Bớt Da ở Trẻ Sơ Sinh (BIRTHMARKS) - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
Có thể bạn quan tâm
Các vết bớt của trẻ sơ sinh thường được chia làm 2 loại chính: loại có màu (sậm) và loại liên quan tới mạch máu.
Vết bớt loại sậm màu
Bớt hắc tố - Congenital melanocytic nevi
Bớt hắc tố gặp trên khoảng 0.2-2% trẻ sơ sinh. Đây là những vết bớt sậm màu, được cho là do sự di cư bị gián đoạn của các tế bào tiền melanocyte trong mào thần kinh (neural crest). Các tế bào này có nhiệm vụ tiết chất melanin là sắc tố đen, càng nhiều chất này thì da càng sậm màu, vì thế các bớt hắc tố có màu nâu hay đen. Bớt hắc tố thường có bề mặt láng không gờ lên, nhưng có một số sẽ nhô lên trên bề mặt da (đáng lo hơn vì hay gặp ở các bớt hắc tố lớn)
Bớt hắc tố có nhiều kích thước khác nhau, có thể nhỏ như một hạt đậu (mụt ruồi) cho tới dạng khổng lồ lớn chiếm gần hết da cơ thể. Kích thước sẽ thay đổi khi trẻ lớn lên, thường là to hơn. Điều đáng lo ngại của các bớt hắc tố là khả năng chuyển thành ung thư tế bào hắc tố khi trẻ lớn lên (melanoma), điều này gây lo sợ cho ba mẹ và bối rối cho bs nhi khoa vì các khuyến cáo còn rất mơ hồ và thiếu tính thực chứng. Các nghiên cứu cho thấy tỷ lệ ung thư trên các nevi kích thước lớn là 0.5-0.7% và tuổi trung bình được chẩn đoán melanoma là 7, có nghĩa là ung thư có thể phát triển rất sớm.
Kích thước (đường kính) của nevi lúc mới sinh và kích thước dự đoán khi trưởng thành là yếu tố tin cậy nhất để dự đoán khả năng ung thư da, càng lớn càng dễ ung thư.
- Loại khổng lồ, >14cm ở sơ sinh, dự đoán >40 cm khi trưởng thành, khả năng ung thư rất cao, khuyến cáo cắt bỏ sớm và theo dõi tái phát trên nền cũ hay sang thương mới
- Loại lớn, >7cm trên thân người, mông hay tay chân, >12 cm trên da đầu, dự đoán 20-40 cm khi trưởng thành, khả năng ung thư 5%, khuyến cáo cắt bỏ, và theo dõi như loại khổng lồ
- Loại vừa, 0.5-7cm, dự đoán 1.5-20 cm khi trưởng thành, khuyến cáo theo dõi với bs chuyên khoa da
- Loại nhỏ. <0.5 cm, dự đoán <1.5, hiếm gặp ung thư, theo dõi với bs nhi hay bs gia đình.
Bất kỳ bớt hắc tố nào thay đổi về màu sắc, hình dáng, độ dày, chảy máu đều phải được tầm soát ung thư da. Những sang thương lớn mặc dù đã được cắt bỏ không có nghĩa là loại trừ hết khả năng ung thư, vì có thể tái phát trên nền cũ, và 1/3 ung thư sẽ xuất hiện ở nơi khác. Cho nên vẫn phải theo dõi mặc dù đã loại bỏ nevi.
Dermal Melanosis/Mongolian spot (ban xanh/ban mông cổ)
Là loại bớt có màu xanh tím hay nâu, hay gặp ở vùng mông và lưng, nhưng có thể lên tới da đầu hay bụng, không gờ lên trên bề mặt da. Bớt do các tế bào sắc tố melanocytes bị kẹt lại dưới da. Bớt này nhìn rất giống các vết bầm và hay gặp ở vùng mông nên thường lầm là vết sưng tụ máu. Bớt này vô hại, thông thường phai dần trong hai năm, nhưng đôi khi sẽ tồn tại vĩnh viễn.
