Botnet Là Gì? Cách Bảo Vệ Máy Tính Khỏi Botnet Hiệu Quả Nhất
Có thể bạn quan tâm
Botnet hiện đang là một trong những mối nguy hại có thể sánh ngang với phần mềm mã độc. Vậy Botnet là gì và làm thế nào để bảo vệ máy tính khỏi Botnet?
Trong thời đại công nghệ 4.0, chúng ta liên tục sử dụng và phụ thuộc vào Internet và các thiết bị kỹ thuật số. Đi kèm với những lợi ích lớn lao, bạn cũng phải chịu những mối nguy hại mà Internet mang lại, đó là tin tặc, lừa đảo trực tuyến, Virus… Trong đó, Botnet là mối đe dọa phổ biến nhất mà các cá nhân và doanh nghiệp đang phải đối mặt hiện nay.
- 1. Botnet là gì?
- 2. Cấu trúc của Botnet như thế nào?
- Mô hình ngang hàng Peer to Peer
- Mô hình máy khách – máy chủ Client – Server
- 3. Botnet thường được dùng để làm gì?
- 4. Cách phòng ngừa Botnet
- Cẩn trọng với những USB hoặc thiết bị lạ cắm vào máy tính
- Sử dụng phần mềm chống Virus
- Cẩn trọng khi lướt Web
- Cài App đã được xác nhận an toàn từ Play Store hay App Store
- Cẩn trọng với Camera an ninh và các thiết bị ngoại vi
1. Botnet là gì?
Botnet là gì? Botnet (Bots network) là một mạng lưới những máy tính bị điều khiển và chi phối bởi một máy tính khác từ xa nhằm mục đích thực hiện một nhiệm vụ nào đó. Ngoài ra, Botnet cũng được hiểu là tập hợp các rô bốt phần mềm hoặc rô bốt hoạt động tự chủ.
Nhắc đến Botnet , người ta sẽ liên tưởng đến những điều tiêu cực nhiều hơn. Bởi vì nó thường bị tội phạm mạng lợi dụng để tấn công dịch vụ online hay Website nào đó. Với khả năng mang theo các mã độc khác, Botnet không chỉ gây hại cho người khác mà còn cho cả máy tính/điện thoại của chính chủ.
Do đó, Botnet cũng được hiểu đơn giản là một mạng máy tính trong đó các máy bị nhiễm Malware hoặc bị cài phần mềm do tội phạm mạng tạo ra.
2. Cấu trúc của Botnet như thế nào?
Ngoài Botnet là gì cấu trúc của Botnet cũng là điều mà bạn nên biết. Theo đó,cấu trúc của Botnet thường ở một trong hai dạng: Mô hình ngang hàng Peer to Peer hoặc máy khách – máy chủ Client – Server.
Mô hình ngang hàng Peer to Peer
Với mô hình này, các Botnet mới được kết nối với nhau dưới dạng cấu trúc ngang hàng nhằm khắc phục nhược điểm của việc dựa vào một máy chủ tập trung. Trong mô hình Peer to Peer, mỗi thiết bị hoạt động độc lập như một Client và Server, phối hợp với nhau để cập nhật và truyền thông tin qua lại. Cấu trúc Botnet Peer to Peer không có một nơi điều khiển tập trung duy nhất nên rất mạnh mẽ.
Hầu hết Botnet hiện nay đều dùng mô hình ngang hàng Peer to Peer hoàn toàn. Thay vì phải dùng tới máy chủ, lệnh và việc thực thi được cài đặt hoàn toàn trong Botnet Nên không có một điểm yếu duy nhất nào. Ở cách Client – Server, Server của tội phạm bị đánh sập thì vụ tấn công sẽ dừng lại nhưng trong Peer to Peer thì 1 Server bị triệt hạ thì những chiếc Server còn lại vẫn sẽ tiếp tục công việc của nó.
Mô hình máy khách – máy chủ Client – Server
Ở mô hình này, một máy chủ được kết nối với một mạng cơ bản và chúng hoạt động như Botmaster. Botmaster có nhiệm vụ kiểm soát việc truyền thông tin từ mỗi thiết bị khách để thiết lập lệnh và điều khiển các Client. Mô hình cho phép Botmaster duy trì quyền kiểm soát hoạt động nhờ phần mềm đặc biệt. Nhược điểm của mô hình này là chỉ có một điểm kiểm soát, định vị dễ dàng, Botnet sẽ “chết” nếu máy chủ bị phá hủy.
3. Botnet thường được dùng để làm gì?
Botnet là gì và dùng để làm gì? Nó được dùng phổ biến nhất vào việc tạo ra những cuộc tấn công từ chối dịch vụ (DDoS). Cụ thể, khi bị lây nhiễm Botnet các máy tính sẽ đòi quyền truy cập vào trang Web nào đó một cách liên tục khiến máy chủ bị quá tải và không thể đáp ứng truy cập của người cần thật sự. Những vụ tấn công có thể khiến các công ty thiệt hại từ vài trăm cho đến cả triệu USD tùy theo quy mô và loại Website.
Đặc biệt, các Hacker lợi dụng Botnet để phân phối Virus, trộm cắp Password hoặc để phát tán thư rác. Nó là một cách cực kì hiệu quả và rẻ tiền để tội phạm lợi dụng làm chuyện xấu.
Trước đây, Botnet chỉ có ở máy tính, nhưng hiện nay nó đã xuất hiện trên cả thiết bị di động và gần đây nhất là Camera giám sát có kết nối Internet. Nguy hiểm hơn cả là người ta không biết trong Camera bị cài Botnet. Nó không chỉ dùng để tấn công nhiều Website khác mà còn khiến đường truyền bị chậm một cách rõ rệt.
