Bức Họa Nàng Mona Lisa: Những Sự Thật Chưa Kể Về Kiệt Tác Nghệ ...

Trong suốt 500 năm tồn tại, kiệt tác nàng ‘Mona Lisa’ đã được nhiều vị vua, hoàng đế, những người nổi tiếng, những người đàn ông thèm khát và các nhà hoạt động tức giận, tôn vinh.

Danh họa Leonardo da Vinci đã bắt đầu vẽ bức tranh vào năm 1503 và được nhiều người tin rằng hình mẫu của Mona Lisa chính là người mẹ kiêm nội trợ người Italy Lisa Gherardini. Bức tranh ‘Mona Lisa’ đã trở nên nổi tiếng vì nhiều lý do khác nhau.

Bức họa nàng Mona Lisa: Những sự thật chưa kể về kiệt tác nghệ thuật nhân loại - Ảnh 1.

Bức tranh mô tả cảnh danh họa Leonardo da Vinci vẽ bức tranh nàng ‘Mona Lisa’. Ảnh: Atlantis.

Đầu tiên phải kể đến kỹ năng hội họa của Leonardo: ‘Mona Lisa’ đã thể hiện kỹ thuật sfumato tiên phong của ông. Nụ cười của nàng Mona Lisa cũng mang tính cách mạng trong thời kỳ mà các họa sĩ thời Phục hưng hiếm khi cho những đối tượng trong tranh mỉm cười. Nhưng có lẽ lý do lớn nhất khiến ‘Mona Lisa’ trở thành huyền thoại chính là vụ trộm khét tiếng năm 1911, giống như bất kỳ sự nổi tiếng nào bắt đầu bằng những vụ bê bối.

Bức tranh ‘Mona Lisa’ có thể chưa hoàn thành

Đối với những đôi con mắt chưa qua đào tạo nghệ thuật, ‘Mona Lisa’ chính là một bức họa hoàn chỉnh. Thậm chí trên cả mức hoàn chỉnh - trên thực tế, đó là một kiệt tác. Nhưng nhiều nhà sử học tin rằng, Leonardo da Vinci đã từng có ý định vẽ thêm, nhưng không bao giờ có cơ hội để hoàn thành.

Bức họa nàng Mona Lisa: Những sự thật chưa kể về kiệt tác nghệ thuật nhân loại - Ảnh 2.

Bức tranh nàng ‘Mona Lisa’. Ảnh: CNN.

Ông đã không vẽ tranh trong 5 năm cuối đời, và nàng ‘Mona Lisa’ nằm trong số những bức tranh còn lại bị bỏ dở. Đương nhiên, thế giới đã cố gắng đưa ra những lý do cụ thể cho sự dang dở đó. Vào năm 2005, nhà sử học Alessandro Vezzosi đã phát hiện ra một bức tranh vẽ Leonardo với cánh tay được bó trong một số loại băng tay. Vezzosi tin rằng nửa bên phải cơ thể Leonardo đã bị liệt. Và mặc dù Leonardo thuận tay trái, nhưng ông lại vẽ bằng tay phải.

Người ta cho rằng một cơn đột quỵ đã khiến ông bị liệt, nhưng vào năm 2009, các bác sĩ đã đưa ra quan điểm rằng Leonardo bị tổn thương thần kinh do ngã trong một cơn ngất xỉu. Các bác sĩ cho rằng Leonardo không hề có khả năng xảy ra đột quỵ vì ông không có bất kỳ vấn đề nào về nhận thức - một triệu chứng phổ biến ở các nạn nhân đột quỵ.

Bức họa nàng Mona Lisa: Những sự thật chưa kể về kiệt tác nghệ thuật nhân loại - Ảnh 3.

Chân dung đại danh họa Leonardo da Vinci. Ảnh: Znews.

Mona Lisa có thể là phần tiếp theo của một tác phẩm trước đó

Trước ‘Mona Lisa’ đã từng có ‘Isleworth Mona Lisa’. Bức tranh này có hầu hết các chi tiết giống ‘Mona Lisa’ - lông mày mảnh như bút chì và tất cả những đường nét còn lại - nhưng với khuôn mặt trẻ hơn đáng kể và cảnh quan khác ở phía sau.

Các chuyên gia đã biết đến ‘Isleworth’ từ một thời gian ngắn trước Thế chiến thứ nhất, khi bức tranh được phát hiện trong một trang viên cũ ở Somerset, Anh. Một số nhà sử học tin rằng nhân vật chính trong bức họa là nàng Lisa Gherardini, thời điểm 10 năm trước khi kiệt tác huyền thoại của Lisa xuất hiện. Một hội nghị nghiên cứu năm 2012 đã chỉ ra rằng, bức tranh ‘Isleworth’ được chính danh họa Leonardo tạo ra, một bản phác thảo ban đầu của bức ‘Mona Lisa’.

Bức họa nàng Mona Lisa: Những sự thật chưa kể về kiệt tác nghệ thuật nhân loại - Ảnh 4.

