Bột Nở Có độc Không? Cách Nhận Biết Nột Nở Và Baking Soda

Bột nở là một loại chất phụ gia rất quen thuộc trong gian bếp của mọi nhà, vậy bột nở có những công dụng gì? Bột nở có độc không hay có chất gây hại nào không? Hãy cùng Hoàng Thao Seaview tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Bột nở có độc không - Ảnh: Sưu tầm
Bột nở có độc không – Ảnh: Sưu tầm
  1. 1. Bột nở là gì?
  2. 2. Thành phần của bột nở
  3. 3. Mua bột nở ở đâu?
  4. 4. Bột nở có độc không?
  5. 5. Tác dụng của bột nở
  6. 6. Cách bảo quản bột nở
  7. 7. Phân biệt bột nở, muối nở, men nở
  8. 8. Sự khác nhau giữa bột nở và baking soda

1. Bột nở là gì?

Bột nở hay còn gọi là baking powder là một loại gia liệu có rất nhiều công năng từ việc nấu nướng đến xử lí các vấn đề trong sinh hoạt. Là một loại bột mịn, màu trắng, dễ dàng hút ẩm và tan nhanh trong nước.

2. Thành phần của bột nở

Trong bột nở có chứa ¼ thành phần là muối nở, kết hợp với một số muối axit, tinh bột ngô có tác dụng giúp bột nở không bị vón cục. Ngoài ra trong bột nở chứa Natri Hydrocarbonat hay Natri bicacbonat khi kết hợp với nước sẽ tạo ra bong bóng và tăng giúp tăng độ phồng khi làm bánh. Chính vì vậy, bạn sẽ thấy bột nở thường xuất hiện nhiều trong các bảng nguyên liệu làm bánh như: bánh mì, bánh quy,…

Bột nở thường dùng làm chất phụ gia trong làm bánh - Ảnh: Sưu tầm
Bột nở thường dùng làm chất phụ gia trong làm bánh – Ảnh: Sưu tầm

3. Mua bột nở ở đâu?

Bột nở hiện nay được sử dụng nhiều trong ngành công nghiệp thực phẩm, chính vì vậy bạn có thể dễ dàng mua được tại các siêu thị, các cửa hàng bán nguyên vật liệu làm bánh. Hoặc bạn có thể đặt hàng trực tiếp tại các ứng dụng mua sắm trực tuyến như Shopee, Lazada, tiki,…

4. Bột nở có độc không?

Bột nở có độc không là câu hỏi của không của riêng ai, bột nở là một loại phụ gia được ngành an toàn thực phẩm cho phép sử dụng trong ngành thực phẩm nói chung, hay ngành làm bánh nói riêng. Chính vì vậy, việc sử dụng bột nở hoàn toàn an toàn và không gây bất kì độc hại gì đến sức khoẻ con người.

Hiện nay trên thị trường bày bán rất nhiều loại bột nở, bởi vậy bạn nên tìm hiểu thật kỹ loại bột nở an toàn và địa chỉ bán hàng uy tin nhé!

5. Tác dụng của bột nở

Bột nở được sử dụng nhiều trong ngành công nghiệp hóa chất, thực phẩm và dược phẩm. Trong ẩm thực, bột nở là nguyên liệu không thể thiếu trong một số món bánh như: bánh mì, bánh bao, bánh bông lan, bánh rán, bánh gato… Ngoài ra, nó còn được sử dụng để làm đẹp như Baking Soda nhưng ít được sử dụng hơn (do có tính axit và giá thành cao hơn Baking Soda).

Trước khi sử dụng, bạn cần kiểm tra chất lượng bột nở. Để kiểm tra xem bột nở có đúng chất lượng hay không, bạn có thể khuấy ½ muỗng cà phê bột nở với khoảng 50ml nước nóng. Nếu trường hợp thấy sủi bọt và có tiếng xèo xèo là chất lượng bột vẫn còn tốt.

Phải bảo quản bột nở ở nơi khô thoáng - Ảnh: Sưu tầm
Phải bảo quản bột nở ở nơi khô thoáng – Ảnh: Sưu tầm

6. Cách bảo quản bột nở

Cũng như các nguyên vật liệu khác, để giữ được chất lượng, bột nở phải được bảo quản trong hộp kín, có nắp đậy và để ở nhiệt độ phòng thoáng mát và trách ánh nắng trực tiếp từ mặt trời hoặc tránh những nơi ẩm mốc. Hạn sử dụng của bột nở thông thường chỉ từ 4-6 tháng, chính vì vậy bạn phải lưu ý hạn sử dụng trước khi dùng nhé!

7. Phân biệt bột nở, muối nở, men nở

Bột nở (Baking powder, Bột nổi) là một chất tạo nở được dùng trong các công thức làm bánh. Về thành phần, baking powder gồm muối nở (baking soda) và một lượng acid nhất định để tương tác với baking soda, thêm một chút tinh bột nữa. Vì đã có acid nên baking powder có thể sử dụng linh hoạt hơn baking soda.

Muối nở còn được gọi là Bicarbonate of Soda. Muối nở là một trong những thành phần của bột nở (baking powder) và bản thân nó cũng là một loại chất giúp nở.

Muối nở (baking soda) thường được dùng trong các công thức có các nguyên liệu có chứa chất acid như dấm, sữa chua, kem chua (sour cream), sô-cô-la (chocolate), bơ sữa (buttermilk), molasses (đường nâu), hoa quả hay siro phong (maple syrup) vì chính sự cộng hưởng với acid làm nên tác dụng giúp nở của baking soda.

Men nở là một trong những nguyên liệu không thể thiếu khi làm bánh, nhất là làm bánh mì. Đây là các vi sinh vật sống có khả năng tiết ra các chất giúp cho việc lên men của bột được nhanh hơn. Men nở dùng để kích thích bột nở trong lúc ủ bột bánh, nhiệt độ men hoạt động lý tưởng nhất sẽ là vào khoảng 20 – 37 độ C. Có 3 loại men nở chủ yếu là men tươi, men khô, men instant.

Bột nở hay với tên gọi khác là baking powder - Ảnh: Sưu tầm
Bột nở hay với tên gọi khác là baking powder – Ảnh: Sưu tầm

8. Sự khác nhau giữa bột nở và baking soda

Bột nở hay với tên gọi khác là baking powder bao gồm 2 loại là single-acting và double-acting. Single-acting có tác dụng làm cho phần bột bánh nở ngay khi vừa tiếp xúc với nước. Còn double-acting thì làm cho bánh nở qua 2 giai đoạn, giai đoạn tiếp xúc với nước và giai đoạn tiếp xúc với nhiệt độ lò nướng.

Bột nở và baking soda hoàn toàn khác nhau - Ảnh: Sưu tầm
Bột nở và baking soda hoàn toàn khác nhau – Ảnh: Sưu tầm

Bột nổi với tên gọi khác là Baking Soda chỉ có tác dụng làm cho bánh nở một lần khi tiếp xúc với nước, loại này thường được gọi là muối nở hay thuốc muối, có màu trắng, chất mịn như bột có tính kiềm và vị hơi mặn.

Mình hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ hiểu rõ hơn về bột nở và có nhiều sáng tạo hơn trong ẩm thực cũng như căn bếp của bạn.

Từ khóa » Bột Nở ăn Có Tốt Không