Bức Tranh đa Màu Của Starup Việt Trong Bối Cảnh Covid-19
Có thể bạn quan tâm
- HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀNH
- Tin tức - sự kiện
- Thống kê tập trung
- Thống kê Bộ, ngành
- KINH TẾ - XÃ HỘI
- Thời sự - Chính trị
- Kinh tế
- Văn hóa - Xã hội - Môi trường
- TƯ LIỆU ĐỊA PHƯƠNG
- Số liệu thống kê
- Kinh tế - Xã hội
- Chuyên đề cơ sở
- NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
- SÁCH HAY THỐNG KÊ
- QUỐC TẾ
- Thống kê nước ngoài
- Hội nhập quốc tế
- LIÊN HỆ
- THƯ VIỆN
- Thư viện ảnh
- Thư viện video
- Thư viện tài liệu
- GIỚI THIỆU
Từ những gam màu trầm…
Tại Việt Nam, năm 2019 được biết đến là năm tăng trưởng mạnh mẽ của các doanh nghiệp khởi nghiệp, đặc biệt là lĩnh vực công nghệ với các thương vụ đầu tư lớn, tổng giá trị đạt hơn 800 triệu USD. Tuy nhiên, bước sang năm 2020, tình hình dịch bệnh Covid-19 đã thay đổi hoàn toàn bức tranh của đầu tư khởi nghiệp sáng tạo. Theo đó, tại Báo cáo Đổi mới sáng tạo và Đầu tư công nghệ Việt Nam 2020 được Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) và Quỹ đầu tư mạo hiểm do Ventures đồng phát hành công bố 31/5/2021 cho biết, trong năm 2020, tổng số vốn đầu tư vào các startup công nghệ Việt Nam đạt 451 triệu USD, giảm 48% so với năm 2019. Trong số các lĩnh vực thu hút đầu tư, thanh toán và bán lẻ tiếp tục là lĩnh vực nhận được nhiều nhất những khoản đầu tư giá trị lớn nhờ vai trò chủ chốt trong sự phát triển của nền kinh tế internet. Vốn đầu tư trong lĩnh vực thanh toán đạt 101 triệu USD và bán lẻ là 83 triệu USD. Một số ngành như HRTech (công nghệ nhân sự), PropTech (công nghệ bất động sản) tiếp tục thu hút vốn đầu tư. Các ngành như EdTech (công nghệ giáo dục), MedTech (công nghệ y tế) và SaaS (phần mềm dạng dịch vụ) đang có sự tăng dần nhờ sự thay đổi trong hành vi của người tiêu dùng và các doanh nghiệp sau Covid-19. Có thể thấy, bên cạnh những tác động từ thị trường, sự thay đổi nhanh chóng của xu hướng tiêu dùng, nhu cầu tiêu dùng cùng với bất trắc khó lường của đại dịch Covid-19 đã khiến cộng đồng khởi nghiệp càng gặp khó hơn. Đại dịch đã làm bộc lộ hạn chế của nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp, kể cả những doanh nghiệp đã lớn mạnh trên thế giới. Kết quả khảo sát của Trung tâm Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp (Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam) từ ý kiến của hơn 250 startup thực hiện cuối tháng 4/2020 cho thấy, có tới 50% startup xác nhận lâm vào tình trạng hoạt động cầm chừng và phát sinh thu nhập không đáng kể. Trong khi đó, 23% startup cho rằng đang mất đi cơ hội gọi vốn và mở rộng thị trường; 20% startup chọn đóng băng các hoạt động, nghĩa là dừng mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh; 4% startup phải dừng mọi hoạt động quảng cáo trên tất cả các nền tảng, kể cả online và offline, nhằm tiết kiệm chi phí và chỉ 3% bị ảnh hưởng một cách hạn chế, không đáng kể. Ảnh minh họa Thực tế cho thấy, năm 2020, nhiều startup lớn cũng đã rơi vào tình trạng phá sản, trong đó đáng chú ý là Leflair và WeFit - 2 công ty khởi nghiệp từng được đánh giá cao và gọi vốn thành công số tiền triệu USD. (Wefit được thành lập vào tháng 9/2016, với mục tiêu trở thành thương hiệu