Bức họa ‘Isleworth Mona Lisa’. Ảnh: Metro.

Tuy nhiên, nhiều học giả nổi tiếng đã không chắc chắn về nguồn gốc của bức tranh và vẫn do dự liệu rằng Leonardo có phải là tác giả hay không. Điểm khác biệt đầu tiên, bức ‘Isleworth’ được vẽ trên vải, trong khi bức ‘Mona Lisa’ sau này được vẽ trên gỗ.

Một bức tranh được vẽ trên gỗ

Không giống như chất liệu canvas thường được sử dụng ngày nay, danh họa Leonardo da Vinci sử dụng các tấm gỗ dương mỏng. Trước thế kỷ 16, gỗ là vật liệu hỗ trợ đắc lực cho các họa sĩ, và trước năm 1470, vải canvas hầu như không được sử dụng.

Bức họa nàng Mona Lisa: Những sự thật chưa kể về kiệt tác nghệ thuật nhân loại - Ảnh 5.

Leonardo da Vinci sử dụng các tấm gỗ dương mỏng để vẽ ‘Mona Lisa’. Ảnh: Rex.

Nhưng sự lựa chọn phổ biến một thời đã dẫn đến các vấn đề vào khoảng 500 năm sau. Năm 2004, các công nhân tại bảo tàng Louvre từng thông báo rằng, phần gỗ bên dưới kiệt tác ‘Mona Lisa’ đã bắt đầu lõm xuống, khiến bức tranh bị cong vênh. Gỗ hấp thụ nước giống như một miếng bọt biển, khiến chất liệu này thay đổi hình dạng theo sự thay đổi của độ ẩm.

Leonardo chưa bao giờ giao bức tranh cho chủ nhân thực sự

Leonardo da Vinci đã từng quyết định giữ bức tranh cho riêng mình, và ai có thể đổ lỗi cho ông? Nhiều người tin rằng bức ‘Mona Lisa’ được đặt vẽ vào năm 1503 bởi chồng của Lisa, ông Francesco del Giocondo, một thương gia giàu có.

Tuy nhiên, điều hiển nhiên là Francesco và vợ ông chưa bao giờ nhận được bức tranh. Leonardo đã vẽ bức ‘Mona Lisa’ trong 4 năm. Tuy nhiên, ông vẫn không ngừng hoàn thiện bức tranh trong nhiều năm và thậm chí mang theo đến Pháp, nơi ‘Mona Lisa’ được vị vua Pháp Francois I mua lại với giá 4.000 écus vàng. Ngoại trừ lần bức tranh bị đánh cắp khỏi bảo tàng Louvre 400 năm sau, ‘Mona Lisa’ đã ở lại Pháp kể từ đó.

Bức họa nàng Mona Lisa: Những sự thật chưa kể về kiệt tác nghệ thuật nhân loại - Ảnh 6.

Leonardo da Vinci đã từng quyết định giữ bức tranh cho riêng mình. Ảnh: Getty.

Không rõ tại sao bức ‘Mona Lisa’ không bao giờ được trao cho chính nguyên mẫu trong tranh. Một số giả thuyết cho rằng bức tranh không thuộc về bất cứ hình mẫu nào. Thay vào đó, ‘Mona Lisa’ là sự kết hợp của một số phụ nữ để tạo thành mẫu người phụ nữ lý tưởng của Leonardo. Một giả thuyết khác lại cho rằng ‘Mona Lisa’ bắt nguồn từ trí tưởng tượng của Leonardo.

Một số nhà sử học tin rằng Mona Lisa là bức chân dung tự họa

Có thể lý do Lisa del Giocondo không bao giờ nhận được bức tranh chính bởi vì cô ấy không phải là nguyên mẫu. Một giả thuyết cho rằng ‘Mona Lisa’ thực sự là bức chân dung tự họa của đại danh họa Leonardo da Vinci.

Bức họa nàng Mona Lisa: Những sự thật chưa kể về kiệt tác nghệ thuật nhân loại - Ảnh 7.

Bức tượng đại danh họa Leonardo da Vinci. Ảnh: Getty Image.

Năm 2010, các nhà nghiên cứu đã bắt đầu kiểm tra giả thuyết chân dung tự họa bằng cách cố gắng khai quật hài cốt của cố họa sĩ. Họ đã lên kế hoạch xác định niên đại carbon và xét nghiệm ADN phần còn lại để đảm bảo ngôi mộ là của Leonardo. Các chuyên gia không chắc liệu ngôi mộ tại Nhà nguyện Thánh Hubert ở Thung lũng Loire của Pháp có phải là của ông hay không, vì nơi an nghỉ ban đầu của ông tại Chateau Amboise đã bị phá hủy trong cuộc Cách mạng Pháp.

Mặc dù ý tưởng về chân dung tự họa vẫn chỉ là giả thuyết, nhưng đối với một tính cách như Leonardo, người được biết đến là một người tinh quái và táo bạo, yêu thích những câu đố, biểu tượng và những thứ bị che giấu, thì còn điều bí ẩn hơn để che giấu ngoài khuôn mặt của chính mình?