Café-au-lait (bớt cà phê sữa)
Loại này có màu nâu nhạt tới đậm (bạc xỉu hay cà phê sữa), hình dạng thay đổi, láng hay gờ nhẹ trên mặt da, thông thường là một vết bớt duy nhất hoặc có thể hơn hai ở người da đen. Là do tăng hoạt động của tế bào sắc tố ở vùng đó không rõ nguyên nhân. Bớt thường vô hại và có thể tồn tại suốt đời hay mất đi sau đó. Điểm cần lưu ý là nếu con bạn có số lượng nhiều loại bớt này hoặc hình dạng bất thường hay kèm theo triệu chứng khác, đó có thể là triệu chứng của một số bệnh di truyền như Neurofibromatosis type 1 (NF1), McCune-Albright syndrome, thiếu máu Faconi, Tuberous Sclerosis, …
-
NF1: 95% NF1 có café-au-lait, thường có HƠN 6 bớt >5mm ở tuổi chưa dậy thì hay có nhiều đồi mồi (freckling) ỏ vùng nách và bẹn (vùng không tiếp xúc ánh sáng)
-
McCune-Albright: một vết bớt cà phê sữa to, có bờ bất thường không đều, được mô tả như bờ biển Maine (coast of Maine)
-
Thiếu máu Faconi: nhiều vết bớt này kèm theo thiếu máu và thiểu năng trí tuệ.
-
Tuberous sclerosis: café-au-lait kèm theo với Ash leaf spots (tạm dịch là bớt lá tro), là những vết bớt hình như chiếc lá, có màu trắng
Bớt mạch máu
Bớt cá hồi – salmon patch - nevus simplex
Loại này rất phổ biến, gặp ở 1/3 sơ sinh. Là những bớt màu đỏ cam nhạt như màu cá hồi tươi (ai có ăn shushi là biết liền), do dãn các mạch máu ở lớp hạ bì (dermis), phẳng, đè lên thì mất màu đỏ mà chuyền sang màu trắng, do máu trong mạch máu bị đẩy sang nơi khác, đặc điểm này khác với ban xuất huyết ở bài trước. Bớt được mô tả như bớt cá hồi (salmon patch), nụ hôn của thiên thần (angle kisses). Bớt gặp ở xung quanh mắt, da đầu, cổ, gáy, thường gặp hai bên cân xứng. Bớt loại này lành tính, tự mất đi trong vòng 18 tháng.
Bướu máu – hemangioma
Là những u mạch máu lành tính có hình dạng như một trái dâu nhỏ hoặc lớn hơn, có thể phát triển bất cứ lúc nào trong vòng 1 năm đầu. Tỷ lệ mắc phải khoảng 2% trẻ sơ sinh. BM thường có kích thước nhỏ và từ từ mất đi sau 1 tuổi, 50% mất đi khi 5 tuổi, 70% mất đi khi 7t, 90% mất đi khi 10t. Khi mất thường để lại sẹo mờ màu hồng hoặc trắng nhạt. May mắn là hầu hết bướu máu có kích thước nhỏ và không cần điều trị, chỉ cần theo dõi với bs nhi khoa, và hầu hết sẽ nhỏ dần SAU 1 TUỔI.
Khi nào cần lo lắng hay điều trị bướu máu?
-
Bướu máu có nguy cơ chèn ép đường thở, mắt, hay các cơ quan quan trọng, điều trị với prednisone liều cao 3-5mg/kg/day trong 6-12 tuần, hiệu quả tốt trong 97% trường hợp theo một nghiên cứu.
-
Bướu máu nằm sâu dưới da cần được khám cẩn thận và thăm dò xem có chèn ép các cơ quan bên dưới không.
-
Các trường hợp có nhiều bướu máu cần phải được khảo sát xem có bướu máu trong nội tạng như gan hay đường tiêu hoá không vì có nguy cơ xuất huyết và chèn ép gây tắc nghẽn.
-
Bướu máu loại lớn có thể gây dò động tĩnh mạch và gây suy tim dung lượng cao, tăng hoạt quá trình đông máu gây tiêu huỷ các yếu tố đông máu và giảm tiểu cầu gây chảy máu (Kasaback-Merritt Syndrome)
-
Bướu máu nhỏ nhưng tăng nhanh kích thước có thể điều trị với Propranolol hay prednisone hay laser.