hàng đầu trong ngành Fitness Việt Nam). Trong giới startup Việt Nam, ứng dụng WeFit được xem như tiên phong trong việc đưa công nghệ vào lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và thể hình. Trước đó, startup này từng được quỹ đầu tư ESP Capital đầu tư 155.000 USD vào năm 2017. Năm 2019, Công ty công bố gọi vốn thành công 1 triệu USD từ các quỹ đầu tư CyberAgent Capital, KBInvest và một số nhà đầu tư lớn khác. Tuy nhiên, đến ngày 11/5/2020, Công ty thông báo buộc phải dừng hoạt động do vốn hoạt động đã cạn kiệt hoàn toàn. Bên cạnh đó, một số startup Việt trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ gặp phải nhiều khó khăn, bị đình trệ trong quá trình hợp tác với các đối tác trước những quy định về cách ly xã hội, các chuyến bay thương mại tạm thời đóng cửa; không ít startup trong lĩnh vực công nghệ, thiết bị thông minh không có đầu ra cho sản phẩm… Quỹ đầu tư mạo hiểm Do Ventures cũng cho rằng, do khó khăn chung nên tại Việt Nam các dự án khởi nghiệp giảm và số dự án kêu gọi được vốn đầu tư từ các quỹ mạo hiểm cũng sụt giảm theo. Ngoài ra, các startup Việt còn gặp thêm những khó khăn, thử thách vốn có như: Thiếu nguồn vốn, thiếu nguồn nhận lực, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao, trong khi đó việc đào tạo còn chưa sát thực tế yêu cầu. Hơn nữa, hành lang pháp lý cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo còn nhiều mới mẻ, chưa phù hợp thực tế và xu hướng phát triển hội nhập.…đến những điểm sáng ấn tượng
Mặc dù bức tranh về startup Việt thời gian qua đã cho thấy sự ngưng trệ, khó khăn, gián đoạn hoạt động sản xuất, kinh doanh, thậm chí cả phá sản… song bên cạnh đó, hoạt động đổi mới sáng tạo của Việt Nam vẫn có những điểm sáng ấn tượng. Báo cáo Đổi mới sáng tạo và Đầu tư công nghệ Việt Nam 2020 nhận định, startup Việt Nam hiện đang đứng trước nhiều cơ hội để bứt phá khi hoạt động đầu tư dần phục hồi. Trong đó, điểm nổi bật của Báo cáo đã ghi nhận những nỗ lực từ Chính phủ Việt Nam nhằm kiến tạo một môi trường thuận lợi nhất, giúp các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp và nhà đầu tư hợp lực tạo nên những đóng góp đáng kể cho nền kinh tế. Giai đoạn vừa qua, Việt Nam đã từng bước hình thành và phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo quốc gia. Hành lang pháp lý đã dần được hoàn thiện, gần đây nhất là sự thay đổi về triết lý tiếp cận của Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp 2020, hướng tới tạo điều kiện hơn nữa, khuyến khích hơn nữa các nguồn đầu tư cho khởi nghiệp sáng tạo. Chính phủ cũng đã có nhiều chính sách, giải pháp thúc đẩy phong trào khởi nghiệp của Việt Nam, đặc biệt là Đề án 844 tạo lập môi trường thuận lợi cho cộng đồng Startup. Với những nỗ lực đó, hệ sinh thái khởi nghiệp của Việt Nam được đánh giá ở vị trí 59 trên thế giới (theo đánh giá của Start-up Blink năm 2020). Tính riêng trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam đang nằm trong Top 20-25 hệ sinh thái hàng đầu. Các quỹ đầu tư mạo hiểm cũng đánh giá Việt Nam là thị trường ưu tiên hàng đầu tại Đông Nam Á trong năm 2021. Cùng với đó, tháng 11/2020, Báo cáo Kinh tế số thường niên E-Conomy SEA 2020, được thực hiện bởi Google và Temasek (Singapore), đã công nhận Công ty Cổ phần Giải pháp Thanh toán Việt Nam (VNPay) chính thức trở thành “kỳ lân” công nghệ thứ 2 tại Việt Nam, sau Tập đoàn VNG. (Kỳ lân - startup được định giá từ 1 tỷ USD trở lên). Theo thống kê của Bộ Khoa học và Công nghệ, hiện hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Việt Nam có khoảng 100 quỹ đầu tư mạo hiểm hoạt động, trong đó có khoảng 20 quỹ nội. Quỹ nội và quỹ ngoại đang có xu hướng kết hợp nguồn lực với nhau để cùng đầu tư cho startup Việt Nam. Đây là cơ hội lớn cho các startup thu hút nguồn vốn đầu tư. Tại sự kiện ngày hội Khởi nghiệp quốc gia (Techfest 2020) diễn ra vào tháng 10/2020 đã thu hút sự tham gia của hơn 150 nhà đầu tư, quỹ đầu tư trong và ngoài nước với mức đầu tư đạt hơn 14 triệu USD, chưa kể đến kết quả của các hoạt động kết nối đầu tư riêng tại các vườn ươm của khu vực tư nhân, các làng công nghệ trong khuôn khổ Techfest. Kết quả tổng kết sơ bộ tại Diễn đàn Quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam (Vietnam Venture Summit 2020) diễn ra ngày 25/11/2020, đã có 33 quỹ đầu tư cam kết đầu tư 815 triệu USD vào lĩnh vực khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại Việt Nam trong giai đoạn 5 năm 2021-2025. Có thể thấy, dù khó khăn do dịch bệnh Covid-19, song đã có nhiều dự án khởi nghiệp thành công, hợp xu thế, thể hiện sự sáng tạo của startup Việt, góp phần vào công cuộc phòng chống dịch bệnh. Một số startup y tế tiềm năng như: MedProve Inc là nhà cung cấp giải pháp Quản lý Dữ liệu Lâm sàng, ViCare - Nền tảng tra cứu thông tin y tế, kết nối người dùng với các dịch vụ y tế, MediThank - Ứng dụng lưu trữ dữ liệu y khoa, tối ưu hóa công nghệ chăm sóc sức khỏe... Các dự án trực tiếp giải quyết những nhu cầu bức thiết trong tình hình mới, ứng dụng những công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo, thực tế ảo tăng cường như công cụ dạy học/ phòng học trực tuyến, khám bệnh trực tuyến… Đặc biệt, đầu năm 2021, liên tiếp nhiều startup Việt công bố được rót vốn hàng trăm triệu USD trong bối cảnh toàn cầu đang chịu ảnh hưởng của dịch bệnh, ngay cả những ngành gặp bất lợi vì các quy định giãn cách như du lịch, thanh toán, mua sắm... cụ thể như: Ngày 26/1/2021, nền tảng đặt hoạt động du lịch và giải trí Klook công bố hoàn thành vòng gọi vốn mới với tổng mức đầu tư lên đến 200 triệu USD ở vòng series E. Trước đó, Grab Financial Group cho biết đã gọi vốn thành công hơn 300 triệu USD vòng series A, do Hanwha Asset Management, một công ty quản lý Hàn Quốc dẫn vốn. Báo cáo của Quỹ đầu tư Nextrans công bố vào cuối tháng 4/2021 cho thấy, mặc dù số lượng các thương vụ đầu tư vào startup Việt trong quý I/2021 giảm, song số tiền các nhà đầu tư rót vào các công ty khởi nghiệp Việt Nam lại tăng. Theo đó, trong quý I năm 2021, có tổng cộng 16 thương vụ đầu tư vào các startup Việt Nam. Kết quả này ít hơn so với con số 20 thương vụ của cùng kỳ năm 2020 và chỉ bằng một nửa so với con số 30 thương vụ của cùng kỳ năm 2019. Tuy nhiên, số tiền mà các nhà đầu tư rót vào các công ty khởi nghiệp Việt Nam lại tăng. Cụ thể, tổng giá trị nhận đầu tư trong 3 tháng đầu năm 2021 của startup Việt đã tăng 34% so với cùng kỳ năm 2020, đạt khoảng 150 triệu USD, tăng 50% so