Bớt Nâu ở Trẻ Sơ Sinh Có đáng Lo Không? Khi Nào Cần Can Thiệp?

Bớt nâu ở trẻ sơ sinh là một dấu hiệu bất thường. Nó được biểu hiện là một vùng da màu nâu ở trên da của em bé và được dự đoán sẽ biến mất khi con lớn.

Vết bớt nâu ở trẻ sơ sinh hình thành thế nào? 

Các vết bớt là sự xuất hiện bất thường trên da của trẻ sơ sinh. Có 2 loại bớt: Bớt tạo thành từ các mạch máu và bớt sắc tố. Nốt ruồi cũng có thể coi là vết bớt. Dưới đây sẽ nói sâu hơn về bớt màu nâu – loại bớt rất thường thấy ở trẻ sơ sinh. Các vết bớt nâu / vết chàm nâu ở trẻ sơ sinh được tạo thành từ sự tập hợp các tế bào sắc tố tạo màu da. Chúng có thể có nhiều màu sắc khác nhau như rám, nâu, xám, đen hoặc xanh. Bớt nâu có thể nhỏ vài cm hoặc lan rộng hết cả đùi, mông.

bot-nau-o-tre-so-sinh

Bớt màu nâu ít nguy hiểm hơn

Nguyên nhân hình thành các vết bớt này là do sự ứ đọng và tăng bất thường sắc tố melanin dưới da, có thể kèm theo tăng lông. Khi ấn tay hoặc miết tay vào vùng da tổn thương thì da vẫn như vậy, không mất vết bớt vì sắc tố đã cố định có tính chất bẩm sinh ở trung bì và thượng bì vùng tổn thương. Khi trẻ lớn lên, những vết bớt này sẽ từ từ mất đi mà không cần can thiệp.

Bớt sắc tố đơn thuần hoặc có lông, bớt u máu phẳng nếu không bị kích thích đều là những tổn thương lành tính. Vết bớt có thể tăng kích thước nhưng rất chậm. Đến thời điểm như khi trẻ đạt tuổi dậy thì, vết bớt sẽ ngừng gia tăng kích thước, cố định lâu dài, không ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ và không gây biến chứng.

Tuy nhiên, cũng có những trường hợp đặc biệt!

Bớt nâu ở trẻ sơ sinh: Khi nào cần lo lắng?

Thông thường, bớt nâu ở trẻ sơ sinh có thể không cần phải quá lo lắng. Song, cũng vẫn có những trường hợp em bé bị viêm da hoặc những bệnh liên quan đến da. Khi đó, bớt nâu có thể sẽ là một vấn đề cần giải quyết.

Sự thật ít ai ngờ về những chiếc bớt nâu ở trẻ sơ sinh

Nếu bé xuất hiện nhiều vết bớt nâu, có thể đó là biểu hiện ung thư da

Những vết bớt này thường có màu nâu nhạt hoặc màu sữa. Đa số có hình bầu dục. Có thể xuất hiện ngay khi bé chào đời. Cũng có thể sau vài ngày, vài tuần. Khi bé lớn lên, vết bớt này không bị mờ đi. Nếu trẻ có trên 4 vết bớt màu cà phê sữa thì đó có thể là dấu hiệu của tình trạng u xơ thần kinh, xảy ra khi các mô thần kinh của bé có một khối u dạng xơ tăng sinh. Khối u này chèn ép mô thần kinh hay các mô khác thì bệnh có thể gây nguy hiểm.

Nếu được, bố mẹ có thể tham khảo ý kiến của các bác sĩ để xử lý các vết bớt màu nâu này.

Những loại bớt nguy hiểm khác

Nếu như các vết bớt màu nâu chưa hẳn đã là nguy hiểm, một số loại bớt khác lại là dấu hiệu cho thấy da của em bé có vấn đề. Chưa kể, có một số dấu hiệu còn là ung thư da.

Sự thật ít ai ngờ về những chiếc bớt nâu ở trẻ sơ sinh

Có nhiều vết bớt nguy hiểm!

