Bột Chống Thấm Sika Là Bột Gì? Ưu điểm Và Các Loại Tốt

Nội Dung Chính

  • 1. Định nghĩa về bột chống thấm Sika 
  • 2. Một số loại bột chống thấm Sika thông dụng nhất hiện nay trên thị trường
    • 2.1. Bột chống thấm Sika Monotop R
    • 2.2. Bột chống thấm Sika Refit 2000
    • 2.3. Bột chống thấm Sika Floor Chadur
Google+0Facebook0Twitter0LinkedIn0Pinterest0

Bột chống thấm Sika là loại vật liệu rất hay được dùng trong lĩnh vực xây dựng hiện nay. Tuy nhiên, không nhiều người hiểu rõ loại bột này là gì? Công dụng của chúng như thế nào? Bài viết sau đây sẽ chia sẻ đến bạn đọc những thông tin về sản phẩm này. Mời bạn cùng chú ý theo dõi nhé.

XEM THÊM: 

Các cách chống thấm bằng Sika đơn giản nhất

1. Định nghĩa về bột chống thấm Sika 

Bột chống thấm Sika là vật liệu được sử dụng với mục đích chống thấm dưới dạng bào chế khô. Nó cho tác dụng chống thấm tốt, che được những nhược điểm trên bề mặt công trình cần ngăn thấm một cách hoàn hảo.

2. Một số loại bột chống thấm Sika thông dụng nhất hiện nay trên thị trường

Nhằm giúp bạn đọc tham khảo thông tin được nhanh chóng và cẩn thận nhất, chúng tôi xin chia sẻ một số loại bột chống thấm tốt nhất hiện nay như sau:

2.1. Bột chống thấm Sika Monotop R

Bột chống thấm Sika Monotop R

Đây là loại bột gốc xi măng, gồm hai thành phần, mang khả năng chống thấm cao, thích hợp nhất khi dùng trên bề mặt bê tông vì cho hiệu quả giãn nở tốt. Ngoài ra, nó còn làm tăng khả năng chống thấm, chống ăn mòn cực cao.

  • Thông số kỹ thuật: 
Tỷ lệ trộn

  • Nước: Bột Sika Monotop 610 = 1:4.55 – 5.00 (theo khối lượng)
  • Nước: Bột Sika Monotop 610 = 1:3.95 – 4.35 (theo thể tích)
  • Khoảng 5.00 – 5.50 lít nước sạch cho một bao 25 Kg.

Định mức sika monotop R

  • Tác nhân kết nối:1.5 – 2.0 Kg/m2 (tùy thuộc vào kết cấu bề mặt của nền)
  • Bảo vệ cốt thép: Khoảng 2.0 Kg/m2/lớp với độ dày 1mm (cần thi công 2 lớp).
  • Thời gian cho phép thi công: ~ 30 phút (ở 27oC/độ ẩm môi trường 65%)

Cường độ nén:

∼ 15 N/mm2 (1 ngày), tiêu chuẩn ASTM C-349

~ 45 N/mm2 (28 ngày), tiêu chuẩn ASTM C-349

Cường độ uốn: ∼ 8 N/mm2 (28 ngày), tiêu chuẩn ASTM C-348

Cường độ kết dính: ∼ 1.5 N/mm2 (lên bề mặt bê tông với lớp kết nối)

Nhiệt độ thi công:   Tối thiểu 6oC và Tối đa 40oC

2.2. Bột chống thấm Sika Refit 2000

Sika Refit 2000

Loại bột này có gốc polymer, thành phần chỉ một loại silicafume. Người ta thường sử dụng sản phẩm này để làm sạch bề mặt bê tông, vữa, đá…

  • Thông số kỹ thuật
Dạng / Màu                 : Bột / Màu xám

Đóng gói                     : 20kg/bao

Điều kiện lưu trữ         : Lưu trữ trong điều kiện khô mát có bóng râm, tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp, tránh trời mưa và nhiệt độ từ  +6°C và +40°C

Thời hạn sử dụng        : 06 tháng nếu lưu trữ đúng kỹ thuật

2.3. Bột chống thấm Sika Floor Chadur

Bột chống thấm Sika Floor Chadur

Là loại bột được dùng chủ yếu để gia cố các mặt sàn cũng như tấm bê tông nhằm tăng cường khă năng chống mài mòn, giảm đi việc hình thành bụi phủ. Chất này khá thích hợp dùng cho những mặt sàn phải chịu sự ăn mòn cơ học với mức độ lớn hoặc các khu vực cần thi công riêng. Ví dụ như: bãi xe, nhà kho…

  • Thông số kỹ thuật:
Khối lượng thể tích: ~1.65 Kg/lít (khối lượng thể tích đổ đống của bột)

Định mức Sika Chapdur:

– từ 3 Kg – 6 Kg cho mỗi 1 m2  sàn bê tông

–  4 Kg/m2 cho khu vực chịu trọng tải thông thường

–  5 – 6 Kg/m2 cho khu vực chịu trọng tải nặng

Khả năng chịu hóa chất

–  Độ cứng một của cốt liệu: 6 đến 7 (rạch lên thép)

–  Thời gian chờ: Tùy thuộc vào nhiệt độ môi trường xung quanh và loại xi măng sử dụng trong sàn, thời gian chờ là:

–  Cho đi bộ: 2-3 ngày

–  Cho xe cộ tải trọng nhẹ: 7-10 ngày

–  Cho lưu thông bình thường: 28 ngày

Như vậy, chúng tôi vừa chia sẻ đến bạn đọc về: Bột chống thấm Sika là bột gì? Ưu điểm và các loại tốt. Mong rằng, bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức hay, bổ ích sau khi đọc xong bài viết này của chúng tôi.

Từ khóa » Bột Chống Thấm