BTTN Tổng Hợp đại Cương Về Kim Loại (có Lời Giải Chi Tiết)
Có thể bạn quan tâm
BÀI TẬP ĐẠI CƯƠNG VỀ KIM LOẠI
(CÓ LỜI GIẢI CHI TIẾT)
Câu 1. Liên kết kim loại là liên kết được hình thành do:
A. Sự góp chung electron của các nguyên tử
B. Các electron tự do trong kim loại phản xạ tốt những tia sáng tới
C. Đa số kim loại đều giữ tia sáng tới trên bề mặt kim loại
D. Tất cả các kim loại đều có cấu tạo tinh thể
Câu 2. Nguyên nhân làm cho các kim loại có ánh kim là
A. Kim loại hấp thụ được tất cả các tia sáng tới
B. Các electron tự do trong kim loại phản xạ tốt những tia sáng tới
C. Đa số kim loại đều giữ tia sáng tới trên bề mặt kim loại
D. Tất cả các kim loại đều có cấu tạo tinh thể
Câu 3. Kim loại có tính chất vật lí chung là dẫn điện, dẫn nhiệt, dẻo và có ánh kim. Nguyên nhân của những tính chất vật lí chung của kim loại là do:
A. Trong tinh thể kim loại có nhiều electron độc thân.
B. Trong tinh thể kim loại có các ion dương chuyển động tự do.
C. Trong tinh thể kim loại có các electron chuyển động tự do.
D. Trong tinh thể có nhiều ion dương kim loại
Câu 4. Kim loại khác nhau có độ dẫn điện, dẫn nhiệt khác nhau. Sự khác nhau đó
được quyết định bởi
A. Khối lượng riêng kim loại
B. Kiểu mạng tinh thể khác nhau
C. Mật độ electron khác nhau
D. Mật độ ion dương khác nhau
Câu 5. Phương pháp nhiệt luyện thường dùng để điều chế
A. Các kim loại hoạt động mạnh như Ca, Na, Al
B. Các kim loại hoạt động yếu
C. Các kim loại hoạt động trung bình
D. Các kim loại hoạt động trung bình và yếu
Câu 6. Cho các kim loại Mg, Al, Pb, Cu, Ag. Các lim loại đẩy được Fe ra khỏi Fe(NO3)3 là
A. Mg, Pb và Cu B. Al, Cu và Ag C. Pb và Al D. Mg và Al
Câu 7. Trong số các kim loại sau : Fe, Ni, Cu, Zn, Na, Ba, Ag, Sn, Al số kim loại tác
dụng được với các dung dịch HCl và dung dịch H2SO4 loãng nhiều nhất là
A. 5 B. 6 C. 7 D. 8
Câu 8. Trong số các kim loại sau: Fe, Ni, Cu, Zn, Na, Ba, Ag, Pb, Al số kim loại tác
dụng được với dung dịch Ba(OH)2 nhiều nhất là
A. 8 B. 6 C. 4 D. 5
Câu 9. Cho 3,45g một kim loại tác dụng với H2O sinh ra 1,68lít H2 (đktc). Kim loại đó có thể là kim loại nào trong các kim loại sau:
A. Li B. Na C. K D. Rb
Câu10. Clo và axit HCl tác dụng với kim loại nào thì cùng tạo ra một hợp chất?
A. Fe B. Cu C. Ag D. Zn
Câu11. Nhúng một lá Fe nhỏ vào dung dịch dư chứa một trong những chất sau
FeCl3, AlCl3, CuSO4, Pb(NO3)2, NaCl, HNO3, H2SO4 (đặc, nóng), NH4NO3. Số
trường hợp phản ứng chỉ tạo ra muối Fe(II) là
A. 3 B. 4 C. 5 D. 6
Câu 12. Dung dịch X chứa 5 loại ion Mg2+, Ba2+, Ca2+ và 0,2 mol Cl- và 0,2mol NO3-. Thêm dần V lít dung dịch K2CO3 1M vào dung dịch X đến khi được lượng kết tủa lớn nhất, V có giá trị là
A. 150ml B. 200ml C. 250ml D. 300ml
Câu 13. Magie có thể cháy trong khí CO2, tạo ra một chất bột màu đen. Công thức
hoá học của chất này là
A. C B. MgO C. Mg2C D. MgCO3
Câu 14. Hoà tan hoàn toàn 7,8g hỗn hợp gồm Mg và Al vào dung dịch HCl dư. Sau phản ứng thấy khối lượng dung dịch tăng lên 7,0g. Số mol axit HCl đã tham gia phản ứng trên là
A. 0,8mol B. 0,08mol C. 0,04mol D. 0,4mol
Câu 15. Cho Al từ từ đến dư vào dung dịch hỗn hợp Cu(NO3)2, AgNO3, Mg(NO3)2, Fe(NO3)3 thì thứ tự các ion bị khử là
A. Fe3+, Ag+, Cu2+, Mg2+ B. Ag+, Cu2+, Fe3+, Mg2+
C. Ag+, Fe3+, Cu2+, Fe2+ D. Ag+, Fe3+, Cu2+, Mg2+
Câu16. Hoà tan 20g hỗn hợp gồm hai kim loại Fe và Cu vào dung dịch HCl dư. Sau phản ứng, cô cạn dung dịch được 27,1g chất rắn. Thể tích chất khí thoát ra ở đktc là
A. 8,96lít B. 4,48lít C. 2,24lít D. 1,12lít
Câu17. Kim loại M phản ứng được với: dung dịch HCl, dung dịch Cu(NO3)2, dung
dịch HNO3 (đặc, nguội). Kim loại M là
A. Fe B. Al C. Zn D. Ag
Câu18. Hoà tan hoàn toàn 4,68g hỗn hợp muối cacbonat của hai kim loại X và Y kế tiếp nhau trong nhóm IIA vào dung dịch HCl thu được 1,12lit CO2 ở đktc. Kim loại X và Y là
A. Be và Mg B. Mg và Ca C. Ca và Sr D. Sr và Ba
Câu19. Hoà tan hoàn toàn 28,3g hỗn hoàn gồm một muối cacbonat của một kim loại hoá tri I và một muối cacbonat kim loại hoá trị II trong axit HCl dư thì tạo thành 4,48lít khí (đktc) và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thì thu được bao nhiêu gam muối khan?
