé nhà nghèo mà có chí hiếu học [2], ông liền cho phép Mạc Đĩnh Chi được vào trường học. Nhờ có trí thông minh, lại rất ham học, nên Mạc Đĩnh Chi nhanh chóng trở thành một người học trò giỏi nhất trường.
Chỉ có buổi tối, Mạc Đĩnh Chi mới có thời giờ học và đọc sách, vì ban ngày cậu còn phải làm lụng mọi việc. Nhưng học buổi tối lại không có dầu thắp, Mạc Đĩnh Chi đã nghĩ ra cách bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng lấy ánh sáng làm đèn học.
3. Miệt mài học tập với ngọn đèn đom đóm ấy, chẳng bao lâu, Mạc Đĩnh Chi trở thành người học rộng tài cao. Khi đi thi, Mạc Đĩnh Chi đỗ Trạng nguyên [3] (khoa thi năm 1340). Nhưng vì nhà vua thấy ông nhà nghèo, lại xấu xí nên có ý không muốn cho ông đỗ đầu, buộc ông phải làm một bài văn để thử tài.
Mạc Đĩnh Chi làm ngay một bài phú [4] lấy tên là “Bông sen trong giếng ngọc” để tỏ rõ chí hướng [5] và tài năng của mình. Bài phú ấy rất hay, hay đến nỗi vua nhà Trần phải phong ngay cho ông một chức quan to trong triều.
Với lòng yêu nước thương dân, Mạc Đĩnh Chi đã làm nhiều việc lớn cho đất nước.
Theo “Ngọn đèn đom đóm” Tập đọc 5, NXB Giáo dục – 1980
Chú giải trong truyện Bông sen trong giếng ngọc
- Học lỏm: học kín đáo điều gì ở người khác không ai biết.
- Hiếu học: ham học, rất thích học tập.
- Trang nguyên: tên gọi người đỗ đầu khoa thi cao nhất, tổ chức ở sân vua (thi đình) thời phong kiến xưa kia.
- Phú: một thể văn vần thời xưa, không hạn định số câu, số chữ.
- Chí hướng: mục đích phấn đấu cao xa của mỗi người.
Ý nghĩa câu chuyện Bông sen trong giếng ngọc
Câu chuyện nêu cao gương hiếu học của Mạc Đĩnh Chi, ngay từ hồi còn nhỏ, mặc dầu sống trong cảnh gia đình nghèo khó, ngày ngày phải vào rừng kiếm củi giúp đỡ cha mẹ, nhưng vẫn khắc phục mọi khó khăn to lớn để được đi học và học giỏi thành tài, đỗ tới Trạng nguyên.
Sau này Mạc Đĩnh Chi đem tài năng xuất sắc ra giúp ích cho nước nhà rất nhiều và suốt đời sống theo cái chí hướng cao đẹp của mình mà ông từng nói lên trong bài văn đi thi nổi tiếng của ông, tức bài phú “Bông sen trong giếng ngọc”.
– TruyenDanGian.Com –
Những câu chuyện kể về danh nhân Việt Nam và thế giới
Ngoài câu chuyện Bông sen trong giếng ngọc kể trên, TruyenDanGian.Com còn giới thiệu đến các bạn rất nhiều những câu chuyện kể về các danh nhân lịch sử Việt Nam và thế giới vô cùng hấp dẫn.Những câu chuyện về họ đôi khi được truyền thuyết hóa thành những câu chuyện dân gian lưu truyền từ đời này sang đời khác.
Truyện danh nhânTừ khóa » Chuyện Bông Sen Trong Giếng Ngọc
-
Bông Sen Trong Giếng Ngọc | Thư Viện Bình Thuận - YouTube
-
Kể Chuyện đã Nghe, đã đọc- Tuần 26- Soạn Tiếng Việt 5 - CungHocVui
-
Hoa Sen Trong Giếng Ngọc - Tam Kỳ RT
-
Hào Khí Ngàn Năm: Trạng Nguyên Mạc Đĩnh Chi - Bông Sen Trong ...
-
Đề Thi Học Kì 2 Lớp 4 Môn Tiếng Việt Năm 2020 - Đề Số 8
-
Kể Lại Một Câu Chuyện Về Truyền Thống Hiếu Học Hoặc ... - Haylamdo
-
Qua Câu Chuyện, Em Rút Ra được Bài Học Gì?... - Thi Online
-
Hoa Sen Trong Gieng Ngoc
-
Bài Tập Cuối Tuần Tiếng Việt 4 Tuần 20 - Đề 2 (Có đáp án Và Lời Giải ...
-
[PDF] Năm Học: 2016 - 2017 đề Chính Thức - TRƯỜNG THCS LĂNG CÔ
-
Vườn Trẻ
-
Đề Tiếng Việt Khối 4
-
Những Bông Sen Trong Giếng Ngọc - Báo Nghệ An