BPA, BPA Free Là Gì? Tại Sao Nên Chọn Sản Phẩm Chứa BPA Free?
Có thể bạn quan tâm
-
Vũ trụ bỉm sữa
-
Cẩm nang mua sắm
-
Thai kỳ
-
Chăm sóc bé 0 - 3 tuổi
-
Giáo dục sớm 0 - 6 tuổi
-
Góc chuyên gia
-
Mẹ bỉm quanh ta
- Cẩm nang mua sắm
- Cẩm nang cho bé
Đồ dùng
BPA và BPA free là một chất thường được dùng trong sản xuất các đồ dùng nhựa như bình sữa, thìa ăn dặm cho bé, ly, khay trữ đông thức ăn cho bé,... Cùng AVAKids tìm hiểu khái niệm BPA là gì? BPA free là gì? Và cách phân biệt hai chất này trong bài viết dưới đây nhé!
1BPA là gì?
Giới thiệu về BPA
BPA là tên viết tắt của Bisphenol-A (công thức hóa học là (CH3)2C(C6H4OH)2) được phát hiện vào năm 1891 bởi nhà khoa học người Nga. BPA là một hoạt chất nhân tạo được dùng trong sản xuất các sản phẩm nhựa polycarbonate, nhựa epoxy, chất dẻo.
BPA thường xuất hiện trong các sản phẩm nhựa như đồ đựng thực phẩm, chai nước, đĩa DVD, CD,... Ngoài ra, BPA còn là thành phần phổ biến trong các loại sơn tổng hợp.
Cơ chế sinh học
BPA có cấu trúc và chức năng giống hormone Estrogen. Khi BPA xâm nhập vào cơ thể sẽ liên kết với các thụ thể Estrogen làm ảnh hưởng đến nội tiết tố trong cơ thể. Ngoài ra, BPA còn có thể liên kết với thụ thể tuyến giáp, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của bạn.
BPA tiếp xúc với cơ thể thông qua thói quen sử dụng các hộp đựng thực phẩm và đồ dùng cá nhân làm bằng nhựa. Theo các chuyên gia nếu thường xuyên sử dụng các vật dụng có thành phần BPA sẽ gây hại đến sức khỏe.
Các loại nhựa chứa BPA
Dưới đây là 3 loại nhựa thông dụng chứa BPA mà bạn nên hạn chế sử dụng để đảm bảo sức khỏe:
- Nhựa số 3 – nhựa PVC: Ứng dụng trong sản xuất bao bì thực phẩm trong suốt, chai đựng dầu ăn cho bé, áo mưa, vỏ dây điện,… Nhựa PVC là loại nhựa dẻo, thải chất độc khi ở nhiệt độ cao.
- Nhựa số 6 – nhựa PS: Giá thành rẻ, sử dụng được 1 lần. Nhựa PS thường được dùng làm các hộp đựng đồ ăn nhanh, chén dĩa dùng 1 lần,… Khi ở nhiệt cao, nhựa PS sẽ thải các chất độc hại như nhựa PVC.
- Nhựa số 7 – nhựa PC và các loại nhựa khác: Nhựa PC thường dùng để sản xuất can nước có dung tích lớn. Theo nghiên cứu nhựa PC là nhựa gây độc mạnh nhất và rất dễ xâm nhập vào cơ thể.
Ký hiệu của các loại nhựa phổ biến hiện nay
2 Ảnh hưởng của nhựa BPA đến con người
Có thể gây vô sinh ở cả nam và nữ
Nam hay nữ đều có khả năng nhiễm chất độc của nhựa BPA:
- Đối với nữ: Nồng độ BPA trong máu cao gây giảm số lượng trứng và ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
- Đối với nam: Tiếp xúc nhiều với BPA dẫn đến giảm số lượng tinh trùng, có thể dẫn tới vô sinh ở nam.
Tác động xấu đến trẻ nhỏ
Các chất độc từ nhựa BPA sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ, gây hỏng men răng. Đối với những gia đình có trẻ nhỏ, bạn nên loại bỏ sản phẩm làm từ nhựa BPA và thay bằng các sản phẩm làm từ nhựa BPA free hoặc có gắn nhãn BPA free để đảm bảo sức khỏe.
