BST 101 Hình ảnh Cây Nêu Ngày Tết Rực Rỡ Sắc Màu, Chào Xuân Sang
Có thể bạn quan tâm
Những hình ảnh cây nêu ngày tết quá quen thuộc đối với mọi người đặc biệt là vùng nông thôn, biểu tượng cho sự no đủ, tạ ơn trời đất cho mùa màng bội thu. Dưới đây là chùm hình ảnh cây nêu ngày tết đẹp nhất trên mọi miền, mời các bạn cùng chiêm ngưỡng nét truyền thống này nhé.
Sự tích cây nêu ngày tết
Xưa kia khi người và quỷ còn sống chung với nhau trên mặt đất, quỷ cậy mạnh chiếm hết ruộng đất, người phải thuê ruộng đất của quỷ để cày cấy. Cứ mỗi năm quỷ lại nâng cao tô ruộng. Rồi một hôm quỷ ra điều khoản “ăn ngọn cho gốc”, mùa lúa năm đó, quỷ thu hết thóc góc, để cho người nông dân chơ mỗi gốc dạ. Nhân dân đói khổ vô cùng. Thấy cảnh người dân lầm than, Phật mách cho dân chuyển sang trồng khoai lang.
Vụ mùa tiếp theo, người dân chuyển sang trồng khoai lang, đến cuối vụ, người dân thu hoạch hết củ, để lại cho quỷ toàn lá. Quỷ bực tức, thay đổi điều khoản thành “ăn gốc cho ngọn”. Phật lại mách người dân quay lại trồng lúa. Cuối vụ lúa thóc nườm nượp đổ về nhà dân, Quỷ chỉ còn chơ gốc dạ.
Bực tức vì 2 mùa liền không thu được gì, quỷ lại đổi điều khoản thành “ăn cả gốc lẫn ngọn”, quỷ nghĩ rằng lần này người dân sẽ chẳng có cách gì chống lại, bao nhiêu nông sản sẽ về hết tay chúng. Phật thấy vậy liền ban cho người dân cây ngô, đến khi thu hoạch, trong nhà người dân ngô chất đầy bồ. Còn quỷ chẳng thu được gì.
Uất ức vì không thu được nông sản, quỷ không cho người dân thuê ruộng. Phật bảo người dân đến mua lại của quỷ một khoanh đất bằng bóng chiếc áo cà sa treo trên ngọn tre. Thấy bán được khoanh đất nhỏ với giá hời, quỷ cũng đồng ý. Khi người nông dân trồng cây tre xuống, cây tre vụt mọc cao lên tận trời, chiếc áo cà sao mở rộng như như biển, bóng áo cà sa che khắp mặt đất, che hết đất của quỷ.
Quỷ mất hết đất đai, phải lùi ra tận biển Đông. Uất hận, chúng tụ tập quân đội đánh chiếm lại ruộng đất. Biết được quỷ sợ vôi bột, lá dứa, máu chó, Phật bảo lại cho người dân, người dân sử dụng những thứ đó 3 lần đánh bại lũ quỷ. Quỷ bị đuổi ra tận biển Đông khóc than với Phật mỗi năm cho chúng vài ngày được về đất liền thăm phần mộ tổ tiên. Phật đồng ý mỗi năm vào dịp Tết Nguyên Đán cho quỷ về thăm phần mộ tổ tiên.
Từ đó trở đi, mỗi địp Tết đến, người dân lại dựng cây Nêu trước nhà, bên trên cây Nêu buốc 1 bó lá dứa, treo 1 chiếc niêu đất bỏ chút vôi bột bên trong, sau đó lấy vôi vẽ hình cánh cung hướng về phía đông để xua đuổi ma quỷ.
Ý nghĩa cây nêu ngày Tết
Cây nêu trở thành biểu tượng của sự đấu tranh giữa cái thiện và ác, giữa thiên thần và quỷ dữ, nhằm bảo vệ cuộc sống bình yên cho con người. Ngày Tết thần linh về trời, con người cần có những “bửu bối” của thần nhằm đề phòng cảnh giác, chống lại sự xâm nhập của ác quỷ.
