Bu Lông Móng (Bu Lông Neo) - Bulongthanhren

Bu lông móng hay còn gọi là Bu lông neo là một chi tiết quan trọng dùng để cố định các kết cấu, đặc biệt là kết cấu thép, nó được sử dụng nhiều trong thi công hệ thống điện, trạm biến áp, hệ thống nhà xưởng, nhà máy, nhà thép kết cấu…

Bu lông móng thông thường không được sản xuất đại trà như các loại bu lông tiêu chuẩn khác do yêu cầu sử dụng ở mỗi hạng mục, mỗi công trình đòi hỏi các thông số kỹ thuật khác nhau, do đó đa phần các loại được sản xuất theo bản vẽ kỹ thuật của từng lô hàng riêng.

Công ty Thọ An chuyên gia công chế tạo các loại bu lông móng, bu lông neo với đường kính từ M12 đến M64, cấp bền 3.6, 4.8, 5.6, 6.6, 6.8, 8.8 hoặc tới cấp bền 10.9; chiều dài theo yêu cầu với giá thành cạnh tranh nhất.

1. Hình dạng Bu lông móng (Bu lông neo):

Bu lông móng (Bu lông neo) có hình dạng phổ biến được sử dụng như: Bu lông móng dạng chữ J, Bu lông móng dạng chữ L, LA, JA. Bu lông móng (Bu lông neo) dạng chữ V hay chữ U, I…

Bu lông móng (Bu lông neo)

Các dạng Bu lông móng (Bu lông neo)

2. Thông số kỹ thuật Bu lông móng (Bu lông neo):

– Kích thước:

+ Có đường kính thông thường từ M12 – M36 hoặc có thể lên đến M42, M56, M64,…

+ Chiều dài: Từ 200 – 3000 mm

+ Chiều dài ren: theo yêu cầu

– Vật liệu chế tạo: Thép Cacbon, thép hợp kim, thép không gỉ

– Bề mặt: Mộc, mạ điện phân, mạ kẽm nhúng nóng

– Cấp bền: 3.6, 4.8, 5.6, 6.6, 6.8, 8.8, 10.9

– Tiêu chuẩn: JIS, GB, DIN, TCVN,…

– Xuất xứ: Công ty Thọ An

3. Vai trò của Bu lông neo (Bu lông móng):

Bu lông móng (bu lông neo) là phần nối trung gian giữa móng của công trình và phần nổi của công trình, thường ứng dụng trong thi công nhà thép tiền chế, thi công hệ thống điện, trạm biến áp, hệ thống nhà xưởng, nhà máy, nhà thép kết cấu.

Nói tóm lại, nhiệm vụ chính của bu lông móng (Bu lông neo) dùng để cố định các kết cấu, đặc biệt là kết cấu thép.

3.1. Vai trò của Bu lông neo, Bu lông móng kiểu chữ L:

– Bu lông móng kiểu chữ L là loại bu lông có hình dáng chữ L một đầu ren và một đầu được bẻ ngang. Nguyên liệu được làm ra loại bu lông này thường là thép không gỉ hoặc bằng inox với đường kính M12 ~ M64. – Chiều dài 300 ~ 3000 mm, dùng loại ren lửng, bề mặt thép đen, xi, mạ nhúng nóng hoặc inox, cấp bền 4.6 – 10.9, và nhiều thông số kĩ thuật khác,… -Công dụng của bu lông móng chữ L được dùng trong hệ thống nhà xưởng, thi công trạm biến áp, hệ thống điện. Bu lông neo móng L

Bu lông neo móng chữ L

3.2. Vai trò của Bu lông neo, Bu lông móng kiểu chữ J:

Bu lông neo, móng kiểu chữ J được bẻ cong 1 đầu tạo hình dạng chữ J gồm một đầu ren và một đầu cong móc câu. Loại bu lông này cũng giống phần lớn các loại bu lông móng khác thường làm bằng thép không gỉ hoặc bằng inox có đường kính từ M12 ~ M64.

Tùy vào kích thước đầu ren có chiều dài từ 25 -100 mm, đầu bẻ cong từ 45 – 120 mm.

Loại bu lông này được dùng nhiều trong việc tạo liên kết trong đổ dầm bê tông.

