Bu Lông M22 | Bulong M22 | 22mm | Inox, Thép Không Gỉ - VAN GIÁ RẺ

Cập nhật lần cuối vào ngày 26/10/2024 lúc 01:52 sáng

Giới thiệu bu lông M22

Bu lông M22 là chỉ đến tất cả các loại bu lông có kích thước là M22. Các loại bu lông được sử dụng phổ biến như: Bu lông lục giác, bu lông neo, bu lông đầu vuông, bu lông đầu tròn, bu lông chữ U, bu lông chữ J, bu lông nở…

Kích thước M22 là gì? M22 là đơn vị đo của hệ thống đo lường hệ mét, M22 là đang chỉ đến kích thước đường kính chuôi của bu lông. Với kích thước M22 thì bu lông này sẽ có kích thước chuôi là khoảng 22mm.

Với đường kính 22mm, bu lông M22 có nhiều mức chiều dài khác nhau từ các mức ngắn như 45mm đến 200mm.

Bu lông M22 sẽ có những ứng dụng đa dạng khác nhau, công dụng của từng loại bu lông sẽ khác nhau do vậy tính đa dạng của bu lông này cao.

Bu lông M22
Bulong M22

Xem thêm: Bu lông hóa chất Fischer

Phân loại bu lông M22

Bu lông M22 có thể được phân loại dựa trên nhiều yếu tố khác nhau, một số các yếu tố thường được sử dụng để phần loại các loại bu lông M22 như các yếu tố: Loại bu lông, vật liệu cấu tạo, cấp độ bền… Dựa vào các yếu tố trên có thể phân loại các loại bu lông trên thành những loại như sau:

Phân loại bu lông M22 dựa trên loại bu lông

Bu lông neo M22

Bu lông neo M22 là các loại bu lông được sử dụng trong neo móng. Khi nhắc tới bu lông neo M22 là đang nhắc tới các loại bu lông neo móng có kích thước là M22.

Kích thước của bu lông neo M22 là kích thước tương đối lớn, được sử dụng với nhiều ứng dụng hơn.

Bu lông neo gồm có nhiều loại như bu lông chữ U, bu lông chữ J, bu lông chữ L…

Bu lông neo M22
Các loại bu lông neo M22

Bu lông lục giác M22

Bu lông lục giác M22 có đầu dạng lục giác. Đối với loại bu lông này, đầu lục giác được thiết kế với hai dạng chính là dạng lục giác ngoài và lục giác chìm. Đối với hai loại lục giác này, tính ứng dụng của chúng cũng sẽ có sự khác nhau.

Bu lông lục giác M22 với thiết kế chính một đầu dạng lục giác và một đầu chuôi tiện ren.

Bu lông lục giác M22
Bu lông lục giác M22

Bu lông đầu vuông M22

Bu lông đầu vuông M22 tương tự như loại bu lông lục giác, loại bu lông đầu vuông này có đầu bu lông có dạng hình vuông.

Bu lông đầu vuông M22 có đường kính đầu chuôi là khoảng 22mm.

Bu lông đầu vuông M22
Bu lông đầu vuông M22

Bu lông đầu tròn M22

Bu lông đầu tròn M22 thì được thiết kế với đầu tròn cùng với chuôi bu lông có thể có dạng ren lửng hoặc dạng ren suốt. Với loại bu lông này thì khi kết nối với bề mặt sẽ tiết kiệm diện tích hơn.

Bu lông đầu tròn với đường kính khoảng 22mm được sản xuất từ nhiều loại vật liệu.

Bu lông đầu tròn M22
Bu lông đầu tròn M22

Bu lông nở M22

Bu lông nở M22 là loại bu lông được thiết kế với dạng một bu lông và một áo nở. Bu lông nở này hoạt động bằng cách khi vít bu lông vào trong các vật liệu thì áo bu lông sẽ nở ra nhờ đấy bu lông được bám chắc vào tường.

Bu lông nở M22
Bu lông nở M22

Phân loại bu lông M22 dựa vào vật liệu cấu tạo của bu lông

Bu lông được cấu tạo từ nhiều loại vật liệu khác nhau. Tuy nhiên có các dòng vật liệu được sử dụng phổ biến nhất đó là các loại: Thép không gỉ, thép mạ kẽm. đây là các loại vật liệu sản xuất bu lông đước sử dụng nhiều nhất.

Bu lông M22 thép không gỉ

Bu lông thép không gỉ còn được gọi với cái tên quen thuộc hơn đó là bu lông inox. Với loại bu lông này, nó được sản xuất bằng các loại vật liệu đó là vật liệu inox 201, inox 304, inox 316. Đều là những loại vật liệu có chất lượng tốt.

Đối với bu lông được làm bằng inox, thì nó sẽ cho khả năng làm việc tốt, sẽ cho khả năng hạn chế gỉ sét và khả năng chống gỉ rất tốt.

Bu lông thép không gỉ M22
Bu lông thép không gỉ M22

Bu lông M22 thép mạ kẽm

Bu lông thép mạ kẽm mạ kẽm là loại bu lông được sản xuất từ dòng vật liệu thép mạ kẽm. Loại vật liệu tương đối phổ biến. Loại vật liệu này thông thường là các loại thép cacbon được mạ kẽm bằng cách nhúng nóng hoặc điện phân.

Việc mạ kẽm sẽ giúp cho bu lông từ các vật liệu thép có khả năng chống gỉ tốt hơn.

Bu lông mạ kẽm M22
Bu lông mạ kẽm M22

Phân loại bu lông M22 theo cấp độ bền

Ngoài các cách phân loại như trên, bu lông M22 còn có thể được phân loại dựa trên yếu tố là cấp độ bền của bu lông đấy. Bu lông có 10 cấp độ bền khác nhau, tuy nhiên các cấp độ bền phổ biến nhất có lẽ là các cấp từ 8.8, 10.9, 12.9.

Bu lông M22 8.8

Bu lông M22 10.9

Bu lông M22 12.9

Bu lông M22
Bu lông M22

Từ khóa » Bu Lông Nở M22