A. 26,1g B. 28,6g C. 29,4 g D. 30,5g
Câu20. Kẽm tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, thêm vào đó vài giọt dung dịch
CuSO4. Lựa chọn hiện tượng bản chất trong các hiện tượng sau:
A. Ăn mòn kim loại B. Ăn mòn điện hoá học
C. Hiđro thoát ra mạnh hơn D. Màu xanh biến mất
Câu21. Cho 21,6g một kim loại chưa biết hoá trị tác dụng hết với dung dịch HNO3 thu được 6,72 lít N2O (đktc). Kim loại đó là
A. Na B. Zn C. Mg D. Al
Câu22. Khí CO và H2 không thể dùng làm chất khử để điều chế kim loại nào sau đây
A. Fe B. Cu C. Al D. Sn
Câu23. Hoà tan hết 38,60g hỗn hợp gồm Fe và kim loại M trong dung dịch HCl dư thấy thoát ra 14,56lít khí H2(đktc). Khối lượng hỗn hợp muối clorua khan thu được là
A. 48,75g B. 84,75g C. 74,85g D. 78,45g
Câu24. Hoà tan hết hỗn hợp bột gồm m gam Cu và 4,64 gam Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 loãng, dư, sau phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch X. Dung dịch X làm mất màu vừa đủ 100 ml dung dịch KMnO4 0,1M. Giá trị của m là
A. 1,24 gam B. 0,64 gam C. 0,96 gam D. 3,2 gam
Câu 25. Có thể dung dung dịch nào sau đây để tách Ag ra khỏi hỗn hợp chất rắn gồm:
Fe, Pb, Cu, Ag mà không làm thay đổi khối lượng Ag?
A. HCl B. NaOH C. AgNO3 D. Fe(NO3)3
Câu 26. Cho 19,2g kim loại M tác dụng hết với dung dịch HNO3 thu được 4,48lít khí NO (đktc). Cho NaOH dư vào dung dịch thu được, lọc lấy kết tủa nung đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn.Giá trị của m là
A. 24,0g B. 24,3g C. 48,0g D. 30,6g
Câu 27. Điện phân dung dịch hỗn hợp AgNO3, Cu(NO3)2, Fe(NO3)2. Các kim loại lần lượt xuất hiện tại catot theo thứ tự :
A. Cu – Ag – Fe B. Ag – Cu – Fe
C. Fe – Cu – Ag D. Ag – Fe – Cu
Câu28. Hoà tan 4,59g Al bằng dung dịch HNO3 thu được hỗn hợp khí NO và N2O có tỉ khối hơi đối với hiđro bằng 16,75. Thể tích NO và N2O thu được là
A. 2,24lít và 6,72lít B. 2,016lít và 0,672lít
C. 0,672lít và 2,016lít D. 1,972 lít và 0,448lít
Câu29. Cho các chất sau : Cl2(1), I2(2) dung dịch HNO3 loãng (3), dung dịch H2SO4 đậm đặc nguội(4), dd AgNO3(5), dd NH4NO3(6). Với hoá chất nào trong các hoá chất trên thì Fe tác dụng tạo ra sản phẩm là hợp chất Fe(III)?
