Bông Thiên Lý - Thực Phẩm Tấn Tài
Có thể bạn quan tâm
Description
Bông thiên lý là một cây thường trồng vào mùa hè tỏa hương thơm mát và là thực phẩm bổ dưỡng có thể dùng làm thực phẩm và được coi là bài thuốc chữa bệnh.
Mục lục
- Đặc điểm cây bông thiên lý:
- Thành phần dinh dưỡng của hoa thiên lý
- Bông thiên lý có tác dụng gì
- 1. Hoa thiên lý giúp cải thiện chức năng sinh lý
- Cách nấu uống cây lá thiên lý tốt cho người vô sinh
- 2. Tác dụng cây lá thiên lý với bệnh trĩ
- Cách dùng cây lá thiên lý chữa bệnh trĩ
- 3. Công dụng của hoa thiên lý giúp giảm cân
- Cách sử dụng lá thiên lý hỗ trợ giảm cân
- 4. Tác dụng của cây lá thiên lý: Giảm đau nhức xương cốt
- 5. Bông thiên lý giúp phòng rôm sảy cho trẻ
- 1. Hoa thiên lý giúp cải thiện chức năng sinh lý
- Những ai không nên ăn hoa thiên lý
- Lá thiên lý có ăn được không?
- Hoa thiên lý kỵ gì
- Trẻ em có ăn được hoa thiên lý
- Cách chế biên hoa thiên lý thành món ngon
- Canh thiên lý nấu thịt băm
- Nguyên liệu:
- Thực hiện:
- Canh cua thiên lý
- Nguyên liệu:
- Thực hiện:
- Canh thiên lý nấu thịt băm
- Cách bảo quản bông thiên lý
Đặc điểm cây bông thiên lý:
Thân thảo, dây leo, mảnh, cao khoảng 1 – 8m; thân non màu xanh nhạt, thân già màu hơi xám, có lông. Lá cây thiên lý hình tim, cuống dài khoảng 2cm.
Cây thiên lý ra hoa từng chùm, số hoa trên một chùm có thể vài bông đến và chục bông. Hoa thiên lý có 5 cánh, màu vàng nhạt, hoặc xanh vàng, có lông, mùi thơm thoang thoảng, vị ngọt.
Thân dài 1 – 10m, màu lục ánh vàng, khi non có lông tơ, những đoạn thân của năm trước màu xám nhạt. hoa leo hoa thiên lý thành chùm ở nách lá, màu hoa xanh lục nhạt và vàng, có mùi rất thơm về ban đem và sáng sớm. Từ tháng 10 âm lịch trở đi, , thiên lý bắt đầu ngừng cho hoa và rụng lá. Các cành nhỏ dần bị chết khô, tới thánh 2 – 3 thiên lý nảy chồi. Đầu tháng 4 cho hoa trở lại.
Thành phần dinh dưỡng của hoa thiên lý
- 2,8g đường bột
- 3g chất xơ
- 1,2 mg chất sắt
- 1,17 mg caroten
- 53 mg photpho
- 52 mg canxi
- 0,19 mg vitamin B1
- 0,13 mg B
- 1,1 mg PP
- 45 mg vitamin C
Bông thiên lý có tác dụng gì
Tác hại của hoa thiên lý thì chưa thấy có nghiên cứu nào, nhưng ăn nhiều 1 lần thì không tốt. Vì việc gì quá nhiều cũng không tốt hết.
1. Hoa thiên lý giúp cải thiện chức năng sinh lý
Hoa thiên lý hay còn gọi là dạ lý hương, hoa thiên lý là loại cây được trồng và ra hoa vào mùa hè và được đông y cho rằng có tính ngọt, tính bình, có thể giải nhiệt, chống rôm sảy, còn là vị thuốc có công hiệu an thần, tư bổ tâm, bổ thận, giúp ngủ ngon giấc.
- Những quý ông yếu sinh lý nên tận dụng các món ăn từ hoa thiên lý, bởi hoa này cải thiện khả năng tình dục rất tốt.
- Hoa thiên lý giàu chất dinh dưỡng, hoa thiên lý rất tốt cho sức khỏe. Loài hoa này có tác dụng trợ dương, chữa chứng vô sinh do tiếp xúc với chì ở nam giới.