Trồng cây nêu đã trở thành tục lệ Tết phổ biến của các dân tộc Việt Nam: từ Kinh, Thái, Mường đến Ba Na, Gia Rai… Trên ngọn nêu, người ta thường treo một túm lá dứa, lông gà, cành đa, lá thiên tuế, những chiếc khánh và con cá bằng đất nung, cùng một tán tròn bằng tre nứa dán giấy đỏ.
Ngoài ra có nơi còn treo những chiếc đèn lồng, đèn xếp hoặc vài xấp tiền, vàng mã… Dù với dụng ý khác nhau, nhưng những vật treo đều tượng trưng cho mong muốn bảo vệ con người, tạo lập hạnh phúc cho con người. Ví như lá dứa để dọa ma quỷ (vì ma quỷ sợ gai), không cho chúng vào quấy phá.
Ngày xưa cây nêu được dựng với ý nghĩa trừ ma quỷ, nhưng ý nghĩa thực của cây nêu trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam trải rộng hơn. Theo thời gian, cùng với sự phong phú của các lễ vật treo trên ngọn cây, cây nêu được coi là cây vũ trụ nối liền đất với trời, do tín ngưỡng thờ thần mặt trời của các dân tộc cổ sơ, hàm chứa ý thức về lãnh thổ của người Việt Nam. Dựng nêu ngày Tết bao gồm trong nó cả các dụng ý để trừ ma, quỷ, thờ phụng thần linh và vong hồn tổ tiên, tảo trừ những điều xấu xa của năm cũ.
Trong các lễ hội, cây nêu là tiêu điểm tập trung, cố kết của tâm thức cộng đồng. Ðối với người nông dân, nông lịch luôn gắn bó với cuộc sống, định hình thời vụ sản xuất và sinh hoạt, lễ hội. Thời điểm cuối năm là lúc nông nhàn, chuẩn bị bước vào các hoạt động vui chơi
Cây nêu chỉ còn bắt gặp tại các chùa, đình, một số vùng quê. Hiện nay, những truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc dần dần được phục hồi, trong những năm gần đây cây nêu được dựng lên tại các chùa, đình, khu du lịch, các trung tâm văn hóa, công ty… thể hiện chủ quyền của nền văn hóa truyền thống lâu đời của dân tộc Việt Nam mãi mãi không bao giờ mất.
Cây nêu trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam có đặc điểm khá đa dạng tùy thuộc địa phương, phong tục, dân tộc, giai cấp xã hội v.v. Có cây nêu mang tính nguyên sơ, không gắn liền với lễ hội mà hình thức cổ xưa nhất còn thấy ở cộng đồng người nông dân. Với tục dùng cành tre dài cắm trên ruộng sau khi gặt, khi thấy dấu hiệu này, người ta biết là chủ ruộng giữ lại mầm lúa cho mùa năm sau, không thể tuỳ tiện thả trâu bò vào ăn.
Riêng đối với dân tộc thiểu số, cây nêu loại này xuất hiện ở những vùng rẫy thuộc sở hữu cá nhân chưa khai hoang. Người chủ rẫy tìm bốn cây cao to, chặt đứt ngang thân, dựng ở bốn góc rẫy như bốn cái trụ và gọi đó là cây nêu.
Những cây nêu gắn liền với các lễ hội như ngày Tết, hội làng, có hình thức cầu kỳ hơn. Cây nêu thường sử dụng một số loại cây họ tre như tre, bương, lồ ô, có độ cao khoảng 5-6 mét, chặt sạch các nhánh và lá tre, chỉ để lại trên ngọn tre có nhánh lá.Trên ngọn cây treo một vòng tròn nhỏ, vòng tròn này buộc nhiều thứ khác nhau (tùy phong tục địa phương) như: lá phướn, những chiếc khánh (chuông gió) để những khánh đó va đập nhau kêu leng keng trong gió. Chiếc khánh, đồng âm với “khánh” có nghĩa là “phúc”: năm mới đem lại hạnh phúc cho gia đình…
Chìm hình ảnh cây nêu ngày tết đẹp nhất
Cùng nhau tham khảo bộ sưu tập hình ảnh cây nêu ngày tết đẹp, rực rỡ sắc màu, mang lại cho bạn nhiều niềm tin, khởi sắc cho một năm mới tràn đầy may mắn, suôn sẻ và thành công. Những hình ảnh đẹp nhận được nhiều lượt donwload, chia sẻ rần rần trên mạng xã hội, hốt triệu like từ cư dân mạng.
