Botnet Là Gì? Cách Phòng Chống Botnet Tấn Công 2022 - Tino Group
Có thể bạn quan tâm
Botnet là gì? Tại sao rất nhiều doanh nghiệp lại “sợ hãi” trước những cuộc hăm doạ cho Botnet tấn công? Cách nào để phòng tránh hiểm hoạ đến từ Botnet? Tino Group sẽ giải đáp cho bạn trong bài viết này!
Botnet là gì?
Theo McAfee, Botnet (tên đầy đủ là “Bots network”) dùng để chỉ một mạng lưới các máy tính bị chi phối và bị điều khiển từ xa bởi một máy tính khác để cùng thực hiện một nhiệm vụ nào đó. Botnet cũng có thể hiểu là một tập hợp các rô bốt phần mềm hoặc các con bot hoạt động một cách tự chủ.
Trong khuôn khổ bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu Botnet ở phương diện các máy tính.
Nhắc đến Botnet, người ta hay nghĩ về mặt xấu nhiều hơn. Đơn giản vì Botnet hay bị hacker lợi dụng để tấn công website hay một dịch vụ online nào đó. Với đặc điểm có thể mang theo những phần mềm mã độc khác, Botnet không chỉ gây hại cho người khác mà còn khiến cho chính máy tính/ điện thoại bị lây nhiễm.
Hiểu đơn giản, Botnet là một mạng máy tính gồm nhiều máy tính bị nhiễm malware hoặc bị cài phần mềm được tạo ra bởi hacker.
Lịch sử của Botnet
Năm 2000, với mục đích nghiên cứu thuốc chữa bệnh, giáo sư Vijay Pande, một nhà nghiên cứu ở Đại học Stanford, đã tạo một điểm nhấn trên bản đồ công nghệ. Vì cần mô phỏng lại quá trình gấp khúc của protein – một quá trình cực kỳ phức tạp, giáo sư đã nhờ sự hỗ trợ của máy tính: thay vì sử dụng 1 máy tính cực mạnh để chạy mô phỏng, Pande rải “gánh nặng” này ra cho nhiều máy tính cá nhân để tiết kiệm chi phí trong khi vẫn đạt được sức mạnh cần thiết để chạy các phép tính toán.
Về cơ bản, Pande đã tạo ra một Botnet.
Chữ “Botnet” được sử dụng vì phần lớn chúng đều là những chương trình tự động hóa được rải ra trong network. Thường thì những máy tính này sẽ được điều khiển bởi 1 máy chủ, và trong trường hợp của Botnet thì máy chủ này được gọi bằng cái tên command hoặc control server. Sau này có thêm loại hình Botnet ngang hàng (P2P) nữa, lúc đó không cần server điều khiển ở giữa.
Botnet xảy ra ở đâu?
Botnet là một phần mềm độc hại, đa phần các máy tính đều bị nhiễm bởi một Bot nào đó mà chúng ta không thể nào phát hiện được..
Một mạng Botnet có thể có từ vài trăm ngàn đến vài triệu, thậm chí vài chục triệu máy tính. Bất kỳ thiết bị kết nối đều có thể trở thành zombie lây lan – một phần của Botnet. Các thiết bị này bao gồm máy tính, điện thoại thông minh, các thiết bị IoT, camera,máy tính bảng, router Wi-Fi, đồ chơi thông minh và hàng loạt các thiết bị điện tử khác.
Botnet “hoạt động” như thế nào?
Botnet được cài trên nhiều máy tính. Nó nằm sẵn trong các máy tính đó chỉ đợi lệnh từ Bot Herder để tấn công đến mục tiêu được chỉ định. Một hệ thống Botnet từ 1000 đến vài chục nghìn con máy tính và được gọi là “Bots network” để chỉ một mạng lưới các máy tính đang bị nhiễm Bot.
“Vòng đời” của một Botnet
- Kẻ tấn công (bot-herder) quyết định các thông số bot ban đầu như hướng lây nhiễm, tần suất, C&C chi tiết.
- Đăng ký DDNS (Dynamic DNS) để điều khiển Botnet có thể thay đổi địa chỉ IP và tạo ra bộ điều khiển Botnet mới hoặc nội dung bất cứ khi nào cần thiết.
- Đăng ký một IP tĩnh.
- Bot-herder hoạt động hoặc tìm kiếm những bot mới.