Mona Lisa có thể đã mang thai

Nguyên mẫu ‘chưa xác định’ Lisa del Giocondo trong lịch sử đã sinh 6 người con, và Leonardo da Vinci có thể đã vẽ cô sau khi một trong những đứa trẻ đó ra đời. Khi các nhà nghiên cứu tạo ra hình ảnh 3D của ‘Mona Lisa’, họ đã tìm thấy bằng chứng cho thấy chiếc khăn quàng qua vai của cô là trong suốt. Loại mạng che mặt mỏng này được gọi là ‘guarnello’ và thường được phụ nữ mặc trong thời kỳ Phục hưng Italy khi mang thai.

Thật khó để nhận ra trong tình trạng hiện tại khi bức tranh đã tối dần theo thời gian.

Bức họa nàng Mona Lisa: Những sự thật chưa kể về kiệt tác nghệ thuật nhân loại - Ảnh 8.

Mona Lisa đeo một loại mạng che mặt mỏng dành cho phụ nữ mang thai. Ảnh: DW.

Các nhà sử học tin rằng bức tranh đã được chồng của Lisa, ông Francesco đặt làm để kỷ niệm sự ra đời của cậu con trai thứ hai. Kể từ khi Leonardo bắt đầu vẽ bức tranh vào năm 1503, điều đó hoàn toàn trùng khớp với sự ra đời của con trai họ, cậu bé Andrea, sinh năm 1502. Bản quét 3D cũng đã tiết lộ kiểu tóc thật của nàng Mona Lisa. Phần lớn tóc của cô được búi cao, và đầu được che bằng mạng che mặt.

Sự nghi ngờ đối với danh họa Pablo Picasso

Khi Pablo Picasso 29 tuổi, ông bị lôi kéo vào vụ trộm cắp vĩ đại nhất thế kỷ 20. Hoặc, ít nhất, ông đã bị tình nghi phạm tội. Năm 1911, Picasso là một nghệ sĩ theo trường phái Bohemian, sống như một người nước ngoài ở thủ đô Paris. Khi bức ‘Mona Lisa’ bị đánh cắp vào ngày 12/8, Paris đã treo thưởng cho ai có thông tin về vụ trộm.

Kẻ lừa đảo Honoré Joseph Géry liên hệ với tờ báo và thừa nhận đã đánh cắp một bức tượng từ bảo tàng Louvre nhiều năm trước đó, và có liên quan đến chủ nhân cũ, Guillaume Apollinaire. Thật không may cho Picasso, ông và Apollinaire lại chính là đồng nghiệp. Khi các nhà điều tra gây áp lực, Apollinaire thừa nhận đã bán các tác phẩm điêu khắc Iberia bị đánh cắp cho Picasso.

Bức họa nàng Mona Lisa: Những sự thật chưa kể về kiệt tác nghệ thuật nhân loại - Ảnh 9.

Pablo Picasso đã từng bị nghi ngờ đánh cắp bức tranh ‘Mona Lisa’. Ảnh: CNN.

Picasso ngay lập tức bị bắt và thẩm vấn trước quan tòa. Lo sợ bị trục xuất, Picasso đã phủ nhận việc quen biết Apollinaire hoặc về tội ác. Trong những năm sau đó, Picasso cho biết ông rất xấu hổ về lời nói dối của mình trước tòa và vẫn có thể nhớ rõ vẻ mặt bị phản bội trên khuôn mặt của Apollinaire. May mắn thay, thẩm phán đã nhận rằng Picasso không liên quan tới vụ trộm bức tranh ‘Mona Lisa’ và được trắng án.

Bức tranh có mức định giá bảo hiểm đắt nhất lịch sử

Khi ‘Mona Lisa’ ra mắt thế giới vào năm 1962, bức tranh đã nhận được mức định giá bảo hiểm cao nhất từng được biết đến cho một bức tranh, theo Sách Kỷ lục Thế giới Guinness. Bức tranh được định giá 100 triệu USD thời đó, tương đương khoảng 957 triệu USD năm 2022. Nhưng rất xứng đáng.

Những người xử lý bức tranh đã quyết định không mua bảo hiểm và thay vào đó đầu tư nhiều hơn vào bảo mật. Bảo hiểm không phải là một yếu tố phù hợp khi nói đến một kho báu quốc gia như bức tranh ‘Mona Lisa’. Theo Gumppenberg, nếu bức tranh bị hư hại, cả quốc gia sẽ phải chịu trách nhiệm.

Bức họa nàng Mona Lisa: Những sự thật chưa kể về kiệt tác nghệ thuật nhân loại - Ảnh 10.

Bức tranh ‘Mona Lisa’ được treo trong bảo tàng Louvre, Pháp. Ảnh: Bloomberg.

Xem thêm:

Tin liên quan

Bằng chứng về các nền văn minh tiên tiến sống trên Trái đất cách đây hơn 100.000 năm?

Từ khóa » Tranh Vẽ Kiệt Tác