Bù Trừ Công Nợ Có được Khấu Trừ Thuế GTGT Không?

Loading... [X] Đóng lại KẾ TOÁN THIÊN ƯNG
  • Trang Chủ
  • Giới thiệu
    • Công ty kế toán Thiên Ưng
    • Thủ Tục Đăng Ký Học
    • Mẫu Chứng Chỉ Kế Toán Thiên Ưng
    • Học kế toán ở đây là tốt nhất HN và HCM
  • Khóa học
  • Liên hệ
  • Đăng ký học
Tư vấn lớp học HOTLINE: 0987.026.515 0987 026 515 Email:ketoanthienung@gmail.com Đăng ký học Đang trực tuyến: 71 Tổng truy cập: 90748176 Quảng cáo Học kế toán thực hành tổng hợp thực tế Học kế toán thực hành tổng hợp thực tế Học kế toán thuế thực hành thực tế Học kế toán thuế thực hành thực tế Học kế toán trên excel thực hành thực tế Học kế toán trên excel thực hành thực tế Học phần mềm kế toán Misa thực tế Học phần mềm kế toán Misa thực tế NGHIỆP VỤ KẾ TOÁN Hỏi đáp kế toán - Thuế

Những quy định về thanh toán bù trừ công nợ

Cấn trừ công nợ có được khấu trừ thuế GTGT? Có được đưa vào chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN? Kế toán Thiên Ưng xin chia sẻ những quy định về thanh toán bù trừ công nợ, mẫu biên bản bù trừ công nợ, cách hạch toán bù trừ công nợ:

1. Hướng dẫn về thanh toán bù trừ công nợ

Theo Công văn số 18174/CTHN-TTHT ngày 26/4/2022 của Cục thuế TP. Hà Nội

TỔNG CỤC THUẾ CỤC THUẾ TP HÀ NỘI -------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------

Số: 18174/CTHN-TTHT V/v chi phí được công ty thứ ba trả hộ và bù trừ công nợ

Hà Nội, ngày 26 tháng 04 năm 2022

Kính gửi: Công ty TNHH du lịch Trâu Việt Nam - MST: 0101314122 (Địa chỉ: Số 33 Trúc Bạch, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, TP Hà Nội)

Trả lời văn bản số 1000 ngày 14/4/2022 của Công ty TNHH du lịch Trâu Việt Nam (sau đây gọi tắt là Công ty) về khoản chi phí được công ty thứ ba trả hộ và bù trừ công nợ, Cục Thuế TP Hà Nội có ý kiến như sau:

- Căn cứ Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế TNDN sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư 119/2014/TT-BTC và Điều 1 Thông tư 151/20014/TT-BTC) quy định các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế:

Điều 6. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế

1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

b) Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.

c) Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.

Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thực hiện theo quy định của các văn bản pháp luật về thuế giá trị gia tăng.

Trường hợp mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên ghi trên hóa đơn mà đến thời điểm ghi nhận chi phí, doanh nghiệp chưa thanh toán thì doanh nghiệp được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. Trường hợp khi thanh toán doanh nghiệp không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thì doanh nghiệp phải kê khai, điều chỉnh giảm chi phí đối với phần giá trị hàng hóa, dịch vụ không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt vào kỳ tính thuế phát sinh việc thanh toán bằng tiền mặt (kể cả trong trường hợp cơ quan thuế và các cơ quan chức năng đã có quyết định thanh tra, kiểm tra kỳ tính thuế có phát sinh khoản chi phí này)...”

- Căn cứ Khoản 10 Điều 1 Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015 của Bộ Tài chính hưng dẫn về thuế giá trị gia tăng và quản lý thuế tại Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/2/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị đnh về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

“10. Sửa đổi, bổ sung Điều 15 (đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014 và Thông tư số 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014 của Bộ Tài chính) như sau:

“Điều 15. Điều kiện khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào...

4. Các trường hợp thanh toán không dùng tiền mặt khác để khấu trừ thuế GTGT đầu vào gồm:

...

b) Trường hợp hàng hóa, dịch vụ mua vào theo phương thức bù trừ công nợ như vay, mượn tiền; cấn trừ công nợ qua người thứ bamà phương thức thanh toán này được quy định cụ thể trong hợp đồng thì phải có hợp đồng vay, mượn tiền dưới hình thức văn bản được lập trước đó và có chứng từ chuyển tiền từ tài khoản của bên cho vay sang tài khoản của bên đi vay đối với khoản vay bằng tiền bao gồm cả trường hợp bù trừ giữa giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào với khoản tiền mà người bán hỗ trợ cho người mua, hoặc nhờ người mua chi hộ.

...”

Căn cứ các quy định trên, khoản chi phí đầu vào của Công ty được hạch - toán vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN nếu khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật và hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng, tiền mặt theo quy định tại Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 củaBộ Tài chính nêu trên.

Trường hợp Công ty sử dụng hình thức thanh toán bù trừ công nợ qua bên thứ ba thì căn cứ để xác định hình thức thanh toán không dùng tiền mặt đối với hình thức thanh toán này được thực hiện theo hướng dẫn tại Khoản 10 Điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015 của Bộ Tài chính.

Về nội dung ký hợp đồng bù trừ một lần hay phải ký cho từng giao dịch không thuộc thẩm quyền hướng dẫn của Cục Thuế TP Hà Nội.