- Bots lây lan.
- Tấn công nạn nhân bằng DDoS hoặc thư rác hoặc lừa đảo, …
- Bị mất các bot
Cách tấn công của Botnet và dấu hiệu
4 cách thông dụng nhất mà hacker sử dụng Botnet
- DDOS: Hàng trăm ngàn máy tính sẽ “dội bom”, cùng lúc truy cập vào một website mục tiêu khiến cho lưu lượng truy cập vào site đó bị quá tải, dẫn tới tính trạng “nghẽn cổ chai”. Điều này khiến nhiều người dùng khi truy cập vào website đó không truy cập được vì bị nghẽn mạng.
- Spam: Khi một máy tính hoặc thiết bị bị lây nhiễm, hacker sẽ sử dụng email của nạn nhân để gửi Spam. Song song đó, hacker còn thêm danh sách liên hệ của nạn nhân vào danh sách email spam của bọn chúng.
- Đánh cắp dữ liệu: cách thức chiếm và sử dụng dữ liệu đánh cắp cũng chỉ với mục đích riêng của hacker
- Lây lan: Tìm các lỗ hổng mới trên thiết bị và lây nhiễm bằng nhiều loại Trojans, virus khác và cả một mã độc đặc biệt để lây lan Botnet là một trong những cách hacker lợi dụng Botnet.
Khi bị nhiễm Botnet, bạn sẽ gặp bất lợi gì?
Máy tính bị nhiễm sẽ bị chi phối bởi một Botmaster ở trên. Do đó, mọi hoạt động của máy tính đang dính mã độc sẽ cản trở hoạt động, gián đoán gây mất nhiều thời gian, giảm năng suất công việc của người dùng.
Những dấu hiệu nào cho thấy máy tính của bạn đã trở thành một phần của Botnet?
Trong thực tế, các Botnet không sử dụng quá nhiều sức mạnh phần cứng để hoạt động. Do đó, hiếm trường hợp bạn sẽ thấy thiết bị của mình xuống cấp hoặc hoạt động mạnh đột ngột. Nhưng bạn vẫn có thể quan sát một số dấu hiệu như sau:
- Có những tác vụ lạ trong Task Manager
- Hệ thống có những phần bị thay đổi
- Hệ thống có những hoạt động động lạ hoặc những thay đổi không thể giải thích được.
Trong đó, chúng ta có 2 dấu hiệu rất cụ thể khi máy tính của bạn đã trở thành một phần của Botnet là:
- Tốc độ mạng đột ngột chậm lại hoặc băng thông sử dụng đột biến tăng lên.
- Phần mềm diệt virus, Windows phát hiện Botnet độc hại
6 cách bảo vệ doanh nghiệp khỏi các cuộc tấn công Botnet
1. Cập nhật bảo mật
Mặc dù một số ngành kinh doanh có thể yêu cầu trình độ chuyên môn cho phần mềm bổ sung, nhưng để đảm bảo an toàn hệ thống cao nhất thì lựa chọn tốt nhất vẫn là cập nhật tự động, dùng phần mềm có bản quyền để khỏi phải dùng các bản patch, crack không đáng tin cậy và không bị đồng hóa vào Botnet.
2. Sử dụng phần mềm diệt virus
Cẩn thận quét virus trước khi cho phép máy bạn đọc nội dung USB, biết đâu được 1 con Botnet từ những chiếc máy nhiễm bệnh đã âm thầm xâm nhập và nằm chờ sẵn trong đó. Bạn cũng có thể liên hệ nhà cung cấp dịch vụ hosting, VPS về dịch vụ bảo mật, an toàn thông tin.
3. Quản lý cấu trúc mạng và lưu lượng
Doanh nghiệp có thể kiểm soát cấu trúc mạng của mình để hạn chế lưu lượng truy cập độc hại trong các cuộc tấn công DDoS, nhanh chóng bổ sung cho các biện pháp phòng ngừa, thiết lập các quy tắc thiết bị tự động chặn và khắc phục lưu lượng truy cập mạng bất thường.
4. Tăng cường an ninh mạng
Các dịch vụ bảo vệ doanh nghiệp trước các cuộc tấn công DDos hiện nay không hiếm. Tùy thuộc vào nhu cầu cụ thể của tổ chức, doanh nghiệp có thể cân nhắc các giải pháp phù hợp để tăng cường an ninh mạng.