Trên đây là tổng hợp những hình ảnh cây nêu ngày tết đẹp, ấn tượng nhất. Cùng tải ngay về máy để ngắm nhìn bộ sưu tập hình ảnh đẹp,làm hình nền cho điện thoại, máy tính nhé. Chúng tôi xin chúc quý độc giả năm mới vui vẻ, hạnh phúc, an khang thịnh vượng. Thân ái!
Hình Ảnh Đẹp - Tags: hình ảnh cây nêu ngày tếtBST 101 hình ảnh cây nêu ngày tết rực rỡ sắc màu, chào xuân sang
Top 1 hình ảnh mẫu nail tết đẹp, khiến chị em phát cuồng
Cập nhật 100 hình ảnh giỏ quà tết đẹp, cao cấp sang trọng nhất
Top 222 hình ảnh mâm ngũ quả ngày tết đẹp, ý nghĩa nhất
[Mang Tết Về] 100+ Hình Ảnh Trang Trí Tết Nguyên Đán ấm cúng và trọn vẹn
[BỘ] hình ảnh áo dài Tết mới nhất năm nay đẹp say lòng người
99+ hình ảnh hoa đào ngày tết đẹp, tràn đầy sức sống nhất
Top 1 hình ảnh mẫu nail tết đẹp, khiến chị em phát cuồng
Cập nhật 100 hình ảnh giỏ quà tết đẹp, cao cấp sang trọng nhất
[TẢI] hình ảnh trong suốt, khung ảnh cùng hình nền miễn phí
199 Hình ảnh Nancy – nhan sắc “bông hồng lai” cộng đồng hâm mộ
Chọn lọc 109+ hình ảnh bánh sinh nhật con mèo đẹp, dễ thương
Top 222 hình ảnh mâm ngũ quả ngày tết đẹp, ý nghĩa nhất
[Mang Tết Về] 100+ Hình Ảnh Trang Trí Tết Nguyên Đán ấm cúng và trọn vẹn
Từ khóa » Những Mẫu Cây Nêu đẹp
-
Nhà Nhà Dựng Cây Nêu, Lung Linh Sắc Màu Tết - Báo Lao động
-
Nghệ An: Cây Nêu Bằng Sắt 'hút' Khách Dịp Tết
-
Tự Làm Cây Nêu Đèn LED Đuổi Trang Trí Tết 2020 Đẹp-Độc-Lạ ...
-
Cây Nêu - Nét đẹp Văn Hoá Dân Gian Ngày Tết - YouTube
-
Lung Linh Những 'cung đường Nêu' đón Tết ở Xứ Nghệ - Infonet
-
Cây Nêu Ngày Tết - Nét đẹp Văn Hóa Truyền Thống Người Việt
-
Lung Linh Sắc Màu đón Xuân Từ Những Cây Nêu Trên Các Làng Quê Nghệ
-
Làng Quê Rực đỏ, Thương Lái Kiếm Bộn Tiền Từ Nghề Dựng Cây Nêu ...
-
Tết Dựng Cây Nêu Nhưng Cây Nêu Là Gì Và ý Nghĩa Thế Nào?
-
Vô Vàn “cây Nêu” điểm Tô Những Con đường ở Huyện Nghi Xuân
-
Sắc Màu Lung Linh Trên Những Cây Nêu ở Miền Tây Xứ Nghệ
-
Đường Cây Nêu Lung Linh đèn Led Ngày Tết Tại Nghệ An
-
Top 7 Bài Văn Mẫu Thuyết Minh Về Cây Nêu Ngày Tết Lớp 9 Chọn Lọc