Bình sữa PPSU Piyo Piyo, không chứa BPA, khả năng chịu nhiệt cao đến 180°
Bệnh tim và đái tháo đường loại 2
BPA xâm nhập vào cơ thể ở mức cao sẽ kháng insulin dẫn đến hội chứng chuyển hóa và đái tháo đường loại 2.
Gây béo phì
Nguy cơ gây béo phì thường diễn ra ở trẻ em và tuổi vị thành niên. Tuy các nhà nghiên cứu chưa xác nhận nguyên nhân gây béo phì từ BPA, nhưng những người béo phì thường có nồng độ BPA cao hơn 47%.
Hội chứng buồng trứng đa nang
BPA gây rối loạn nội tiết dẫn đến sự hình thành các nang bao quanh trứng, gây mất cân bằng nội tiết tố và giảm khả năng sinh sản ở nữ giới.
Sinh non
Nhiễm BPA là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng sinh non ở phụ nữ. Theo thống kê, có khoảng 91% phụ nữ sinh non trước 37 tuần nếu nhiễm BPA cao.
Hen suyễn
Trẻ dưới 6 tháng tuổi dễ gặp phải triệu chứng khò khè, viêm dị ứng, hen suyễn khi BPA xâm nhập vào cơ thể với nồng độ cao.
Giảm sự phát triển các cơ quan chức năng
Nồng độ BPA trong cơ thể cao sẽ ảnh hưởng đến một số cơ quan chức năng khác như:
- Khiến men gan tăng bất thường.
- Chức năng miễn dịch bị suy yếu.
- Thay đổi hormone tuyến giáp và làm suy giảm chức năng tuyến giáp.
- Mất liên kết giữa các tế bào não.
3BPA free là gì? Phân biệt BPA và BPA free
Giới thiệu về BPA free
BPA free là chất chuyên dùng để sản xuất các sản phẩm nhựa như máy tiệt trùng bình sữa, bình nước, đồ chơi,... BPA free không gây hại cho sức khỏe và được các chuyên gia khuyên dùng để thay thế đồ dùng từ nhựa BPA.
Bình tập uống nhựa PP PIYOPIYO có ống hút 360 độ PY830507 250 ml ( từ 6 tháng trở lên) được chứng nhận BPA free an toàn cho bé
Phân biệt BPA và BPA free
BPA và BPA free là những chất được sử dụng rất phổ biến trong sản xuất đồ dùng nhựa. Cùng AVAKids phân biệt chúng qua một một số đặc điểm dưới đây nhé!
BPA | BPA free | |
Chất liệu, màu sắc | Nhựa cứng và có màu trong suốt. | Nhựa mềm, có màu đục hơn BPA. |
Biểu tượng đáy bình | Hình tam giác xoay vòng, có số 7 ở giữa. | Hình tam giác xoay vòng, có số 5 ở giữa. |
4Một số lưu ý giúp hạn chế tiếp xúc với BPA
Tránh thực phẩm đóng gói
Sử dụng thực phẩm đóng gói thường xuyên sẽ tạo cơ hội cho BPA xâm nhập vào cơ thể của bạn nhanh hơn. Do đó, bạn nên sử dụng các sản phẩm tươi, nguyên chất hoặc hộp đựng thực phẩm không chứa BPA gây hại nhé!
Bộ 4 hộp đựng đồ ăn AMI, thành phần không chứa chất độc hại, an toàn cho bé
Uống nước từ ly làm bằng thủy tinh
Bạn nên tập thói quen uống nước bằng ly thủy tinh để tốt cho sức khỏe hoặc dùng ly uống nước có nhãn BPA free. Đồng thời, loại bỏ ly uống nước bằng nhựa có chứa BPA gây hại cho sức khỏe.
