Bức Tranh Nhiều Mầu Sắc - Báo Nhân Dân
Có thể bạn quan tâm
1 Theo công bố của Ban Tôn giáo Chính phủ, Phật giáo là tôn giáo có số tín đồ đông đảo nhất ở nước ta hiện nay, với khoảng hơn 14 triệu tín đồ (những người quy y Tam Bảo), không kể khoảng 60% đến 70% số dân Việt Nam chịu ảnh hưởng của Phật giáo về văn hóa, đạo đức lối sống ở những mức độ khác nhau. Phật giáo có mặt ở tất cả các tỉnh, thành phố cả nước. Tính đến tháng 10/2018, các hệ phái Phật giáo Việt Nam có khoảng 17.000 cơ sở thờ tự (chùa, tự viện, tịnh xá, tịnh thất, niệm Phật đường); 53.000 tăng ni trong cả nước.
Giáo hội Phật giáo Việt Nam, được thành lập tháng 11/1981, là tổ chức duy nhất đại diện cho tăng ni Phật tử trong nước. Hiện nay, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã qua tám kỳ đại hội, với thành phần gồm các tổ chức, hệ phái Phật giáo Việt Nam như hệ phái Bắc tông, Nam tông, Khất sĩ, thống nhất xác định phương châm, đường hướng hành động là: Đạo pháp-Dân tộc-Chủ nghĩa xã hội.
2 Công giáo là tôn giáo lớn thứ hai ở Việt Nam. Theo công bố của Giáo hội Công giáo, Công giáo Việt Nam hiện có hơn 3.000 giáo xứ; có 46 giám mục, gần 6.000 linh mục; khoảng 200 dòng tu, tu hội, tu đoàn với hơn 31.000 tu sĩ, hơn 7 triệu tín đồ ở hầu hết các tỉnh, thành phố.
Công giáo Việt Nam có 27 giáo phận, trực thuộc ba giáo tỉnh là Hà Nội, Huế và TP Hồ Chí Minh. Tổ chức chung của Công giáo Việt Nam là Hội đồng Giám mục Việt Nam, được thành lập năm 1980. Cùng năm này, Hội đồng Giám mục Việt Nam cũng ra bức Thư chung xác định đường hướng mục vụ là: Sống Phúc Âm trong lòng dân tộc. Hội đồng Giám mục Việt Nam là một tổ chức gồm tất cả các giám mục đang thi hành phận sự mục vụ ở các giáo phận tại Việt Nam. Từ khi thành lập đến nay, Hội đồng Giám mục Việt Nam đã qua 14 nhiệm kỳ. Nhiệm kỳ 14 (2019-2022) có 17 Ủy ban, 46 giám mục, 2 Hồng y.
3 Tin lành: Tín đồ đạo Tin lành có ở tất cả các tỉnh, thành phố trên cả nước. Hai hệ phái Tin lành lớn nhất là Hội thánh Tin lành Việt Nam miền Nam và Hội thánh Tin lành Việt Nam miền Bắc. Đến tháng 12/2020, ở Việt Nam có hơn 1,12 triệu người theo đạo Tin lành, hơn 2.300 chức sắc, gần 800 tổ chức tôn giáo trực thuộc và khoảng 5.500 điểm nhóm. Ngoài ra, còn có hơn 9.000 người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam sinh hoạt tôn giáo tập trung tại 61 điểm nhóm Tin lành. Trong số tín đồ Tin lành thì hơn 855.000 người là đồng bào dân tộc thiểu số (chiếm 76,33%). Thống kê năm 2019 cho biết, có năm dân tộc có số lượng tín đồ đạo Tin lành lớn nhất là: Dân tộc H’Mông (270.000 người); Ê Đê (124.000); Gia Rai (99.000); Cơ Ho (67.000); Xtiêng (60.000). Đạo Tin lành đề cao phương châm hành đạo: Phụng sự Thiên Chúa, Phụng sự Tổ quốc.
