Bóp Cổ Con Của Người Tấn Công Mình Thì Xử Lý Như Thế Nào ?

Bóp cổ con của người tấn công mình thì xử lý như thế nào ?

Câu hỏi của bạn: 

     Xin luật sư cho biết: Đây là sự việc tranh chấp giữa nhà mình với nhà hàng xóm. Sự việc là con gà nhà mình hay chạy qua nhà hàng xóm ăn bình thường cũng hay qua đuổi về nhưng hôm đó qua đuổi về thì nhà hàng xóm kêu gà của nhà đó vì cãi nhau bực quá nên bố mình có đập chết con gà. Cô nhà hàng xóm lấy cây đánh bố mình nhưng con gái cô ấy ra cản lại, Cô kia cầm 2 cục gạch nên ba mình túm lấy cổ áo của con gái cô gái. Sau khi tối vô nhà cô con gái đó phải đi xuống bệnh viện kêu vì lý do bố mình bóp cổ và vào nhập viện (nhưng đây chuyện bóp cổ là không có ).

     Vài ngày hôm sau ông chú mình xuống thăm thì hỏi cô gái đó thì kêu cũng không có vì hôm đó chưa ăn với nên cải nên mệt thòi,...Nhưng hôm sau khi xuất viện, vô công an xã khai báo là có muốn kiện ba mình vì lý do bóp cổ. Trong đơn thuốc bệnh viện có ghi bệnh là bóp cổ, nhưng hôm đó công an có xuống bệnh viện nhưng không thấy dấu vết, thương tích gì. Như vậy trường hợp này bên mình cần xử lý sao. Em xin cảm ơn !

Câu trả lời của Luật sư:

      Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Phòng tư vấn luật qua email- Luật Toàn quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư như sau:

Căn cứ pháp lý:

  • Bộ luật dân sự năm 2015
  • Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009

Nội dung tư vấn: Bóp cổ con của người tấn công mình thì xử lý như thế nào ?

1. Bóp cổ con của người tấn công mình có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không ?

     Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung một số điều năm 2009 quy định về tội cố ý gây thương tích như sau:

     "Điều 104. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác

1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:

a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;

c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;

d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

e) Có tổ chức;

g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;

h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;

i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;

k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì  lý do công vụ của nạn nhân.

2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật  từ  61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.

 4. Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân." [caption id="attachment_60891" align="aligncenter" width="431"]Bóp cổ con của người tấn công mình Bóp cổ con của người tấn công mình[/caption]

     Do trong câu hỏi của bạn còn thiếu nhiều thông tin (như: tỉ lệ thương  tật của bên người bị hại, hay sự việc bóp cổ cô gái kia có hay không còn chưa rõ ràng... do vậy chúng tôi sẽ chia thành các trường hợp cụ thể sau)

     Thứ nhất, nếu trên thực tế có sự việc bố bạn gây thương tích cho cô con gái dẫn đến việc họ phải nhập viện

     Trước hết ta phải xác định cô con gái kia là người chỉ có hành vi can ngăn sự việc giữa bố của bạn và mẹ của cô ta, cô con gái đó hoàn toàn không hề có hành động nào là gây thương tích cho bố bạn và do vậy cô ấy sẽ được xác định là người bị hại trong vụ án này. Nếu như bố bạn gây thương tích cho cô con gái với tỉ lệ thương tích của cô con gái là 11% trở lên thì bố bạn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích theo quy định tại điều 104 BLHS

     Thứ hai, nếu trên thực tế không có sự việc gây thương tích và việc nhập viên là do cơ thể cô gái ấy suy nhược

     Nếu như trên thực tế bố bạn không gây thương tích cho cô con gái (mà chỉ túm cổ áo của họ), việc cô con gái nhập viên là do cơ thể suy nhược thì trong trường hợp này bố bạn sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

2. Bồi thường như thế nào trong trường hợp bóp cổ con của người tấn công mình ?

     Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về việc bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm như sau:

     "Điều 590. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm

1. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:

a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;

d) Thiệt hại khác do luật quy định.

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định."

     Cùng tương tự như trên nếu như trong trường hợp bố bạn có hành vi gây thương tích cho cô con gái thì bố bạn sẽ phải bồi thường thiệt hại do sức khỏe của cô con gái đó bị xâm phạm, các khoản bồi thường được chúng tôi nêu cụ thể ở điều 590 BLDS. Còn nếu như bố của bạn không có hành vi gây thương tích gì cho bên kia thì đương nhiên bố của bạn sẽ không phải bồi thường bất kỳ khoản nào cả.

3. Tư vấn cụ thể về việc bóp cổ con của người tấn công mình

     Ở trong câu hỏi của bạn, mấu chốt vấn đề ở ở chỗ bố bạn có hành vi gây thương tích cho bên kia hay không và việc gây thương tích đó có dẫn đến việc bên kia bị phải đi viện hay không? 

     Hiện tại bên bạn và bên kia đang mâu thuẫn với nhau việc đó. Để loại bỏ các loại trách nhiệm của bố bạn. Bạn cần phải thu thập các tài liệu chứng cứ liên quan đến sự việc để chứng minh bố bạn không có hành vi gây thương tích cho bên kia

     Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết sau:

  • Phí bảo hiểm cho hợp đồng vay phải trả cho ai?- Luật Toàn Quốc
  • Giao dịch dân sự của người chưa thành niên

    Để được tư vấn chi tiết về Bóp cổ con của người tấn công mình, quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn Luật hình sự: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn.

Từ khóa » Bóp Cổ Trẻ Em