Bức Tranh “Irises” Của Van Gogh - Vinci Kaline

Dịch những bài viết học thuật thế này đúng là khó hơn nhiều so với dịch truyện. Thế mới thấy trình của bản thân còn ở đâu đâu, phải nỗ lực gấp chục lần mới mong sống bằng nghề này trong tương lai. Bài viết này ngắn hơn nhiều bài Matryoshka lần trước nhưng mình loay hoay cả tối mới tạm xuôi khâu diễn đạt. Toát mồ hôi thật đấy chứ chẳng đùa. Để hạn chế lặp từ, tránh mâu thuẫn việc tên tác phẩm được dịch theo nhiều cách khác nhau, mình sẽ dùng từ “Irises” khi gọi bức tranh, chứ không dùng các tên như “Hoa diên vỹ” hay “Diên Vỹ”.

Nguồn bài viết: xem tại đây

Vui lòng để lại lời nhắn và giữ nguyên nguồn khi đem bản dịch đi bất kì đâu. Bản dịch còn vụng về, rất mong nhận được ý kiến góp ý từ bạn đọc!

Năm 1889, Van Gogh đến Saint Paul de Mausole, một nhà thương điên ở Saint Remy, vốn là một tu viện của người Augustinian (người theo dòng thánh Âu Tinh) vào thế kỉ 12, cách Aries, Paris 12 km về phía Bắc. Với Van Gogh, Saint Paul de Mausole vừa là nhà thương điên, tu viện, vừa là xưởng vẽ, vậy nên ông đã rất vui khi chỉ có một mình. Sự cô độc là điều ông cần; “tính khổ hạnh ở Van Gogh giúp ông tiếp nhận được bất kỳ kiểu thống khổ nào ông muốn” (cảm ơn bạn Smileforbeatuy đã giúp mình hiệu chỉnh câu này nhé :))), và người họa sĩ kiêm bệnh nhân này được ở một nơi khuyến khích hội họa. Trong thế giới Trung cổ, các tu viện là ngôi nhà đích thực của tranh ảnh, và thời hiện đại đã bị quyến rũ bởi ẩn dụ xem cuộc sống giam lỏng như động lực kích thích sáng tạo nghệ thuật. “Thiên nhiên”, như Nietzche từng viết, “dụ thiên tài vào xà lim rồi đẩy khát khao tự do của anh ta đến độ mãnh liệt nhất”. Làm việc mà không có sự thúc ép từ thực tại hằng ngày hiển nhiên là cách tối ưu để giải quyết món nợ: với Van Gogh, món nợ này là sự giam cầm hơn là căn bệnh điên. Những lần lên cơn càng khiến ông quay lưng lại với thế giới. Quả thực, việc giao tiếp với bên ngoài đã vượt quá khả năng của ông.

Trong nhà thương, giữa những lần phát điên, Van Gogh cống hiến một cách tuyệt vọng cho nghệ thuật, nhận thức được rằng chỉ có cô đơn mới cứu rỗi ông. Ông xem vẽ là “cột thu lôi cho căn bệnh của tôi” (the lightning conductor for my illness), bởi ông cảm thấy mình sẽ không phát điên nếu còn tiếp tục vẽ.

Hoa diên vỹ có lẽ là vật mẫu đầu tiên ông chọn trong viện tâm thần. Loài hoa này xuất hiện trước lần lên cơn đầu tiên của ông tại đây và ngay từ đầu, cái nhìn thoáng qua ấy không chứa sự bất ổn, căng thẳng cao độ xuất hiện trong những tác phẩm sau này. Ông vẽ những bông hoa với niềm yêu thích, say mê.

Irises J. Paul Getty Museum Photo

Sự đa dạng thành phần trong bức tranh cận cảnh được kìm nén, sắp xếp lớp lang sao cho không mất đi sự phóng túng nhờ vào bố cục cân đối, những mảng màu lớn theo kiểu đối xứng: màu xanh lục lạnh ở giữa, màu lam của hoa ở trên và dưới, và ở hai góc là màu nền đất đỏ và mảng màu xanh lục ấm điểm chút màu vàng, cam và trắng. Mỗi mảng màu mang một hình dáng, cách điểm chấm đặc trưng, và tất cả đều rất rực rỡ.