Cách nấu uống cây lá thiên lý tốt cho người vô sinh
Những bạn nam thường xuyên tiếp xúc với chì dẫn tới vô sinh, mặt khác trong hoa thiên lý lại có chứa chất kẽm. Nếu dùng hoa thiên lý chế biến các món ăn sẽ có tác dụng đẩy chì ra khỏi tinh dịch, từ đó giúp chữa chứng vô sinh ở nam giới. Nhưng lưu ý, khi chế biến không được làm quá sẽ làm giảm dưỡng chất.
2. Tác dụng cây lá thiên lý với bệnh trĩ
Trong Đông y cây thiên lý có hoa và lá được xem như một vị thuốc có đặc tính vị ngọt, tính bình, tác dụng lợi gan, thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm mắt. Có rất nhiều công dụng tốt từ cây thiên lý mang lại trong đó không thể không nói tới việc dùng hòa thiên lý trị bệnh trĩ. Lá và hoa thiên lý có tác dụng sát trùng, diệt khuẩn, kích thích mọc da non, thường dùng để đắp lên mụn nhọt, những vết loét, chữa trĩ ngoại hiệu quả.
Khi tiến hành điều trị bệnh trĩ bằng bộ phận của cây thiên lý là hoa thì sau khoảng 1 tuần áp dụng các triệu chứng bệnh trĩ có dấu hiệu giảm rõ rệt. Giảm bớt đau, giảm sưng viêm búi trĩ, dùng lâu dài sẽ khỏi bệnh hoàn toàn
Cách dùng cây lá thiên lý chữa bệnh trĩ
Lấy 100g lá thiên lý còn non (bánh tẻ) và 5g muối ăn. Cho lá rửa sạch, để ráo, giã với muối ăn. Cho thêm 30ml nước cất, lọc qua gạc lấy nước trong. Dùng bông tẩm đắp vào chỗ lòi dom đã được rửa sạch bằng thuốc tím. Băng lại như đóng khố. Làm ngày 1-2 lần trong 3-4 ngày sẽ thấy hiệu quả.
Ngoài ra có thể chế thành thuốc mỡ gồm 40g lanolin, 50g vadolin với 10ml dung dịch thiên lý nói trên.
3. Công dụng của hoa thiên lý giúp giảm cân
Trong hoa thiên lý chứa một lượng lớn chất xơ và chất diệp lục của cây giúp cơ thể dễ dàng trao đổi chất hơn, từ đó giảm việc hấp thụ chất béo của cơ thể từ lượng thức ăn hàng ngày, đồng thời gây cảm giác mau no, bạn sẽ dừng bữa ăn của mình sớm hơn mọi ngày.
Ngoài ra, hoa thiên lý chỉ chứa một lượng rất nhỏ calo nên bạn hoàn toàn có thể sử dụng hoa thiên lý hằng ngày cho thực đơn giảm cân của mình mà không cần phải sợ béo phì.
Cách sử dụng lá thiên lý hỗ trợ giảm cân
Trong hoa thiên lý có chứa một lượng lớn chất xơ, chất diệp lục và có rất ít calo. Khi ăn vào sẽ giúp tăng khả năng trao đổi chất, tăng cảm giác mau no, giảm khả năng hấp thụ chất bèo. Từ đó giúp hỗ trợ giảm cân hiệu quả.
4. Tác dụng của cây lá thiên lý: Giảm đau nhức xương cốt
Hàng ngày lấy hoa thiên lý xào với thịt bò hoặc chấm với muối vừng ăn sẽ có tác dụng đau nhức xương cốt. Lưu ý, do trong thiên lý chứa kẽm nên khi sử dụng không xào nấu cùng với các thức ăn giàu chất sắt như gan, thịt lợn nạc, rau muống… vì chất sắt có trong các loại thực phẩm này sẽ đẩy kẽm ra khỏi cơ thể.
5. Bông thiên lý giúp phòng rôm sảy cho trẻ
Nấu canh hoa thiên lý ăn hằng ngày để phòng rôm sảy. Với trẻ nhỏ có thể nghiền lá và hoa thiên lý ra nấu lẫn với bột, cháo khi cho trẻ ăn dặm.