Bu lông neo móng J

Bu lông neo móng chữ J

3.3. Vai trò của Bu lông neo, Bu lông móng kiểu J.A.

Đây là kiểu bu lông có một đầu ren và một đầu bẻ cong vòng khép kín. Chúng có kích thước như sau:
  • Đường kính từ 12 – 64 mm
  • Chiều dài ren từ 30 -100 mm
  • Chiều dài khớp uốn là 50 – 160 mm
Tùy vào công năng sử dụng mà người thi công chọn loại có kích thước phù hợp. Loại bu lông này thường dùng để neo móng trụ đèn chiếu sáng, trụ điện, trụ cột trong các công trình xây dựng… Vai trò của Bu lông neo

3.4. Vai trò của Bu lông neo, Bu lông móng kiểu chữ Y

Kiểu bu lông neo này có cấu tạo một đầu ren và một đầu chẻ tách tạo hình dạng giống chữ Y. Đường kính từ 12 – 64mm, khoảng cách đầu chẻ từ 30 – 95mm, chiều dài ren từ 30 – 100mm, chiều dài đầu chẻ từ 15 – 40mm.

Kiểu bu lông móng chữ Y thông dụng nhất trong việc thi công giàn giáo hay cố định các thanh ngang dọc trong thi công công trình sắt thép.

4. Cơ tính Bu lông neo (Bu lông móng):

Với các công trình điện trung, hạ thế thông thường sử dụng Bu lông móng (bu lông neo) có cấp bền 5.6; 6.8 hoặc 8.8; Một số khác đối với công trình xây dựng như: Dùng cho cẩu tháp, liên kết bệ móng nhà xưởng, kết cấu thép yêu cầu cấp bền cao hơn như: 6.8; 8.8 hoặc thậm trí lên tới 10.9 hay 12.9.

Cơ tính của Bu lông neo móng cấp bền 8.8: Trị số 8.8 là trị số thể hiện cấp bền của Bu lông neo móng. Bu lông neo móng cấp bền 8.8 nghĩa là số đầu nhân với 100 cho ta trị số giới hạn bền nhỏ nhất (MPa), số thứ hai chia cho 10 cho ta tỷ số giữa giới hạn chảy và giới hạn bền (Mpa).

Như vậy:

Bu lông neo móng cấp bền 8.8 có giới hạn bền nhỏ nhất là 8×100 = 800Mpa, giới hạn chảy là 800 x (8 / 10) = 640 Mpa.

Bu lông neo móng cấp bền 5.6 có giới hạn bền nhỏ nhất là 5×100 = 500Mpa, giới hạn chảy là 500 x (6 / 10) = 300 Mpa.

5. Bề mặt Bu lông móng (Bu lông neo):

Bu lông móng (bu lông neo) thường được sử dụng ở dạng mộc, mạ điện phân, kẽm nhúng nóng toàn bộ hoặc cũng có khi chỉ được mạ điện phân (kẽm nhúng nóng) phần đầu có ren còn phần còn lại để ở dạng mộc.

Bu lông móng (Bu lông neo) mạ đầu ren

Bu lông móng (Bu lông neo) mạ đầu ren

>>>Xem thêm bài viết: Vật liệu sản xuất Bu lông neo cường độ cao

>>>Xem thêm sản phẩm: Bu lông cường độ cao 8.8

6. Vật liệu chế tạo Bu lông móng (Bu lông neo):

Vật liệu sản xuất Bu lông móng (bu lông neo) cũng khá đa dạng từ thép hợp kim với các cấp bền khác nhau, đến vật liệu bằng thép không gỉ Inox 201, 304 hay 316. Tùy vào yêu cầu và điều kiện cụ thể của công việc mà nhà thầu có thể lựa chọn vật liệu sản xuất Bu lông móng sao cho phù hợp nhất với công trình thi công.

Một số loại vật liệu tham khảo để sản xuất Bu lông: Thép CT3 (tiêu chẩn GOST 380-88), Q235A,B,C,D (tiêu chuẩn GB 700-88), SS330, SS400 (tiêu chuẩn JIS G3101-1987), SUS301,304, 316 (JIS 4303-1991), C35 (TCVN 1766-75)….

Tại thị trường Việt Nam hiện nay các mác thép thường sử dụng để chế tạo Bu lông móng (Bu lông neo) như: thép CT3 (đạt cấp bền 3.6, 4.6), thép C45 (đạt cấp bền 5.6, 6.6 hoặc lên đến 6.8), thép 40X để chế tạo cấp bền cao hơn.

7. Tiêu chuẩn Bu lông móng (Bu lông neo):

Bu lông móng (bu lông neo) thông thường được thiết kế dựa trên tham khảo từ các tiêu chuẩn sản xuất bu lông hàng đầu thế giới như JIS, GB, DIN, TCVN,…

Để xây dựng kết cấu móng công trình cần có vật liệu Bu lông móng (Bu lông neo), thế nhưng để tính chiều dài Bu lông móng (Bu lông neo) cần phải tính toán lực kéo và đường kính Bu lông móng (Bu lông neo). Ngoài ra còn tính độ sâu chôn và độ nổi của phần ren bu lông.

