Bu Lông Và Phân Loại Bulong - Cơ Khí Việt Hàn
Có thể bạn quan tâm
Bu lông là một chi tiết nhỏ, nhưng mang lại công dụng vô cùng lớn, đây là chi tiết không thể thiếu trong việc lắp ghép các chi tiết, kết cấu hiện nay. Với công dụng lớn, sử dụng đơn giản, bu lông được sử dụng từ những công việc đơn giản đến những công việc phức tạp nhất hiện nay.
1. Khái niệm bu lông ( bulong)
Bu lông là một chi tiết được dùng để liên kết các kết cấu, chi tiết thành một khối thống nhất. Cấu tạo của bu lông gồm có đầu bu lông và thân bu lông, kết hợp với bu lông để ghép liên kết thông thường là đai ốc (ê cu) và long đen.
Phần đầu bu lông có những hình dạng khác nhau như: đầu lục giác, đầu lục giác chìm, đầu bằng, đầu cầu, đầu tròn… mỗi loại đầu lại có những ưu điểm riêng, tùy vào từng công việc mà có thể sử dụng loại đầu bu lông khác nhau sao cho hợp lý nhất.
Lực xiết của bu lông chủ yếu dựa vào lực ma sát của đai ốc và phần ren trên thân bu lông, thông thường lực ép truyền từ đai ốc quá lông đen rồi truyền đến vật cần giữ.
2. Các cách phân loại bu lông
Bu lông được chia làm nhiều loại khác nhau, tùy vào cách phân loại thì có nhiều loại bu lông khác nhau. Hiện nay cũng có nhiều cách phân loại bu lông khác nhau, dưới đây là một số cách phân loại bu lông thông dụng:
a. Phân loại bu lông theo vật liệu chế tạo:
Bu lông được sản xuất từ inox: bu lông inox có đặc điểm chống gỉ sét, chịu lực tốt. Các loại inox thông dụng là inox 201, inox 304, inox 316.
Bu lông được sản xuất từ thép hợp kim: đây là loại bu lông phổ biến nhất hiện nay, với giá thành rẻ, sử dụng trong nhiều ngành như xây dựng, cơ khí… Tuy nhiên khả năng chống ăn mòn kém, cũng như tính thẩm mỹ không cao.
Bu lông được sản xuất từ các kim loại và hợp kim màu như: đồng, hợp kim đồng, nhôm, hợp kim nhôm…Loại bu lông này được ứng dụng chủ yếu trong các ngành công nghiệp đặc thù: ngành điện, chế tạo máy bay, sản xuất và xử lý nước… Do nguồn vật liệu đắt nên giá thành của loại bu lông này cũng đắt theo.
b. Phân loại bu lông theo độ chính xác khi gia công:
Theo cách phân loại này thì thông thường có 3 loại:
- Bu lông ren thô
- Bu lông ren tinh
- Bu lông ren nửa tinh
c. Phân loại bu lông theo khả năng chống ăn mòn:
Bất kỳ một loại bu lông nào thì một đặc tính cực kỳ quan trong và luôn được quan tâm bên cạnh khả năng chịu lực, đó là tính chống ăn mòn của vật liệu chế tạo bu lông. Có thể bu long bị ăn mòn bởi hóa chất, bị ăn mòn bởi nước biển, cũng có thể bị ăn mòn trong môi trường bình thường. Theo cách phân loại này thì bu lông có một số loại sau:
Bu lông inox: là loại bu lông chống gỉ tốt nhất hiện nay, ngaoif khả năng chống gì thì bu lông inox còn có một ưu điểm nữa đó là tính thẩm mỹ rất cao khi ghép.
Bu lông đen: có một điểm rất dễ nhận ra của bu long đen đó là: màu đen và luôn được bảo vệ bên ngoài bởi lớp dầu, mỡ, đây cũng là lớn chống gỉ của bu lông đen. Bu lông đen thông thường sử dụng để lắp ghép chi tiết máy.
Bu lông mạ kẽm: là loại bu lông được mạ bên ngoài một lướp sơn chống gỉ và tăng tính thẩm mỹ, thông thường là mạ kẽm và mạ kẽm nhúng nóng.
Bu lông loại thường: đây là loại bu lông dễ bị ăn mòn nhất, tất nhiên phải sử dụng loại bu lông này ở những nơi được bảo vệ tốt, ví dụ như bu lông neo móng, được chôn bên trong kết cấu bê tông.
d. Phân loại bu lông theo công dụng
Dựa trên công dụng thì bu lông được chia thành 3 loại chính: Bu lông neo, bu lông liên kết và bu lông nở.
Bu lông neo: thường gọi là bu lông neo móng hay bu lông móng, được sử dụng để liên kết phần bên trên với phần móng bê tông cốt thép. Trước khi đổ bê tống thì người ta đã cố định bu lông neo móng vào đó. Bu lông neo móng thông thường có kích thước lớn từ M22 trở lên.
Bu lông liên kết: là loại bu lông thường thấy, đi theo bộ với bu lông liên kết thông thường là long đen và đai ốc. Dùng để gắn 2 chỉ tiết vào với nhau thành một khối thống nhất.
Bu lông nở: là loại bu lông dùng để lên kết một kết cấu, hay chỉ tiết với tường bê tông.
e. Phân loại bu lông theo cấp độ bền
Theo cách phân loại này thì có rất nhiều loại, cách phân loại này đánh giá khả năng chịu tải của bu lông, thông thường có một số cấp bền thông dụng: cấp bền 4.6; cấp bền 5.8; cấp bền 6.5; cấp bền 8.8; cấp bền 10.9, những loại bulong có cấp bền 8.8 trở lên thường gọi là bu lông cường độ cao và có đánh số cấp bền trên đầu bu lông.
Đánh giá bài viết postTừ khóa » Cac Loai Bu Lông M4
-
Báo Giá Bu Lông Inox 304 M4 - Bulong Nam Hải
-
CÁC LOẠI BU LÔNG DÙNG TRONG CƠ KHÍ | BULONG NAM HẢI
-
Bu Lông Size Lớn Các Loại - Bu Lông M20, M22, M24, M27, M30...
-
[Bạn Có Biết] Các Loại Kích Thước Bu Lông Lục Giác Được Sử ...
-
Combo 20 Ốc Vít Cỡ M4(phi 4) Các Loại Độ Dài
-
10 Con Bulong Lục Giác âm M4 đầu Dẹp Inox 304 Chống Rỉ Sét Không Rỉ
-
Bulong Lục Giác âm Các Loại (M4 - M42)
-
Bảng Tra Bu Lông đai ốc Theo Tiêu Chuẩn
-
Kích Thước Bu Lông Tiêu Chuẩn
-
Ý NGHĨA CỦA KÝ HIỆU M TRÊN BU LÔNG INOX - Cơ Khí Việt Hàn
-
Các Loại ê Cu Rút(đai ốc Rút)trên Thị Trường
-
Bulong Inox 304 - Xích Toàn Phát
-
Bu Lông Là Gì? Có Các Loại Bu Lông Nào?