Bình tập uống nhựa PP silicone AMI 55420 250 ml làm từ nhựa Polypropylene không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe
Chọn lọc đồ dùng, đồ chơi cho trẻ em
Bạn nên chọn mua đồ dùng cho bé, đồ chơi cho trẻ có nhãn BPA free vì sức đề kháng của trẻ yếu, nếu thường xuyên tiếp xúc chất nhựa BPA sẽ không tốt. Bạn hãy chọn lựa thật kỹ trước khi mua để bảo vệ trẻ nhé!
Bộ vệ sinh móng Fisher Price FP201237 màu xanh dương đạt tiêu chuẩn an toàn về chất lượng EN14372 của Châu Âu
Không đưa đồ nhựa vào lò vi sóng
Bạn nên dùng máy tiệt trùng để làm khử khuẩn các đồ dùng cho trẻ cũng như vật dụng trong gia đình, không nên đưa chúng vào lò vi sóng, vì khi gặp nhiệt độ quá cao, nhựa sẽ thải ra chất độc nguy hiểm đến sức khỏe.
Xem thêm:
- Glycerin là gì? Tác dụng và lưu ý khi sử dụng Glycerin bảo vệ da
- Nhựa PP là gì? Đồ dùng từ nhựa PP có an toàn cho bé không?
- Choline là gì, có trong thực phẩm nào? Vai trò của Choline đối với cơ thể
Trên đây là những chia sẻ của AVAKids về BPA và BPA free, hy vọng sẽ giúp bạn có được những thông tin hữu ích trong việc lựa chọn đồ dùng cho gia đình. Nếu còn thắc mắc nào hãy gọi ngay đến hotline 1900.866.874 để được giải đáp nhé! Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.
TAGs: BPA là gì BPA free là gì phân biệt BPA và BPA free BPA BPA free Chia sẻ:copied
Bài viết có hữu ích với bạn không?
Có KhôngCám ơn bạn đã phản hồi!
Xin lỗi bài viết chưa đáp ứng nhu cầu của bạn. Vấn đề bạn gặp phải là gì?
Bài tư vấn chưa đủ thông tin Chưa lựa chọn được sản phẩm đúng nhu cầu Bài tư vấn sai mục tiêu Bài viết đã cũ, thiếu thông tin Gửi-
100% sản phẩm chính hãnghơn 100 thương hiệu nổi tiếng
-
1 Đổi 1 trong vòng 1 tháng(Tuỳ sản phẩm)Tại 62 cửa hàng trên toàn quốc
Xem chi tiết -
Miễn phí giao hàngCho đơn từ 500.000đ trong 10km đầu tiên
Xem chi tiết
Từ khóa » Nhựa Pp Có Chứa Bpa Không
-
Tất Tần Tật Về đồ Nhựa: Bản Chất, Phân Loại, BPA Free Và Cách Sử ...
-
Nhựa BPA Là Gì? Nhựa PP Có Chứa BPA Không? - Kho Thóc
-
BPA Là Gì? BPA Free Là Gì? Tác Hại Của Nhựa BPA Với Con Người
-
BPA Là Gì? BPA Free Là Gì? BPA Có Nhiều Trong Loại Nhựa Nào?
-
BPA Là Gì? BPA Free Là Gì? Tại Sao Nên Chọn Sản Phẩm Có Nhãn BPA ...
-
BPA Free Là Gì? Có ảnh Hưởng đến Sức Khỏe? | ChuyenTactical
-
Cách Phân Biệt Các Loại đồ Nhựa Tốt Và Xấu
-
Nhựa Free BPA Có An Toàn Không
-
Bình Sữa Nhựa Cho Bé Loại Nào Tốt PP, PES, PPSU,...? - Kids Plaza
-
Phân Biệt Ký Hiệu Các Loại Nhựa Thông Dụng Trên Thị Trường
-
Nhựa PP Là Gì? Đồ Dùng Từ Nhựa PP Có An Toàn Cho Bé Không?
-
Bình Sữa Nhựa được Làm Từ Gì? Có Tốt Cho Bé Không?
-
Nhựa Tritan Có An Toàn để Sử Dụng Không?