Bóp Tim Ngoài Lồng Ngực Và Thổi Ngạt

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Mục đích

Bóp tim ngoài lồng ngực nhằm thiết lập lại tuần hoàn trong cơ thể, bằng cách tạo một sức ép vào tim qua lồng ngực.

Bóp tim ngoài lồng ngực không thể tách ròi thổi ngạt hoặc bóp bóng Ambu.

Chỉ định

Ngừng tuần hoàn gây chết lâm sàng.

Chống chỉ định

Không có

Chuẩn bị

Cán bộ chuyên khoa: bác sĩ, y tá (điều dưỡng), nhân viên cấp cứu đã được đào tạo, quỳ gối nếu người bệnh nằm dưới đất.

Phương tiện: không có gì hoặc bóng Ambu có mặt nạ.

Người bệnh: nằm ngửa ưỡn cổ trên một mặt phang cứng.

Nơi thực hiện: tại nơi xảy ra tai nạn.

Các bước tiến hành

Trước khi bóp tim ngoài lồng ngực, thử nắm tay đập vào vùng trước tim năm cái thật mạnh. Thổi ngạt hai cái.

Sờ mạch cảnh, nếu không đập: tiến hành bóp tim.

Nơi bóp tim: 1/3 dưới xương ức.

Người thực hiện: hai bàn tay ngửa 90°, áp cườm tay (mô cái và mô út) vào 1/3 dưới xương ức nạn nhân, bàn tay kia đặt chéo lên trên, hai cánh tay duỗi thắng ép thắng góc với lồng ngực.

Tần số: > 100 lần/phút ở người lớn.

Không nhấc tay lên sau khi ấn. Lồng ngực phải lún xuống 4 - 5cm ở người lớn.

Phôi hợp thổi ngạt, cứ hai lần thổi ngạt, mười lăm lần bóp tim.

Ngoài thổi ngạt hoặc bóp bóng Ambu, kiểm tra mạch bẹn để đánh giá hiệu quả của bóp tim (hai lần kiểm tra một lần). Tiếp tục thực hiện đến khi mạch đập trở lại hoặc có thêm đội ứng cứu.

Trẻ nhỏ, sơ sinh: lấy hai ngón tay cái bóp tim.

Trẻ lớn: lấy một phần ba trên lòng bàn tay ép.

Tỷ lệ hóp tim / thổi ngạt giống như ở người lớn.

Theo dõi và xử trí tai biến

Theo dõi

Đồng tử, mạch bẹn, nhịp thở.

Xử trí

Gãy xương sườn do ấn tay sang bên cạnh xương ức: gẫy sụn sườn ở người già do ấn quá mạnh: băng cố định bằng băng dính to bản.

Tràn khí màng phổi: hút dẫn lưu khí màng phổi.

Từ khóa » Bóp Tim