Như vậy cần phải có nhiều cách tính khác nhau nên chúng ta cần đi sâu tìm hiểu chi tiết về cách tính toán chiều dài.

Theo các kĩ sư công trình thì việc tính toán chiều dài Bu lông móng (Bu lông neo) không những giảm thiểu chi phí mà còn gia tăng chất lượng cũng như tính an toàn của công trình.

Tính chiều dài Bu lông móng (Bu lông neo) dựa vào lực tác dụng ta tính ra được lực kéo chính và dựa vào đó chọn đường kính Bu lông móng (Bu lông neo), ứng với mỗi đường kính có một chiều dài Bu lông móng (Bu lông neo).

Trong công trình xây dựng nhà cao tầng thì đòi hỏi Bu lông móng (Bu lông neo) phải đạt cấp độ bền 8.8 trở lên và đường kính bu lông M36 mới có thể sử dụng. Còn trong công trình nhà thép tiền chế thì quy cách chủ yếu được các nhà thầu xây dựng thường xuyên dùng là bu lông neo móng M22, M24, M27.

8. Thi công Bu lông móng (Bu lông neo):

Sau khi đã lựa chọn được Bu lông móng (Bu lông neo) phù hợp với yêu cầu kỹ thuật thì bước tiếp theo là thi công và lắp đặt Bu lông móng (Bu lông neo).

Thi công bu lông móng (bu lông neo)

Thi công định vị Bu lông móng (Bu lông neo)

Bước 1: Sử dụng dưỡng bu lông, dùng thép tròn D8 hoặc D10 để cố định tạm các Bu lông móng (Bu lông neo) trong cụm, cụm bu lông với thép chủ trong dầm, cột.

Bước 2: Kiểm tra, định vị tim, cốt trong mỗi cụm và các cụm với nhau theo bản vẽ thiết kế lắp dựng. Sử dụng máy kinh vỹ, máy thủy bình, hoặc máy toàn đạc điện tử để thực hiện (thiết bị đo đạc phải được kiểm định).

Bước 3: Kiểm tra chiều nhô cao của Bu lông móng (Bu lông neo) lên so với cốt +/-0.00m trong bản vẽ thiết kế (thông thường khoảng 100mm).

Bước 4: Bu lông móng (Bu lông neo) phải được đặt vuông góc với mặt phẳng chịu lực thiết kế lý thuyết (có thể là mặt bê tông, mặt bản mã).

Bước 5: Sau khi căn chỉnh xong, cố định chắc chắn các cụm bu lông với thép chủ, với ván khuôn, với nền để đảm bảo bu lông không bị chuyển vị, dịch chuyển trong suốt quá trình đổ bê tông.

Bước 6: Dùng nilon bọc bảo vệ lớp ren Bu lông móng (Bu lông neo) khi đã lắp dựng xong để tránh bị hỏng ren khi đổ bê tông.

9. Báo giá Bu lông móng (Bu lông neo):

Giá Bu lông móng (bu lông neo) được quyết định bởi giá nguyên vật liệu đầu vào. Do giá sắt thép biến động rất nhiều, vậy nên giá sản phẩm Bu lông móng (Bu lông neo) cũng phụ thuộc vào từng thời điểm. Qúy khách có nhu cầu mua sản phẩm Bu lông móng (Bu lông neo) vui lòng liên hệ với chúng tôi để có được báo giá tốt nhất.

Công ty Thọ An luôn tự hào là nhà cung cấp uy tín sản phẩm Bu lông móng (Bu lông neo) tại Hà Nội cũng như các tỉnh thành trên cả nước.

>>Tham khảo báo giá Bu lông móng (Bu lông neo)

Bằng kinh nghiệm thực tế về sản xuất, Công ty Thọ An đưa ra Quy cách của một số dạng Bu lông neo (Bu lông móng) để Quý khách hàng tiện tham khảo:

a. Quy cách Bu lông neo kiểu L:

Bu lông móng (Bu lông neo) L

Cấp bền Bu lông neo kiểu L: 4.8, 5.6, 6.6, 8.8, 10.9, SUS201, SUS304

Đường kính ds b L1
d Kích thước Dung sai Kích thước Dung sai Kích thước Dung sai
M10 10 ±0.4 25 ±3 40 ±5
M12 12 ±0.4 35 ±3 50 ±5
M14 14 ±0.4 35 ±3 60 ±5
M16 16 ±0.5 40 ±4 60 ±5
M18 18 ±0.5 45 ±4 70 ±5
M20 20 ±0.5 50 ±4 70 ±5
M22 22 ±0.5 50 ±4 70 ±5
M24 24 ±0.6 80 ±7 80 ±5
M27 27 ±0.6 80 ±7 90 ±5
M30 30 ±0.6 100 ±7 100 ±5

b. Quy cách Bu lông neo kiểu J:

Bu lông móng (Bu lông neo) J

Cấp bền Bu lông neo kiểu J: 4.8, 5.6, 6.6, 8.8, 10.9, SUS201, SUS304

Đường kính ds b L1
d Kích thước Dung sai Kích thước Dung sai Kích thước Dung sai
M10 10 ±0.4 25 ±5 45 ±5
M12 12 ±0.4 35 ±6 56 ±5
M14 14 ±0.4 35 ±6 60 ±5
M16 16 ±0.5 40 ±6 71 ±5
M18 18 ±0.5 45 ±6 80 ±5
M20 20 ±0.5 50 ±8 90 ±5
M22 22 ±0.5 50 ±8 90 ±5
M24 24 ±0.6 80 ±8 100 ±5
M27 27 ±0.6 80 ±8 110 ±5
M30 30 ±0.6 100 ±10 120 ±5

c. Quy cách Bu lông neo kiểu LA:

Bu lông móng (Bu lông neo) LA

Cấp bền Bu lông neo kiểu LA: 4.8, 5.6, 6.6, 8.8, 10.9, SUS201, SUS304

Đường kính d b L1
d Kích thước Dung sai Kích thước Dung sai Kích thước Dung sai
M10 10 ±0.4 30 ±5 40 ±5
M12 12 ±0.4 35 ±6 50 ±5
M14 14 ±0.4 35 ±6 65 ±5
M16 16 ±0.5 40 ±6 70 ±5
M18 18 ±0.5 45 ±6 80 ±5
M20 20 ±0.5 50 ±8 85 ±5
M22 22 ±0.5 50 ±8 90 ±5
M24 24 ±0.6 80 ±8 100 ±5
M27 27 ±0.6 80 ±8 110 ±5
M30 30 ±0.6 100 ±10 120 ±5

d. Quy cách Bu lông neo kiểu JA:

Bu lông móng (Bu lông neo) JA

Cấp bền Bu lông neo kiểu JA: 4.8, 5.6, 6.6, 8.8, 10.9, SUS201, SUS304

Đường kính d b h
d Kích thước Dung sai Kích thước Dung sai Kích thước Dung sai
M10 10 ±0.4 30 ±5 50 ±5
M12 12 ±0.4 35 ±6 65 ±5
M14 14 ±0.4 35 ±6 70 ±5
M16 16 ±0.5 40 ±6 85 ±5
M18 18 ±0.5 45 ±6 90 ±5
M20 20 ±0.5 50 ±8 100 ±5
M22 22 ±0.5 50 ±8 110 ±5
M24 24 ±0.6 80 ±8 125 ±5
M27 27 ±0.6 80 ±8 150 ±5
M30 30 ±0.6 100 ±10 160 ±5

>>>Liên hệ theo Hotline: 0986 068 715 / 0982 83 1985 để nhận được báo giá cạnh tranh nhất về sản phẩm Bu lông móng (Bu lông neo). Hoặc gửi thông tin vào địa chỉ Email: bulongthanhren@gmail.com

Ngoài sản phẩm Bu lông móng (Bu lông neo), Công ty TNHH phát triển thương mại Thọ An còn cung cấp các loại Bu lông như:

– Bu lông liên kết cấp bền: 4.8, 5.6, 6.6, 8.8, 10.9, 12.9

– Bu lông cường độ cao: S10T, F10T

– Bu lông, ốc vít Inox: SUS 201, SUS 304, SUS 316, SUS 410

– Bu lông móng (Bu lông neo)

– Bu lông hóa chấtbu lông nở (Tắc kê)

– Thanh ren, Guzong, vật tư kim khí sử dụng trong thi công cơ điện,…

– Bu lông chữ U (Ubolt)

– Sản xuất Bu lông theo bản vẽ

– Các sản phẩm tuân theo các hệ tiêu chuẩn: DIN (Đức), JIS (Nhật Bản), ISO (Tiêu chuẩn Quốc tế), ASTM/ANSI (Mỹ), BS (Anh), GB (Trung Quốc), GOST (Nga) và TCVN (Việt Nam).

Quý khách hàng có nhu cầu đặt mua bu lông vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI THỌ AN 

Hotline/Zalo: 0982 83 1985 – 0964 788 985

Email: bulongthanhren@gmail.com

Website: www.bulongthanhren.vn / www.bulongthoan.com.vn

Từ khóa » Bu Lông M50