Những ai không nên ăn hoa thiên lý
Hiện chưa có một nghiên cứu sâu nào về vấn đề ai không nên ăn hoa thiên lý. Nhưng khi chế biến bạn cần lưu ý những điều dưới đây. Khi dùng lá và hoa thiên lý chế biến thức ăn và làm thuốc chữa bệnh nên lưu ý:
- Khi dùng chế biến món ăn từ bông thiên lý chữa bệnh đau khớp không nên kết hợp với các thực phẩm chứa sắt như gan, thịt lợn, rau muống,… Vì chất sắt có trong các loại thực phẩm này sẽ đẩy kẽm ra khỏi cơ thể.
- Khi chế biến hoa thiên lý không nấu chín kỹ quá sẽ làm giảm dinh dưỡng và không đem lại hiệu quả cho việc điều trị.
Mặc dù lá và hoa thiên lý rất tốt cho sức khỏe nhưng thành phần ẩn sâu bên trong nó lại chứa độc tố. Vì vậy không nên quá lạm dụng, người bình thường chỉ nên ăn khoảng 2 lần mỗi tuần là tốt nhất. Bên cạnh để đảm bảo an toàn, bệnh nhân nên tham khảo thêm ý kiến từ bác sĩ trong quá trình sử dụng loại dược liệu này chữa bệnh.
Lá thiên lý có ăn được không?
Lá thiên lý là cây ít độc nhiều dinh dưỡng và có nhiều công dụng chữa bệnh. Bạn có thể dùng lá thiên lý để trị gium kim cho trẻ.
Cách dùng:
Lấy lá thiên lý non nấu canh cho trẻ ăn liền từ 7 – 10 ngày sẽ hiệu quả. Hoặc có thể dùng bài thuốc sau: Hoa thiên lý 30g, rau sam 20g, lá đinh lăng 25g. Ba thứ rửa sạch, sao khô, sắc lấy nước uống trong ngày, mỗi ngày chia làm 3 lần, uống liên tiếp trong 3 ngày.
Trà hoa thiên lý
Hoa thiên lý kỵ gì
Tuy nhiên, không nên nấu với các thức ăn giàu chất sắt như gan, thịt lợn nạc, rau muống… vì chất sắt có trong các loại thực phẩm này sẽ đẩy kẽm ra khỏi cơ thể khiến không còn tác dụng.
Hoa thiên lý được xem là kỵ khi nấu với các thức ăn giàu chất sắc như: gan, thịt lợn nạc, rau muống…. Vì chất sắt có trong thực phẩm này sẽ đẩy kẽm khỏi cơ thể khiến dược tính của hoa không còn tác dụng.
Trẻ em có ăn được hoa thiên lý
- Đặc biệt, do có hàm lượng kẽm khá cao nên bông thiên lý (cả lá non và ngọn non) là món ăn mềm dễ tiêu giàu dinh dưỡng, tăng sức kháng thể hợp với trẻ em và người cao tuổi.
- Theo y học cổ truyền, hoa lý có vị ngọt dịu, tính bình, tác dụng bổ tỳ, dưỡng tâm, ích thận, an thần dễ ngủ, tiêu viêm, nhẹ người. Hoa lý ăn rất tốt với trẻ em lười ăn, chậm lớn, người lớn ăn ngủ kém mắt yếu, phì đại tiền liệt tuyến, đau lưng, tiểu đêm…
Cách chế biên hoa thiên lý thành món ngon
Canh thiên lý nấu thịt băm
Nguyên liệu:
- Thịt nạc
- Hoa thiên lý
- Dầu ăn
- Muối
- Hành tím
- Hạt nêm
- Bột ngọt
Thực hiện:
Bước 1. Các bạn hãy cho dầu vào chảo và bỏ hành tím vào để phi thơm, tiếp theo các bạn hãy cho thịt vào và đảo đều tay cho đến khi thịt săn lại.
Bước 2. Tiếp theo các bạn hãy Cho nước vào đun sôi, lượng nước tùy thuộc theo nguyên liệu các bạn chuẩn bị, rồi sau đó cho hoa thiên lý vào và nêm nếm cho vừa với khẩu vị. Rồi sau đó các bạn hãy viết đun cho nước sôi lại thì các bạn hãy tắt bếp và Bắc xuống.