với mức 100 triệu USD trong quý I/2020. Theo Nextrans Vietnam, hầu hết các thương vụ gọi vốn vẫn thuộc vòng hạt giống và series A chiếm 69% trong tổng số thương vụ đầu tư. Mảng công nghệ tài chính được các nhà đầu tư quan tâm nhiều nhất, chiếm tới 4 thương vụ. Các mảng có sức hút tiếp theo là giáo dục, logistics, chăm sóc sức khỏe, bất động sản. Bên cạnh đó, nhiều nhà đầu tư Việt cũng đã rót vốn vào các công ty khởi nghiệp. Cụ thể: Tập đoàn VNG đã đầu tư 6 triệu USD vào Got It ngày 15/1/2021. Cũng trong tháng 1/2021, Công ty Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) thông qua việc góp vốn vào Công ty cổ phần Người Bạn Vàng khoảng 130 nghìn USD… Mặc dù kết quả huy động vốn của các startup Việt còn khiêm tốn, song đây vẫn là những tín hiệu tích cực không thể bỏ qua, cho thấy khả năng trụ vững, thích ứng, chuyển đổi linh hoạt, với sự bứt phá của các startup Việt thời gian qua. Các chuyên gia cho rằng, đại dịch Covid-19 vẫn là “phép thử” lớn đối với các doanh nghiệp, không chỉ riêng các start up, song trong một thế giới mở, liên kết đa chiều và phụ thuộc lẫn nhau như hiện nay, hệ sinh thái khởi nghiệp quốc gia cần sự kết nối với khu vực và toàn cầu. Để hình thành một lực lượng startup thực sự mạnh, đủ năng lực cung cấp các sản phẩm và dịch vụ mang thương hiệu Việt với chất lượng cao, mang lại hiệu quả thiết thực, chiếm lĩnh được thị trường trong nước và vươn ra thị trường khu vực, thậm chí toàn cầu, chính sách cho khởi nghiệp cần có lộ trình chiến lược kết hợp các giải pháp chính sách ngắn hạn và dài hạn, tập trung cho các startup có tiềm năng tăng trưởng ở một số lĩnh vực ưu tiên của nền kinh tế hoặc phát triển sản phẩm, dịch vụ mang thế mạnh riêng có của vùng, miền, quốc gia. Ngoài ra, bên cạnh việc đảm bảo các nguồn lực tài chính, hoạt động khởi nghiệp sáng tạo cần được hỗ trợ bởi hạ tầng kỹ thuật cứng và mềm thuận lợi. Các startup cần nuôi dưỡng văn hóa dám đương đầu với rủi ro, thách thức và coi sự thất bại như một bước đệm tất yếu dẫn tới thành công. Với những gì mà startup Việt đã thể hiện và đạt được thời gian qua, các nhà đầu tư đang có nhiều kỳ vọng và tin tưởng vào tiềm năng của hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Việt Nam. Chính vì vậy, nếu biết nắm bắt tốt cơ hội các startup Việt hoàn toàn có thể vươn lên trở thành “kỳ lân” trong tương lai và Việt Nam được kỳ vọng sẽ là thị trường đầu tư lớn trong khu vực, trên thế giới./.ThS. Trần Thị Lý Đại học Nông, lâm Bắc Giang
Về trang trước In trang Các bài viết khác Đại biểu Quốc hội đề xuất giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đối với cơ quan báo chí28/11/2024
Nâng cao chất lượng công tác phân tích, dự báo tình hình để phòng chống tội phạm từ sớm, từ xa27/11/2024
Thực hiện tốt chế độ, chính sách đối với cán bộ do sắp xếp lại tổ chức bộ máy26/11/2024
Hội nghị Ban Chấp hành Trung Đảng khóa XIII sẽ báo cáo và trình Trung ương quyết định một số vấn đề về công tác cán bộ25/11/2024
Nâng cấp quan hệ Việt Nam - Malaysia lên Đối tác chiến lược toàn diện vì hòa bình, phát triển bền vững và thịnh vượng22/11/2024
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh gọn tổ chức bộ máy gắn với cơ cấu lại đội ngũ cán bộ đủ phẩm chất, năng lực ngang tầm nhiệm vụ20/11/2024