Đề nghị Công ty căn cứ các quy định của pháp luật được trích dẫn nêu trên và đối chiếu với tình hình thực tế để thực hiện đúng theo quy định. Trong quá trình thực hiện chính sách thuế, trường hợp còn vướng mắc, Công ty có thể tham khảo các văn bản hướng dẫn của Cục Thuế TP Hà Nội được đăng tải trên website http://hanoi.gdt.gov.vn hoặc liên hệ với Phòng Thanh tra - Kiểm Tra số 9 để được hỗ trợ giải quyết.

Cục Thuế TP Hà Nội thông báo để Công ty TNHH du lịch Trâu Việt Nam được biết./.

Nơi nhận: - Như trên; - Phòng TTKT9; - Phòng NVDTPC; - Website Cục Thuế; - Lưu: VT,TTHT(2).

KT. CỤC TRƯỞNG PHÓ CỤC TRƯỞNG Nguyễn Tiến Trường

Kế toán Thiên Ưng xin bổ sung thêm:

Về thuế GTGT:

Theo khoản 10 điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015:

"4. Các trường hợp thanh toán không dùng tiền mặt khác để khấu trừ thuế GTGT đầu vào gồm:

a) Trường hợp hàng hóa, dịch vụ mua vào theo phương thức thanh toán bù trừ giữa giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào với giá trị hàng hóa, dịch vụ bán ra, vay mượn hàng mà phương thức thanh toán này được quy định cụ thể trong hợp đồng thì phải có biên bản đối chiếu số liệu và xác nhận giữa hai bên về việc thanh toán bù trừ giữa hàng hóa, dịch vụ mua vào với hàng hóa, dịch vụ bán ra, vay mượn hàng. Trường hợp bù trừ công nợ qua bên thứ ba phải có biên bản bù trừ công nợ của ba (3) bên làm căn cứ khấu trừ thuế."

=================================================

Công văn số 110280/CTHN-TTHT của Cục thuế TP. Hà Nội ngày 28/12/2020 V/v thanh toán bù trừ công nợ với bên thứ ba Thanh toán bù trừ công nợ Công văn số 3007/CTHDU-TTHT của Cục thuế tỉnh Hải Dương ngày 28/02/2023 V/v thanh toán bù trừ công nợ thanh toán bù trừ công nợ 2 bên

Như vậy: Để việc thanh toán bù trừ công nợ hợp lý và được khấu trừ thuế GTGT thì cần:

- Hợp đồng mua bán (quy định rõ trong hợp đồng về việc thanh toán bù trừ công nợ)

- Biên bản bù trừ công nợ 2 bên hoặc 3 bên (Phải có xác nhận của 2 bên hoặc 3 bên)

- Chứng từ thanh toán qua ngân hàng

2. Cách hạch toán bù trừ công nợ:

VD: Công ty kế toán Thiên Ưng mua hàng của công A với giá trị là 55 tr Nhưng Công ty A còn nợ của Công ty Kế toán Thiên Ưng 15 tr. Nên 2 bên thực hiện bù trừ công nợ. Số tiền còn lại 40 tr Công ty thanh toán bằng hình thức chuyển khoản.

Khi mua hàng:

Nợ 156: 50tr

Nợ 133: 5 tr

Có 331 : 55 tr

Cấn trừ công nợ:

Nợ 331: 15 tr

Có 131: 15 tr

Khi thanh toán:

Nợ 331: 40 tr

Có 112: 40 tr

3. Mẫu biên bản bù trừ công nợ:

CÔNG TY

KẾ TOÁN THIÊN ƯNG

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự Do - Hạnh Phúc

001/2024-KTTU

(V/v cấn trừ công nợ )

Hà Nội, ngày 06/10/2024

BIÊN BẢN BÙ TRỪ CÔNG NỢ

- Căn cứ vào biên bản giao nhận hàng hóa.

- Căn cứ vào thoả thuận giữa hai bên.

Hôm nay, ngày….

Tại văn phòng Công ty ....., địa chỉ:… chúng tôi gồm có:

1. Bên A (Bên mua): ………………………

- Địa chỉ :…………………..

- Điện thoại : Fax:

- Đại diện : Chức vụ:

2. Bên B (Bên bán): ……………..

- Địa chỉ : ………………..

- Điện thoại : ……. Fax:

- Đại diện : ….. Chức vụ:

Sau khi bàn bạc cả 2 bên bên cùng thống nhất và thoả thuận một số nội dung sau:

Tính đến T10/2024 Bên A Còn nợ tiền Bên B: là:…….

Hai bên đồng ý cấn trừ khoản nợ trên vào tiền nợ ….

- Sau khi cấn trừ khoản công nợ trên thì số nợ bên A nợ bên B còn là…..đ( hoặc hết nợ) Biên bản này có hiệu lực kể từ ngày ký.

- Biên bản được thành lập làm 02 ( hai ) bản có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ 01 bản để làm cơ sở hạch toán.

ĐẠI DIỆN BÊN A ĐẠI DIỆN BÊN B
(Ký và ghi rõ họ tên, có đóng dấu xác nhận) (Ký và ghi rõ họ tên, có đóng dấu xác nhận)

Tải về tại đây: Mẫu Biên bản cấn trừ công nợ

Xem thêm: Cách xử lý chi phí không có hóa đơn đầu vào

Kế toán Thiên Ưng xin chúc các bạn thành công!

những quy định về thanh toán bù trừ công nợ

Cùng chủ đề: Chia sẻ: Tweet Họ tên Mail của bạn Email mà bạn muốn gửi tới Tiêu đề mail Nội dung Send Close

Từ khóa » Hình Thức Thanh Toán Bù Trừ Công Nợ Là Gì