4 Cao Đài: Trong quá trình tồn tại và phát triển, đạo Cao Đài chia ra thành nhiều hệ phái. Hiện nay, đạo Cao Đài có 11 hệ phái với khoảng 2,6 triệu tín đồ, phân bố chủ yếu tại các tỉnh Nam Bộ. Ngoài ra, có khoảng gần 30.000 tín đồ sống ở Mỹ, châu Âu và Australia. Một bộ phận phát triển ra miền trung, Tây Nguyên và Hà Nội. Đạo Cao Đài hiện có khoảng 13.000 chức sắc và 1.300 cơ sở tôn giáo ở 37 tỉnh, thành phố trong cả nước. Về tổ chức, Cao Đài có tổ chức Trung ương và cơ sở. Tại các tỉnh, thành phố có đông chức sắc, tín đồ, được thành lập Ban Đại diện hoặc Đại diện để giúp Hội thánh ở trung ương hướng dẫn các hoạt động tôn giáo, ở cơ sở là họ đạo. Đạo Cao Đài duy trì tổ chức theo từng hệ phái, không có tổ chức thống nhất các hệ phái. Trong đường lối hành đạo, đạo Cao Đài đề cao phương châm: Nước vinh-Đạo sáng.
5 Phật giáo Hòa Hảo đã từng bước phát triển, trở thành tổ chức giáo hội hai cấp hành chính đạo gồm có Ban Trị sự Trung ương Phật giáo Hòa Hảo và 400 Ban trị sự xã, phường, thị trấn (cấp cơ sở), cùng 14 Ban đại diện tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Hiện có khoảng 1,5 triệu tín đồ Phật giáo Hòa Hảo, sinh sống ở 22 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, trong đó, chủ yếu tập trung ở chín tỉnh miền Tây Nam Bộ. Từ khi được Nhà nước công nhận tư cách pháp nhân, năm 1999, Phật giáo Hòa Hảo đã trải qua năm kỳ đại hội toàn Đạo để bầu Ban trị sự các cấp. Đường hướng hành đạo của Phật giáo Hòa Hảo là: Vì đạo pháp, vì dân tộc.
Ngoài các tôn giáo trên, đạo Islam ở Việt Nam hiện nay có khoảng 32.000 tín đồ chủ yếu là người Chăm, tập trung ở Ninh Thuận, An Giang, TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai…; Đạo Baha’i có hơn 7.000 người sinh sống rải rác ở 45 tỉnh, thành phố. Tịnh độ cư sĩ Phật hội với hơn 600.000 tín đồ sinh sống ở 25 tỉnh, thành phố. Tứ Ân Hiếu Nghĩa có hơn 62.000 tín đồ; Bửu Sơn Kỳ Hương có khoảng 10.000 tín đồ ở Nam Bộ; Giáo hội Phật đường Minh Sư Đạo với khoảng 10.000 tín đồ; Đạo Bà La Môn có hơn 60.000 tín đồ chủ yếu ở Ninh Thuận và Bình Thuận; Giáo hội các Thánh hữu ngày sau của Chúa Jesus Ki-tô có khoảng 1.000 tín đồ chủ yếu ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.
Từ khóa » Bức Tranh Lối Sống Năm 2022
-
Mô Tả Từ Năm 1962 Về Cuộc Sống Trong Lồng Kính Năm 2022 Có Trở ...
-
Bức Tranh Mang Tên "Lối Sống... - Tổ Chức Sự Kiện Minh Duy
-
“Lối Sống Năm 2022” Liệu đây Có Phải Là Một Lời Dự đoán Chuẩn Xác ...
-
Sự Thật Sau Bức Họa 'tiên đoán' Vận Mệnh Thế Giới Năm 2022 Trùng ...
-
Tấm ảnh Của Walter Molino Vẽ 1962 Nói Về 2022
-
Sự Thật Sau Bức Tranh 'tiên Tri' Về Vận Mệnh Thế Giới Năm 2022
-
Bức Vẽ Cách đây 60 Năm Bất Ngờ Nổi Tiếng Vì Sự Tiên đoán Vận Mệnh ...
-
Mô Tả Từ Năm 1962 Về Cuộc Sống Trong Lồng Kính Năm ... - Nhân Sinh
-
Dự đoán Bức Tranh Xuất Bản Năm 2022 - Tramdoc
-
Toàn Cảnh Bức Tranh Kinh Tế Xã Hội Việt Nam Quý 2 Và 6 Tháng đầu ...
-
Hơn 50.000 Học Sinh Tham Gia Cuộc Thi Đại Sứ Văn Hóa đọc Tỉnh ...
-
Dự Báo Kinh Tế Năm 2022 - VnExpress
-
Cuộc Thi Vẽ Tranh Thiếu Nhi Hè Năm 2022: Sân Chơi Bổ ích Cho Thiếu ...