-
Có thể điều trị với laser trong năm đầu đời giúp BM biến mất sớm hơn vì lý do thẩm mỹ.
Bớt rượu vang đỏ – Port-wine stain – Nevus flemmus Bớt này còn được ví von như là ngọn lửa trên mặt, là do tăng sinh hệ mao mạch dưới da. Bớt này thường đã có ngay lúc vừa chào đời, thường gặp ở vùng mặt, thường có bề mặt phẳng, có màu đỏ sậm như rượu vang. Khác với bướu máu, loại này không nhỏ đi hay nhạt màu theo thời gian, mà đôi khi còn có màu sậm hơn. Các bớt lớn có thể phát triển thành mô hạt, búi giãn mạch máu, hoặc xơ hoá thành những hạt nhỏ. Bớt loại này thường không cần điều trị về mặt y khoa, nhưng về mặt thẩm mỹ có thể dùng laser trong năm đầu đời, tuy nhiên kết quả có khác biệt từ 18-63% tuỳ theo nghiên cứu. Bớt này thường không có vấn đề gì tới sức khoẻ ngoại trừ gây xấu. Điều cần chú ý là nếu bớt nằm trên vùng phân bố của dây thần kinh số 5 nhánh I (nhánh mắt: vùng màu vàng trong hình), tức là vùng mũi, vùng trên mắt, trán và đầu, có thể là triệu chứng của hội chứng Sturge-Weber. Người mắc bệnh này ngoài bớt ngoài da, còn có nhiều u mạch máu trong não, màng não, vùng sau mắt, gây ra tình trạng cao nhãn áp (glaucoma) có thể làm mù mắt, động kinh, thiểu năng trí tuệ, và liệt nửa người. Khi gặp bớt loại này thì phải cho khám chuyên khoa mắt và chụp MRI não để tìm u mạch máu bên trong.
Có thể bạn quan tâm: Lập bản đồ não ở trẻ sinh non có thêm giúp dự đoán khuyết tật
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh
facebook.com/BVNTP
youtube.com/bvntp
Từ khóa » Bớt Xanh Trên Da Trẻ Sơ Sinh
-
Tìm Hiểu Về Các Vết Bớt ở Trẻ Sơ Sinh Thường Gặp - Vinmec
-
Sự Thật Về Những Vết Bớt Màu Xanh Trên Cơ Thể Trẻ Sơ Sinh Khiến Mẹ ...
-
Mẹ Thừa Sắt Bé Mới Bị Bớt Xanh? - Viện Y Học ứng Dụng Việt Nam
-
Vết Chàm Xanh Ở Trẻ Sơ Sinh Có Tự Hết Không? Có Đáng Lo?
-
Sự Thật Về Các Bớt Màu Xanh Trên Cơ Thể Bé. - FaGoMom
-
Cách điều Trị Chàm Da Xanh ở Trẻ Sơ Sinh - Nhà Thuốc Long Châu
-
Vết Chàm Xanh Ở Trẻ Sơ Sinh Có Tự Hết Không? Mẹ Nên Biết
-
Chàm Xanh Ở Trẻ Sơ Sinh Làm Sao Chữa Trị, Có Tự Hết Không?
-
GIẢI MÃ VẾT BỚT XANH MÔNG CỔ TRÊN CƠ THỂ TRẺ SƠ SINH
-
Bí ẩn Dấu Tích Luân Hồi: Vết Bớt Trên Da Trẻ Sơ Sinh - .vn
-
Bớt Xanh Trên Người Con, Tưởng Lành Mà Không Lành - Webtretho
-
Vết Bớt Xuất Hiện Khi Trẻ Sinh Ra Có Phải Do Bà Mụ đánh Dấu?
-
Vết Chàm Xanh ở Trẻ Sơ Sinh Là Gì? Có Tự Khỏi Và Nguy Hiểm Không?
-
Vết Bớt Trên Cơ Thể Trẻ: Loại Nào Nguy Hiểm Cần Chú ý? Điều Trị Ra Sao?