Bước 3. Món canh hoa thiên lý nấu thịt bằm đả xong các bạn hãy múc ra tô và cùng gia đình mình thưởng thức nhé.
Canh cua thiên lý
Nguyên liệu:
- Cua đồng
- Hoa thiên lý
- Hành tím
- Dầu ăn
- Muối
- Đường
- Ớt.
Thực hiện:
Bước 1. Cua đồng sau khi mua về thì các bạn phải rửa nhiều nước để đến khi nào không còn nước đen nữa thì được, sau đó các bạn hãy làm sạch yếm và mai và xay nhuyễn, sau đó hãy cho vào một ít nước và lược để bỏ xác, các bạn có thể lược nhiều lần để được sạch.
Hoa thiên lý thì các bạn hãy nhặt sạch, rửa đi và để ráo nước
Bước 2. Phi thơm hành tím cùng với một ít ớt băm nhuyễn với dầu, sau đó các bạn hãy cho gạch cua vào xào trong khoảng thời gian 2 phút sau đó các bạn hãy tắt bếp và nhấc xuống.
Bước 3. Các bạn hãy bắc nồi nước cua các bạn đã lọc lúc trước lên bếp và Nấu sôi nước cua trên lửa nhỏ để gạch cua không bị vỡ, sau đó các bạn hãy múc thịt cua ra, sau đó các bạn cho vào trộn đều với gạch cua vừa xào. Các bạn hãy cho hoa thiên lý vào và nêm nếm gia vị cho vừa miệng. Múc canh vào tô, trang trí tùy thích theo ý muốn và dọn ra ăn với cơm hoặc bún.
Cách bảo quản bông thiên lý
Nếu bạn mua bông thiên lý từ chợ, bạn hãy làm sạch, không rửa qua nước. Nó sẽ khiến nó dễ ủng, bạn đặt nó vào hợp thực phẩm và cho vào tủ lạnh. Tủ lạnh ngăn mát sẽ giúp bạn giữ được bông thiên lý tươi lâu hơn 3-5 ngày.
Thực phẩm Tấn Tài là đơn vị chuyên cung cấp sỉ rau củ quả cho nhà hàng khách sạn, trường học, bếp ăn công nghiệp. Bỏ sỉ trái cây sạch làm sự kiện sinh nhật, hội nghị của các công ty.
Địa chỉ: 1517 Phạm Thế Hiển F6 Q.8 Hotline: 070.667.5696 Email: kinhdoanh@thucphamtantai.com Fanpage: @thucphamsachhuucotantai Gmaps: @thucphamtantai
Từ khóa » Thành Phần Dinh Dưỡng Của Hoa Thiên Lý
-
Hoa Thiên Lý Có Tác Dụng Gì đặc Biệt Cho Sức Khỏe Của Bạn?
-
Khám Phá Những Bài Thuốc Quý Từ Hoa Thiên Lý - LEEP.APP
-
Lợi ích Bất Ngờ Của Hoa Thiên Lý đối Với Sức Khỏe - VinaOrganic
-
Hoa Thiên Lý Có Tác Dụng Gì Và Lưu ý Khi Sử Dụng
-
Cây Hoa Thiên Lý Và 7 Công Dụng Cực Tốt Cho Sức Khỏe
-
Tác Dụng Bất Ngờ Của Hoa Thiên Lý đối Với Sức Khoẻ
-
Cây Thiên Lý: Thành Phần Và Các Bài Thuốc Quý Từ Thiên Nhiên
-
Tác Dụng Của Hoa Thiên Lý đối Với Sức Khỏe
-
Hoa Thiên Lý Bao Nhiêu Calo Và Những Ai Không Nên ăn? - Review AZ
-
Hoa Thiên Lý - Thực Phẩm Dinh Dưỡng Và Cách Chế Biến Tuyệt Với Mùa ...
-
Công Dụng Của Hoa Thiên Lý ít Người Ngờ Tới
-
Hoa Thiên Lý: Thực Phẩm Lý Tưởng Cho Bữa Cơm Mùa Hè - Sức Khỏe
-
Thiên Lý - Vị Thuốc Mát Bổ, Hỗ Trợ điều Trị Mất Ngủ