Nguyên tác bức tranh là vẽ hoa diên vỹ. Không như các nghệ sĩ theo phong cách Ấn tượng – hoa, cây cối là những chấm màu vô dạng, những bông hoa được nghiên cứu tỉ mỉ về hình dáng, sự riêng lẻ bằng lòng chân thành, độ chuẩn xác tương đương các bức chân dung của Van Gogh. Ông khám phá vô vàn những bóng nghiêng, sự chuyển động mới, dễ dàng tạo thành một motif trang trí tĩnh vật. Những gợn sóng, nét uốn lượn, nét cong, xoắn, đường viền và nét đứt, đã xuất hiện trước các tác phẩm vẽ tại Saint Remy sau này. “Irises” hiện là một vật sưu tầm vĩnh viễn thuộc bảo tàng J.Paul Getty.

10 sự thật bạn chưa biết về “Irises”

  1. Irisesgiữ kỉ lục bức tranh đắt nhất vào năm 1987 khi được bán với giá $53,9 triệu USD, tức tầm $100 triệu USD thời giá ngày nay.
  2. Bức tranh này, cùng với gần 130 tác phẩm khác được hoàn thành trong thời gian lưu lại viện tâm thần ở Saint Remy, trước khi ông qua đời (năm 1890).
  3. “Irises” là bức tranh đầu tiên Van Gogh vẽ sau khi đến viện. Những bông hoa này mọc trong khu vườn ngoài trời nhỏ, nơi ông được phép tản bộ, nghỉ chân.
  4. Họa sĩ đã tiến hành 4 nghiên cứu về hoa diên vỹ.  Bức tranh đầu tiên này phô bày nền hoa tím với một bông hoa trắng, và bức thứ hai thể hiện một mảng hoa nhỏ chỉ có một bông nở. Cả hai đều được ông vẽ ngay khi đến Saint Remy. Bức thứ ba và thứ tư liên quan đến hoa diên vỹ, vẽ một năm sau đó, là về những bông hoa cắm trong lọ. Một bức có nền màu vàng và bức còn lại có nền màu hồng.
  5. Mỗi cánh hoa diên vỹ là độc nhất với hình dáng, cách đổ bóng và kích cỡ khác nhau. Chỉ có duy nhất một bông nở, mang một màu sắc riêng biệt.
  6. Bức “Irises” đã được trưng bày trong nhiều triển lãm trên khắp thế giới, nhưng chỉ có buổi trưng bày năm 1889 tại Paris là diễn ra trước ngày mất của Van Gogh. Em trai ông ,Theo, đã gửi bức tranh đến đây.
  7. Bức tranh đã được mua bán nhiều lần, và lần cuối được mua lại là vào năm 1990 bởi bảo tàng J.Paul Getty ở Malibu, Calif, nơi tác phẩm vẫn được lưu giữ đến ngày nay.
  8. Bảo tàng đã từ chối báo giá cho tuyệt tác của Van Gogh, được trích dẫn trong chính sách bảo tồn cho bức tranh.
  9. Van Gogh đã tạo phông nền cân bằng cho bức Irises đầu tiên, chia phần nền thành nâu, tím, xanh lục/vàng, tạo ấn tượng trật tự trong khi nhấn mạnh sự sống động, uyển chuyển của hoa tím, lá xanh.
  10. Tương tự như các tác phẩm của các danh họa thuộc thế kỉ 19 như Edgar Degas và Paul Cezanne, phong cách của Vincent chịu ảnh hưởng bởi tranh khắc gỗ của Nhật trong thời kì đầu, từ những bản ông thu thập được khi còn ở với em trai Theo tại Paris. Sự chi phối này hiện lên rất rõ ràng ở cách phối màu trên bức tranh. Góc nhìn gần của những bông hoa không bao cả bầu trời, tạo cảm tưởng như những bông hoa vươn lên ngay từ viền giấy.

Một bài phân tích khác về các bức vẽ hoa diên vỹ của Vincent Van Gogh mình tìm được tại trang này

Chia sẻ:

  • Twitter
  • Facebook
Thích Đang tải...

Có liên quan

Từ khóa » Bức Tranh Hoa Diên Vĩ