4. Cách phòng ngừa Botnet
Sau khi bạn hiểu được Botnet là gì thì ắt hẳn phải tìm cách phòng ngừa mối nguy hiểm này rồi. Không chỉ bị lợi dụng để tấn công các Website, Botnet còn có thể được sử dụng để phá hoại dữ liệu trong PC nhờ tích hợp thêm nhiều chức năng khác. Chẳng hạn như Virus đánh cắp thông tin thẻ tín dụng. Nguy cơ của Botnet không hề thua kém so với các phần mềm mã độc khác. Bởi vậy thực hiện phòng chống Botnet là điều vô cùng quan trọng và cần thiết. Theo đó, những biện pháp bảo vệ máy tính của mình khỏi Botnet bao gồm:
Cẩn trọng với những USB hoặc thiết bị lạ cắm vào máy tính
USB có thể chứa sẵn một Botnet từ máy khác, nó sẽ lây nhiễm sang cả PC của bạn một cách thầm lặng khi gắn vào PC. Trong trường hợp này bạn cần cài đặt thêm các phần mềm chống Virus và đề phòng trước mọi USB và thiết bị lạ.
Sử dụng phần mềm chống Virus
Hiện nay Windows 10 và các cơ chế cảnh báo có sẵn trong Windows đã đủ thông minh để ngăn ngừa nhiều mối nguy hiểm nhưng chỉ ở mức bình thường. Với các Bot hay Malware phức tạp thì căn bản Windows không thể phát hiện ra. Do đó, bạn có thể cân nhắc sử dụng 1 phần mềm chống Virus nếu thường tiếp xúc với môi trường có nhiều nguy cơ, chẳng hạn máy tính để bàn ở tiệm Photocopy.
Cẩn trọng khi lướt Web
Đây là phương pháp tấn công phổ biến được nhiều tin tặc sử dụng vì chúng có thể dễ dàng lừa bạn tải về một File hình hoặc tài liệu có Malware bên trong. Ngay khi vừa Click vào File đó, máy tính của bạn cũng bị nhiễm Botnet và thậm chí còn lây nhiễm sang cả nhiều PC khác trong cùng mạng. Khi thấy những thông báo như kiểu “Bạn là người may mắn được chọn để…” hay “Máy bạn đã nhiễm virus” thì đừng nhấn vào vì có thể vô tình tải Botnet về máy mà không hề hay biết.
Cài App đã được xác nhận an toàn từ Play Store hay App Store
Đây là phương pháp phòng ngừa Botnet hiệu quả mà bạn nên áp dụng. Hãy tránh xa các App của bên thứ ba và chỉ sử dụng các App an toàn mà thôi. Hiện nay, chúng ta không hiếm gặp Malware có mặt trên cả máy iOS lẫn Android để biến Smartphone của bạn thành một Bonet trong mạng lưới. Bởi vậy, bạn nên hết sức cẩn trọng.
Cẩn trọng với Camera an ninh và các thiết bị ngoại vi
Nó được coi là một mối nguy hiểm mới khi nhắc đến Botnet. Những Camera an ninh không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, không thương hiệu, có khả năng bị cài đặt sẵn Botnet mà bạn không biết. Hãy lựa chọn Camera từ những hãng uy tín và thường xuyên giám sát đường truyền xem có điều gì lạ không.
Người ta thường nhắc đến Botnet với vô vàn các cuộc tấn công Website hay một dịch vụ Online nào đó của các Hacker. Botnet không chỉ được sử dụng để gây hại cho người khác mà còn khiến máy tính chính bị lây nhiễm vì nó có thể mang theo những phần mềm mã độc khác. Điều nguy hiểm là chúng ta rất khó phát hiện thiết bị của mình có đang là một phần của Botnet hay không. Bởi vậy, nắm vững khái niệm Botnet là gì và những kiến thức trên đây đồng thời tìm cách phòng ngừa Botnet là điều mà bạn cần làm ngay lúc này. Hy vào thông tin từ Wiki Mắt Bão đem lại hữu ích cho bạn.
Từ khóa » Cách Kiểm Tra Botnet
-
Cách Kiểm Tra Máy Có định Botnet Không - Học Tốt
-
Cách Kiểm Tra Botnet
-
6 Công Cụ “test Nhanh” Mã độc Cho Các Thiết Bị Bạn Nên Biết - VietTimes
-
[MacOS] Cách Kiểm Tra Xem Máy Của Bạn Có Bị Nhiễm Botnet ... - Tinhte
-
Cách Kiểm Tra Máy Tính Có Bị Dính Phần Mềm Gián điệp - 24H
-
[PDF] HƯỚNG DẪN GỠ BỎ MÃ ĐỘC TRONG MÁY TÍNH BỊ NHIỄM
-
Botnet Là Gì? Cấu Trúc Và Cách Botnet Hoạt động Như Thế Nào?
-
Công Cụ Phát Hiện BotNet - CMC CYBER SECURITY
-
Botnet Là Gì, Cách Phòng Chống DDoS Botnet, Check | Vnetwork JSC
-
Cách Kiểm Tra Máy Tính Có Botnet Hay Virus - VOZ
-
Công Cụ Diệt Botnet Miễn Phí Cho Windows - Joe Comp
-
6 Cách Chống Lại Botnet Chuyên Nghiệp, Hiệu Quả - Bizfly Cloud
-
Cách Kiểm Tra PC Có Bị Nhiễm Phần Mềm độc Hại Emotet Không
-
Một Số Công Cụ Kiểm Tra An Toàn Thông Tin Trên Không Gian Mạng