Việt Nam tham gia sáng lập Liên minh toàn cầu chống đói nghèo tại Hội nghị thượng đỉnh G2019/11/2024
Việt Nam - Brazil nâng tầm quan hệ sẽ đưa kim ngạch thương mại song phương lên 15 tỷ USD năm 203018/11/2024
Kiến tạo tương lai AI cho Việt Nam15/11/2024
Việt Nam - Peru hướng tới đưa quan hệ lên một tầm cao mới vì sự thịnh vượng chung15/11/2024
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không chính trị hoá đầu tư phát triển, khuyến khích mọi khoản đầu tư, cùng vươn lên, hướng đến "Chân trời vô tận"31/10/2024
Tổng Bí thư Tô Lâm: “Không tinh gọn bộ máy thì không phát triển được”31/10/2024
Sửa Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư: Hướng đi mới để khơi thông nguồn lực đầu tư30/10/2024
Hiệp định Đối tác Toàn diện UAE - Việt Nam đặt nền móng đầu tiên cho quan hệ hợp tác sâu rộng và bền chặt Việt Nam tại Trung Đông29/10/2024
Sửa đổi Luật Đầu tư công: Khơi thông nguồn lực để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế29/10/2024
Dự thảo Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn tiếp tục được hoàn thiện28/10/2024
Tổng Bí thư Tô Lâm: Phát triển bền vững, toàn diện, đi đôi với bảo vệ môi trường26/10/2024
Việt Nam sẵn sàng cùng BRICS và cộng đồng quốc tế hiện thực hóa ý tưởng "cùng xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn”25/10/2024
Khai mạc kỳ họp thứ Tám, Quốc hội khoá XV và thông qua Nghị quyết bầu Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021 - 202621/10/2024
Tăng cường tiếng nói cử tri trong xã hội số20/10/2024
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tiếp tục đổi mới, chủ động, sáng tạo, vững tin bước vào kỷ nguyên mới18/10/2024
Nobel kinh tế 2024 và bài học về thể chế cho Việt Nam15/10/2024
Bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm về chống lãng phí14/10/2024
Hà Nội tưng bừng các hoạt động mừng kỷ niệm Ngày Giải phóng Thủ đô10/10/2024
Những xung lực mới từ quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Pháp10/10/2024
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tự cường là nền tảng để ASEAN vươn tầm09/10/2024
Đối tác chiến lược toàn diện - Dấu mốc quan trọng trong quan hệ Việt Nam - Pháp08/10/2024
12 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm và 5 nhóm nhiệm vụ, giải pháp quan trọng, để phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng cả năm 2024 khoảng trên 7%07/10/2024
Doanh nghiệp, doanh nhân vươn mình mạnh mẽ, phát triển cùng đất nước04/10/2024
Quan hệ hữu nghị đặc biệt, hợp tác và đoàn kết giữa Việt Nam và Cuba là biểu tượng của thời đại và là tài sản vô giá28/09/2024
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Hòa bình, ổn định là nền tảng để kiến tạo một tương lai thịnh vượng25/09/2024
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Việt Nam cam kết sẽ đóng góp tích cực, hiệu quả trong nỗ lực xây dựng thế giới hòa bình, phát triển bình đẳng23/09/2024
Mục tiêu cao nhất năm 2025 là thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng21/09/2024
Ngày làm việc đầu tiên của Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII thảo luận nhiều nội dung quan trọng19/09/2024
Vun đắp mối quan hệ đoàn kết Việt Nam - Lào lên một tầm cao mới12/09/2024