U máu hang: Các vết bớt tạo thành các các mạch máu. Nếu tiểu động mạch giãn nở ở mức cao hơn, thành búi, chùm hoặc gồ ghề trên bề mặt da thì được gọi là u máu phồng, u máu hang. Riêng đối với u máu hang, nếu bị trầy xước? Có thể chảy máu âm ỉ hoặc ồ ạt. Từ đó, gây nhiễm khuẩn rất nguy hiểm. Trường hợp này cần được xử lý sớm;

Vết bớt rượu vang đỏ: Giống như một chấm màu đỏ hay tím, kích thước từ vài mm đến vài cm, chủ yếu xuất hiện trên mặt trẻ sơ sinh. Ngoài ra, nó cũng có thể xuất hiện trên những bộ phận khác trên cơ thể,. Nguyên nhân là do sự rò rỉ mạch máu. Gần 10% trẻ có vết bớt loại này ở khu vực mí mắt. Cần theo dõi và điều trị bổ sung, đặc biệt trong trường hợp bác sĩ chẩn đoán có khả năng xảy ra những bất thường trong não.

Cách điều trị những loại bớt nâu ở trẻ sơ sinh và lưu ý cho ba mẹ

Nhìn chung, đối với vết chàm nâu ở trẻ sơ sinh dạng phẳng kích thước nhỏ, ở vùng da kín, ít bị kích thích chấn thương thì có thể không cần can thiệp. Đối với những vết bớt lan rộng, ở vùng da hở, ảnh hưởng tới thẩm mỹ và tâm lý, gây mặc cảm, trở ngại khi giao tiếp xã hội thì có thể điều trị.

Sự thật ít ai ngờ về những chiếc bớt nâu ở trẻ sơ sinh

Tùy cơ địa và sức khỏe của con mà có quyết định điều trị hay không

Tùy từng trường hợp, lứa tuổi, vị trí và kích thước vết bớt, bác sĩ có thể dùng phương pháp chiếu tia X-quang nông hoặc sâu. Có thể chiếu tia laser, phẫu thuật thẩm mỹ,… .Những vết bớt ác tính ở trẻ em có thể điều trị bằng thuốc: Corticosteroid uống hoặc tiêm; Interferon alfa-12 làm u máu teo lại, không phát triển thêm. Nhưng phải do bác sĩ chuyên khoa chỉ định và theo dõi chặt chẽ.

Bố mẹ lưu ý nhé! Tuyệt đối không nên tự ý bôi đắp thuốc, tẩy vết bớt vì dễ gây bỏng da, nhiễm khuẩn. Bên cạnh đó, không cạo lông trên bớt sắc tố vì càng cạo lông mọc càng nhanh và cứng hơn, gây khó chịu. Với bớt trên trẻ sơ sinh, có thể hỏi ngay bác sĩ khoa Nhi để tìm biện pháp phù hợp.

Lời kết

Bớt nâu ở trẻ sơ sinh chỉ là một biểu hiện của sắc tố da. Nếu như xuất hiện nhiều nốt bớt nâu trên da thì sẽ là vấn đề khác. Mẹ nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ để có biện pháp điều trị kịp thời. Tuy nhiên, may mắn là bớt nâu đỡ “ác tính” hơn các loại bớt màu khác. Nếu không cần thiết, không phải điều trị đâu nhé.

Xem thêm:

  • Bớt sắc tố ở trẻ sơ sinh Những điều cha mẹ cần biết về lý do tại sao trẻ bị mông xanh
  • 4 cách tránh vía cho trẻ sơ sinh mong con luôn mạnh khoẻ bình an
  • Mẹ đã biết cách chữa mụn sữa ở mặt trẻ sơ sinh lành tính nhất chưa?

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Câu chuyện từ đối tácEm bé 0 - 1 tuổiBé 5 tháng tuổi biết làm những gì và cần được chăm sóc ra sao?Em bé 0 - 1 tuổiGiới thiệu 5 máy hút mũi cho bé sơ sinh được các mẹ tin dùngMầm non (3-6 tuổi)3 loại điện thoại dành cho trẻ em được đánh giá cao trên thị trườngGiai đoạn phát triểnTOP 6 loại sữa dành cho trẻ sinh non thiếu tháng được nhiều mẹ tin dùng

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!

Từ khóa » Bớt Nâu ở Trẻ Sơ Sinh