A. (1), (2), (3), (5), (6) B. (1), (3), (4), (5)
C. (1), (3), (5) D. (1), (2), (4), (6)
Câu30. Để điều chế Ca từ CaCl2 người ta sử dụng phương pháp nào sau đây
A. Nhiệt luyện B. Thuỷ luyện
C. Điện phân nóng chảy D. Điện phân dung dịch
Câu31. Kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao nhất là
A. Au B. Ag C. W D. Cs
Câu32. Hoà tan 9,14g hỗn hợp Cu, Mg, Fe bằng một lượng dư dung dịch HCl thu được 7,84lít khí A (đktc), 2,54g chất rắn B và dung dịch C. Cô cạn dung dịch C thu được m gam muối, m có giá trị là
A. 31,45 B.40,59 C. 18,92 D. 28,19
Câu33. Cho 14,5g hỗn hợp Mg, Fe tác dụng dung dịch H2SO4 loãng, dư thoát ra 6,72lít H2 (đktc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m (g) muối khan. m có giá trị là
A. 34,3g B. 43,3g C. 33,4g D. 33,8g
Câu 34. Cho a mol Fe vào dung dịch chứa b mol AgNO3, a và b có giá trị như thế nào
để thu được Fe(NO3)3 sau phản ứng?
A. a = 2b B. 3a > b C. b ³ 3a D, a < 2b
Câu 35. Để tách riêng các chất khỏi hỗn hợp gồm Fe, Cu, Al cần phải dùng các hoá chất nào sau đây là thích hợp nhất:
A. dung dịch HCl và HNO3 B. NaOH và HCl
C. HCl và CuCl2 D. H2O và H2SO4
Câu 36. Cho từ từ bột sắt vào 50ml dung dịch CuSO4 0,2M, khuấy nhẹ cho tới khi
dung dịch mất màu xanh. Lượng mạt sắt đã dùng là
A. 1.6g B. 0,056g C. 0,56g D. 6,4g
Câu 37. Một mẫu Na được tạo nên từ 1,204.1023 tế bào cơ sở của mạng tinh thể lập phương tâm khối, khối lượng của mẫu Na đó là
A. 4,6g B. 64,4g C. 36,8g D. 41,4g
Câu 38. Mệnh đề nào sau đây là sai ?
A. Trong một chu kì, bán kính của các nguyên tử kim loại lớn hơn bán kính các nguyên tử phi kim
B. Cu, Zn, Fe đều có thể điều chế được từ nguyên liệu oxit bằng phương pháp nhiệt luyện
C. Các kim loại chỉ có số oxit hoá +1, +2, +3
D. Các kim loại chiếm phần lớn các nguyên tố trong HTTH
Câu 39. Cho 1,35g hỗn hợp gồm Cu, Mg, Al tác dụng hết với dung dịch HNO3 thu được hỗn hợp khí gồm 0,01 mol NO và 0,04 mol NO2. Khối lượng muối tạo ra trong dung dịch phản ứng là
A. 5,69g B. 3,79g C. 8,53g D. 9,48g
Câu 40. Cho m gam Al tan hoàn toàn trong dung dịch HNO3 thì thấy thoát ra 11,2lít (ở đktc) hỗn hợp khí A gồm 3 khí N2, NO, N2O có tỷ lệ số mol tương ứng là 2:1:2. Giá trị m là
A. 2,7g B. 16,8g C. 3,51g D. 35,1g
Từ khóa » Bài Tập Về Chương Kim Loại Lớp 12
-
Các Dạng Bài Tập Đại Cương Về Kim Loại Chọn Lọc Có đáp án Chi Tiết
-
Phương Pháp Giải Các Dạng Bài Tập Chương Đại Cương Về Kim Loại
-
BÀI TẬP CHƯƠNG 5: ĐẠI CƯƠNG VỀ KIM LOẠI HÓA LỚP 12 CÓ ...
-
Phương Pháp Giải Các Dạng Bài Tập Chương Đại Cương Về Kim Loại
-
Phân Dạng Và Bài Tập Chuyên đề đại Cương Về Kim Loại Có đáp án Và ...
-
Bài Tập Chương 5: Đại Cương Về Kim Loại Hóa 12 Có Lời Giải
-
Tổng Hợp Các Dạng Giải Bài Tập Kim Loại - Kiến Guru
-
Phương Pháp Giải Các Dạng Bài Tập Chương đại Cương Về Kim Loại
-
Phương Pháp Giải Một Số Dạng Bài Tập Về Tính Chất Hóa Học Của Kim ...
-
PHƯƠNG PHÁP GIẢI CÁC DẠNG BÀI TẬP CHƯƠNG ĐẠI ... - Issuu
-
Hóa Học 12: Phương Pháp Giải Các Bài Toán Về Kim Loại
-
Giải Bài Tập Chương 5: Đại Cương Về Kim Loại Môn Hóa Học Lớp 12 ...
-
Ôn Tập Hóa Học Lớp 12 Chương 5: ĐẠI CƯƠNG VỀ KIM LOẠI
-
PHƯƠNG PHÁP GIẢI CÁC DẠNG BÀI TẬP ... - YUMPU Publishing