5. Quản lý lượt truy cập và danh tính
Chỉ có đảm bảo rằng thông tin chỉ có thể được truy cập bởi các nhân viên được phép truy cập thì doanh nghiệp mới có thể giảm thiểu thiệt hại tiềm ẩn của phần mềm độc hại và chống lại các cuộc tấn công lan truyền ransomware.
Ngoài ra, việc triển khai xác thực hai yếu tố (2FA) bao gồm các khóa bảo mật vật lý cũng có thể cải thiện đáng kể tính bảo mật của mạng.
6. Sử dụng thiết bị chất lượng
Camera và các thiết bị ngoại vi có kết nối Internet cũng là mối hiểm họa lớn, những đồ không rõ nguồn gốc hoặc giá khá rẻ thì cũng nên dè chừng.
Qua bài viết này, Tino Group hi vọng rằng bạn đã có thể hiểu hơn về tác hại của Botnet là gì cũng như cách để chống lại Botnet ra sao. Tino Group mong rằng bạn sẽ không gặp phải Botnet trong tương lai.
FAQs về Botnet
Nên sử dụng phần mềm chống Botnet nào?
Chúng ta có rất nhiều phần mềm diệt virus hoàn toàn miễn phí bạn có thể sử dụng để chống Botnet như: Avast, Norton, Kaspersky,…
Những ví dụ về Botnet gây hại cho máy tính?
Nếu nhắc đến botnet, không thể bỏ qua Cutwail Botnet, chúng có thể gửi tới 74 tỷ email rác mỗi ngày để “tuyển” máy tính mới vào mạng của chúng.
Gần nhất, chúng ta có cuộc tấn công của Mēris vào Yandex lên đến 21,8 triệu yêu cầu trên giây vào năm 2021. Đầu năm nay, chúng còn tấn công vào cơ sở hạ tầng của Cloudflare.
Cách để chống máy tính cá nhân trở thành một phần của Botnet ra sao?
Bạn có thể thực hiện những cách như sau để chống trở thành Botnet:
- Tăng tính bảo mật cho thiết bị bằng mật khẩu mạnh
- Chỉ cấp tài khoản admin cho những người thực sự cần thiết
- Cẩn thận với email rác
- Không nên mua các thiết bị có khả năng bảo mật kém
Có nên mua camera hay thiết bị thông minh giá rẻ hay không?
Câu trả lời là tùy thuộc vào bạn. Những thiết bị giá rẻ như camera sẽ hỗ trợ cho việc chống lại những kẻ trộm hoặc ít nhất là hù doạ chúng. Nhưng những thiết bị này rất dễ bị tấn công và xem hoạt động hằng ngày của bạn qua camera.
Từ khóa » Tìm Hiểu Botnet Là Gì
-
Botnet Là Gì? 7 Hình Thức Tấn Công Botnet Cơ Bản | BKHOST
-
Botnet Là Gì? Các Loại Tấn Công Botnet Và Cách Phòng Ngừa Botnet ...
-
Botnet Là Gì? Cấu Trúc Và Cách Botnet Hoạt động Như Thế Nào?
-
Botnet Là Gì? - Làm Thế Nào để Chống Botnet? - Vietnix
-
Botnet Là Gì? Cách Bảo Vệ Máy Tính Khỏi Botnet Hiệu Quả Nhất
-
Botnet Là Gì? Giải Pháp Phòng Vệ Botnet FortiGuard - Vietnetco
-
Botnet – Wikipedia Tiếng Việt
-
Tìm Hiểu Về Mạng Botnet: Công Cụ Kiếm Tiền Của Hacker - Genk
-
Botnet Là Gì, Cách Phòng Chống DDoS Botnet, Check | Vnetwork JSC
-
Botnet Là Gì? - ICT Việt Nam
-
Từ Vụ Botnet Vào Dyn, Hãy Cùng Tìm Hiểu Botnet Là Gì? - VieclamIT
-
Botnet Là Gì? Giải Pháp Phòng Vệ Botnet FortiGuard - Blog Chia Sẻ AZ
-
Botnet Là Gì? Cách Chống Botnet Server - Blog Chia Sẻ AZ
-
Bảo Mật Website: Tìm Hiểu Về DDOS Và BOTNET Cùng Biện Pháp Xử Lý