Bông Súng, Từ điển Nấu ăn Cho Người Nội Trợ | Cooky Wiki

Bông súng (tên gọi ngắn của cây bông súng hoặc cây hoa súng) là cây vươn lên theo nước lũ, nước càng dâng cao thì cuống lá, cọng càng dài. Lá trải rộng trên mặt nước và hoa màu trắng, màu tím hay màu hồng vươn lên khỏi mặt nước trông rất đẹp.

Lá Hoa Súng là dạng lá đơn mọc cách, lá hình tròn hay xoan, bìa có răng cưa thưa, mặt dưới không lông có màu lam hoặc tím đậm, mặt trên nhẵn và có màu xanh bóng. Lá cây Hoa Súng xẻ thùy sâu, có gân tỏa tròn, nổi rõ ở mặt dưới của lá.

Hoa Súng rộng từ 7-15cm với màu lam nhạt hay trắng, có khi màu đỏ hoặc xanh nở từ sáng đến trưa. Hoa xếp xoắn vòng với 4-12 lá đài, thường thì có từ 4-6 lá với màu xanh có đốm và lằng đen, cánh hoa vào khoảng 10 đến 15, xếp lợp. Hoa có nhiều nhị xếp xoắn, tiểu nhụy vào khoảng 40, chung đới có mũi vàng cao, tâm bì rời nhau ở ngăn. Căn hành trơn trơn, có chồi. Hoa Súng thường nở trong 3 ngày, hoa có thể tỏa mùi thơm thoang thoảng trong không khí, làm thanh mát môi trường.

Cây bông Súng là một loài cây hoa chỉ nở ban ngày, với những rễ và thân nằm trong nước. Một phần lá được ngập nước, trong khi những phần khác nổi nhẹ trên mặt nước. Hoa Súng sinh sản từ hạt , từ lá và từ củ, cây có khả năng tái sinh rất nhanh.

Với sắc hoa đẹp, gần gũi và thiện cùng những hữu ích mà cây mang lại, Bông Súng đã được nước nhiều nước lựa chọn làm quốc hoa như Bangladesh, Sri Lanka, Ai Cập, Đan Mạch.

Bông súng

Phân bố:

Chi này có khoảng 50 loài, với sự phân bổ rộng khắp thế giới.

Ở Việt Nam các loài cây bông súng sống lâu năm, mọc hoang dại trong ao, mương, kênh, rạch, láng nước, bàu trũng khắp mọi khu vực của Việt Nam. Vùng Đồng Tháp Mười có nhiều bông súng nhất Việt Nam. Hiện tại, việc khai thác loài hoa này còn tự phát, chưa có quy hoạch. Tuy nhiên các loài cây này có khả năng tái sinh mạnh. Chưa thấy tài liệu nào thống kê tại Việt Nam có bao nhiêu loài súng, mặc dù có một số tài liệu nói rằng có khoảng 5 loài. Trong một số tài liệu có nhắc tới Bông súng lam (Nymphaea stellata = Nymphaea nouchali?), Bông súng đỏ (Nymphaea rubra), Bông súng trắng (Nymphaea lotus = Nymphaea pubescens?) v.v Tại các chợ ở miền Tây Nam Bộ, có thể thấy bán những bó cọng bông súng mập mạp nâu nâu mang bông có màu tím nhạt, cuộn tròn, tươi rói. Bông súng cắt khúc có thể được thưởng thức bằng cách chấm mắm kho, trộn gỏi, hay ăn sống, cũng như có thể thể xào, nấu canh.

Công dụng:

a- Làm cảnh: Bông Súng là loài cây thủy sinh có hoa đẹp, sắc lá xanh mát, cây sinh trưởng nhanh tạo cảnh quan thu hút cho những khu vực đầm nước, hồ, ao. Súng thường được trồng tạo cảnh quan cho sân vườn, tạo tiểu cảnh nước tĩnh, trồng trong các hồ cá nhân tạo hay được trồng trong các chum, vại, chậu để trang trí giếng trời, ngoại thất, quán café sân vườn,…

b- Ẩm thực:

Cọng bông súng dùng làm rau sống:

Ở miền Tây Nam Bộ người dân có thể thu hái cọng bông súng ở các đầm, trấp, ao, sông rạch. Các chợ ở Nam Bộ thường bán cọng bông súng tươi như một loại rau sạch tự nhiên rất được các bà nội trợ miền quê ưa chuộng. Cọng bông súng khi tước vỏ rất dòn dể gãy, do đó chỉ cần bẻ khúc hoặc dùng dao tước mỏng làm rau ghém. Cọng bông súng thường xuất hiện trong những rổ rau tập tàng của người dân vùng nước nổi. Rau bông súng thường dùng để chấm mắm kho trong những bửa ăn đạm bạc của người nông dân ở vùng sâu. Món rau sống từ cọng bông súng cầu kỳ hơn là món bông súng bóp xổi. Để có món bông súng bóp xổi, người ta lấy cuống bông súng tước bỏ vỏ ngoài, rửa sạch rồi ngắt từng khúc ngắn 4 - 5 cm, để vào một  thau sạch. Dùng tay bóp nhẹ những cọng súng làm cho dập mà không nát. Pha một chén giấm cùng vài muỗng đường cát, khuấy cho tan đường. Đổ chén giấm vào thau bông súng, thêm một nắm rau răm xắt nhỏ vào, trộn đều là được. Chấm với nước mắm kho quẹt hoặc với nước tương kho. Món này ăn rất ngon miệng, tác dụng kích thích tiêu hóa, an thần, trợ tim, giải độc; rất tốt cho người ăn uống kém, ăn không tiêu, mất ngủ, tim đập mạnh, bồn chồn không yên, người bị di tinh, bạch đới, ho, viêm đường tiết niệu.

Vùng Đồng Tháp Mười có câu ca dao:

Muốn ăn bông súng mắm kho, Thì vô Đồng Tháp ăn cho đã thèm.

Cọng bông súng được dùng để bóp gỏi: Cọng bông súng lột vỏ, chẻ nhỏ dể làm chất nộm trộn gỏi ăn rất hấp dẫn.

Cọng bông súng luộc, xào: Cọng bông súng lột vỏ có thể dùng để luộc, xào riêng hay chung với các món rau khác. Đặc biệt khi chế biến các món xào để ăn chay.

Cọng bông súng dùng để nấu canh chua, lẩu chua: Cọng bông súng lột bỏ vỏ, ngắt khúc để nấu canh chua với bông điên điển với cá linh là món ăn theo thời vụ của người dân vùng Đồng Tháp Mười. Chỉ có được trong mùa nước nổi. Ngoài ra bông súng còn nấu canh chua với nhiều loại các đồng khác như cá lóc, cá trê, cá rô, lươn, ếch… thì thường xuyên trong năm và là món canh truyền thống của người dân Nam Bộ.

Cọng bông súng dùng làm dưa chua: Món ăn dân dã nhất là bông súng muối làm dưa dùng để kho với cá, thịt rất ngon. Cuống lá cây súng tước bỏ vỏ cũng được dùng muối dưa (như muối dưa cải), làm gỏi để ăn.Khi ăn thực khác sẽ cảm nhận được vị ngọt thanh trong từng cọng bông súng muối vừa dai vừa mặn mà.

c- Cây bông súng được dùng làm thuốc:

Theo đông y, bông súng có tác dụng giúp làm dịu dục, chống co thắt, an thần, trợ tim, trợ hô hấp, tăng cường sinh lực; thường được sử dụng trong các trường hợp tình dục bị kích thích, di tinh, mộng tinh, mất ngủ, tim đập nhanh, kiết lỵ, tiêu chảy, ho, viêm bàng quang, viêm thận, tiểu buốt, tiểu són, đau lưng, mỏi gối do thận yếu. Các bộ phận của cây bông súng còn được dùng làm thuốc thanh nhiệt, chống say nắng, cầm máu... Đặc biệt, nó còn trị hiệu quả chứng co giật ở trẻ, đau lưng mỏi gối, nam bị di tinh hoặc phụ nữ khí hư bạch đới.

Các làm sạch rau bông súng và bảo quản:

Bông súng (Cây bông súng) mua về tướt bỏ vỏ ngoài rồi rửa thật sạch. Tùy vào các loại món ăn được chế biến mà ta có thể cắt khúc khoảng 4-5 cm hoặc bào sợi mỏng.

Cây bông súng mềm, giòn, dễ gãy héo, nên bảo quản trong môi trường ẩm (cho ra rỗ rồi rưới nước lên) nhưng thời gian bảo quản không được lâu.

Nguồn tham khảo:

Chi súng, Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Cây bông súng, saigonhoa.com

Bông súng, sites.google.com

Từ khóa » Tôm Súng Lục Wiki