Lũ sông Thao, sông Cầu vượt mức đỉnh hơn 50 năm10/09/2024
Tin tức nổi bật Sách trắng doanh nghiệp Việt Nam 2024 Thúc đẩy phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam - Brazil nâng tầm quan hệ sẽ đưa kim ngạch thương mại song phương lên 15 tỷ USD năm 2030 Tận dụng tốt cơ hội để về đích xuất nhập khẩu năm 2024 Giới thiệu Tạp Chí IN Kỳ II tháng 12 năm 2023 (660) Kỳ I tháng 12 năm 2023 (659) Kỳ II tháng 11 năm 2023 (658) Kỳ I tháng 11 năm 2023 (657) Infographic Tình hình kinh tế - xã hội cả nước tháng Mười và 10 tháng năm 2023 Tin qua ảnh Chùm tin ảnh Hội nghị triển khai kế hoạch công tác năm 2024 của Tổng cục Thống kê Chùm ảnh Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê tham dự Diễn đàn Thống kê Trung Quốc - ASEAN lần thứ 9 Chùm ảnh Tống thống Hoa Kỳ Joe Biden trong chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam Chùm ảnh Hội nghị tập huấn điều tra người khuyết tật năm 2023 và điều tra chi tiêu của khách du lịch, khách quốc tế đến Việt Nam Hội thảo quốc tế Quản lý hệ sinh thái, quản trị dữ liệu, giám hộ dữ liêu Thư viện ảnh Ngành Thống kê tổ chức Hội nghị triển khai kế hoạch công tác và tập huấn nghiệp vụ năm 2019 Video Sôi nổi hội thi Đôi đũa vàng GSO năm 2024 Diễn đàn kinh tế: Bức tranh kinh tế 9 tháng năm 2024 Điều tra Thu nhập bình quân đầu người (tiêu chí 10) thuộc bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 tại TP. Đà Nẵng năm 2024 Liên kết website Liên kết websiteChọn liên kếtTổng cục Thống kê Thăm dò ý kiếnĐánh giá khách quan của bạn về thông tin chúng tôi cung cấp? Vui lòng tích vào ô bên dưới để trả lời!
Tôi đánh giá cao Tôi rất hài lòng Bình thường Không có gì nổi bật Đánh giá Xem kết quả Kết quả Đánh giá của đọc giả về thông tin chúng tôi cung cấp Tổng cộng: phiếuTẠP CHÍ CON SỐ & SỰ KIỆN
Đơn vị chủ quản: Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Giấy phép xuất bản số: 340/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 09 tháng 6 năm 2021 Phó Tổng biên tập phụ trách: Bùi Bích Thủy Trụ sở chính: 54 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội Điện thoại: (84-24) 3734.4920 - 3734.4970 - 3734.4971 | Fax: 84-24-3734.4969 Email: [email protected] Website: consosukien.vn © 2018 Thuộc về Tổng cục thống kê. All rights reserved. Đang online: 82 Tổng truy cập: 54.915.189 TopTừ khóa » Những Startup Thành Công ở Việt Nam 2020
-
Top 13 Các Công Ty Startup Việt Nam Phát Triển Thành Công Nhất
-
TOP Những Startup Thành Công ở Việt Nam – Bạn Có Biết
-
Báo Cáo Phân Tích Thị Trường Khởi Nghiệp Việt Nam
-
Startup Việt Hút Hơn 1,3 Tỷ USD Bất Chấp Covid-19 - VnExpress
-
Startup Việt Một Năm Bùng Nổ Gọi Vốn - VnEconomy
-
Startup Việt Ghi Dấu ấn Với Những Màn Gọi Vốn Triệu USD
-
5 Thương Vụ đầu Tư Startup Lớn Nhất Việt Nam Năm 2021 | Vietcetera
-
Startup Việt Và Những Giấc Mơ Lớn - Tuổi Trẻ Online
-
Top 10 Dự án Startup Công Nghệ Nổi Bật Nhất Hiện Nay
-
Những Thương Vụ Gọi Vốn Thành Công Nổi Bật Trong Quý I/2022 Của ...
-
Các Quỹ đầu Tư Tiếp Tục "đổ Vốn" Vào Startup Việt Trong Năm 2021
-
Thúc đẩy Phát Triển Doanh Nghiệp Khởi Nghiệp Trong Bối Cảnh đại ...
-
Khởi Nghiệp Công Nghệ Từ Bùng Nổ đến định Hình - Báo Nhân Dân
-
[PDF] Startup 14.2022 - Sở KH&CN QUẢNG TRỊ